Đơn vị tính: ha
Loại đất Diện
tích
Phân loại theo đối tượng sử dụng Đất
chƣa dao, cho thuê, sử dụng Hộ gia đình, cá nhân Các tổ chức kinh tế UBND xã quản lý và sử dụng Các tổ chức khác Tổng điện tích 627,1 1. Đất nông nghiệp 418,5 3 311,0 62,48 45,05
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 212,9
8 210,5 2,48
1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 135,7
4 135,74
1.1.2. Đất vườn tạp 49,96 49,96
1.1.3. Đất trồng cây lâu năm 18,6 18,6
1.1.4. Đất cỏ mặt nước nuôi
trồng thuỷ sản 8,68 8,68
1.2. Đất sản xuất lâm nghiệp 205,5
5 100,5 60 45,05
1.2.1. Đất rừng tự nhiên 57,5 57,5
1.2.2. Đất rừng trồng 148,0
5 100,5 60
2. Đất phi nông nghiệp 175,3
5 31,81 85,9 45,29 1,9
2.1. Đất chuyên dùng 143,5
9 0,5 85,9 45,29 1,9
2.2. Đất ở 31,76 31,76
3.1. Đất bằng chưa sử dụng 8,0 8,0 3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 11,2 11,2
3.3. Sông suối 14,02 14,02
(Nguồn: UBDN thị trấn Trại Cau) [36].
Đất sản xuất nông nghiệp thị trấn Trại Cau chia thành 2 loại chính: - Đất đồi núi chiếm trên 40% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất được hình thành trên phiến thạch và đá mẹ có màu vàng đỏ, tầng đất mỏng, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, đất nghèo dinh dưỡng và có độ dốc khá. Loại đất này thích hợp cho cây công nghiệp lâu năm và cây lâm nghiệp.
- Đất ruộng: Chủ yếu là do tích tụ phù sa của các sông suối, đất có tầng dày, màu xám đen, hàm lượng mùn, đạm ở mức khá, hàm lượng lân, kali ở mức trung bình đến khá, loại đất này thích hợp cho loại cây lương thực và cây màu.
+ Tài nguyên nước:
Toàn thị trấn có 18,6ha sông suối; 3,7ha đất thủy lợi và mặt nước chuyên dùng; 11,3ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản. Đây là nguồn nước mặt tự nhiên quý giá phục vụ cho một phần nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, nhưng chưa được khai thác một cách triệt để và có hiệu quả để đưa vào sản xuất và sinh hoạt. Nguồn nước ngầm ở độ sâu trung bình 8m đến 15m, đây là nguồn nước tương đối sạch dùng cung cấp cho nhân dân trong thị trấn.
+ Tài nguyên rừng:
Theo số liệu thống kê đến hết tháng 5/2009 diện tích rừng của thị trấn Trại Cau là 205,55 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 57,5 ha, còn lại 148,05 ha là rừng trồng (chủ yếu là rừng trồng theo chương trình PAM và cây môi trường) nằm phân tán trên phạm vi toàn thị trấn.
+ Tài nguyên nhân văn:
Tính đến hết tháng 5 năm 2009 dân số toàn thị trấn là 4.375 khẩu và 1.067 hộ, gồm các dân tộc Kinh, Tày, Sán Dìu, Nùng và một số dân tộc anh em khác. Trên địa bàn thị trấn hầu như không có các làng nghề truyền thống, không có các khu di tích lịch sử, nhân dân thị trấn đoàn kết, cần cù, chịu khó, trình độ dân trí ở mức khá. Đã có nhiều nhà khoa học là con em của địa phương đang công tác và giữ chức vụ lớn trong và ngoài tỉnh [37].
a, Thực trạng phát triển kinh tế
* Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ.
- Trên địa bàn thị trấn có mỏ sắt Trại Cau là nơi thu hút nguồn lao động, giải quyết công ăn việc làm cho trên 300 lao động, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực. Hiện nay, thị trấn đang tập trung lãnh đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện đề án phát triển công nghiệp, dịch vụ phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của vùng.
- Cùng với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lĩnh vực thương mại dịch vụ được quan tâm đầu tư phát triển: chợ từng bước được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện, có cơ chế khuyến khích kinh doanh phát huy có hiệu quả. Trên địa bàn thị trấn có chợ Trại Cau và rất nhiều các dịch vụ từ kinh doanh lớn như dịch vụ xe máy, cơ khí đến các ngành nghề nhỏ hơn như may mặc và xay xát. Có thể khẳng định ngành thương mại dịch vụ là ngành đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế cũng như việc thu ngân sách hàng năm của thị trấn nói riêng và của huyện nói chung.
* Sản xuất nông lâm nghiệp.
Trong những năm gần đây, thị trấn đã thực hiện có hiệu quả các chính sách của nhà nước như trợ giá vật tư, vay phân bón, giống trả chậm, tập huấn khoa học kỹ thuật cho nông dân...Do vậy, sản lượng lương thực hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Diện tích đất nông nghiệp của thị trấn là 212,98ha, chiếm 33,96% trong tổng diện tích đất. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 182,87ha, chiếm 26,16% tổng diện tích đất. Trong đó diện tích rừng tự nhiên phòng hộ là 57,5ha, số còn lại là diện tích rừng trồng theo chương trình PAM và 327, số diện tích rừng đến chu kỳ khai thác chiếm tỉ lệ nhỏ, vì thế hiệu quả kinh tế của ngành lâm nghiệp không cao chủ yếu phục vụ cho xây dựng và làm chất đốt của nhân dân.
b, Tình hình dân số và lao động của thị trấn Trại Cau
Bảng 1.2. Tình hình biến động dân số thị trấn Trại Caugiai đoạn 2005 - 2009
Năm Số khẩu (ngƣời) Số hộ (hộ)
2005 4180 1019
2007 4278 1043
2008 4327 1055
2009 4375 1067
Tăng/giảm + 195 + 48
(Nguồn: UBND thị trấn Trại Cau, 2010 - [37])
Qua bảng 1.2 ta thấy, tính đến cuối năm 2009 tổng số khẩu toàn thị trấn là 4375 người, tăng 4,67% so với năm 2005, số hộ tăng 4,7% so với năm 2005. Qua đây ta thấy, dân số thị trấn Trại Cau có xu hướng tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng tự nhiên khá cao.
- Thực trạng phát triển khu dân cư: Hiện tại thị trấn Trại Cau có 16 tổ nhân dân, phân bố dọc theo các trục đường 259, đường liên xã và thôn xóm, ven các sườn đồi. Xung quanh các khu dân cư là các bãi đất màu, đất lâm nghiệp và đất canh tác. Nhìn chung sự phân bố dân cư như hiện nay là hợp lý thuận tiện cho việc đi lại sản xuất của nhân dân. Mật độ
dân số là 614 người/km2
.
- Lao động và việc làm: Toàn thị trấn có 1494 lao động chính, chiếm 39,39% tổng số nhân khẩu. Ngoài ra còn có một số lượng lao động phụ khá lớn. Đây là nguồn lao động chính để thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và phát triển kinh tế. Cơ cấu lao động hiện nay của thị trấn là: công nghiệp chiếm 55,04%, nông nghiệp chiếm 36,81% và tiểu thủ công nghiệp chiếm 8,15%.
Qua số liệu ta thấy, công nghiệp là ngành chiếm tỷ lệ lao động cao nhất trong vùng; đồng thời cũng là ngành đóng góp lớn nhất vào ngân sách của thị trấn.
c, Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của thị trấn Trại Cau
* Xây dựng cơ bản: Các công trình cơ bản của thị trấn đều đã được xây dựng, nhìn chung đáp ứng được của một trung tâm kinh tế, chính trị xã hội vùng 3. Nhưng để đáp ứng kịp thời, trong thời gian tới cần phải quy hoạch và xây dựng thêm một số công trình công cộng và phân khu chức năng khác theo quy hoạch xây dựng khu trung tâm.
* Giao thông: Trong những năm qua, phong trào làm đường giao thông phát triển khá mạnh. Một số tuyến đường giao thông chính được đầu tư mở rộng, các tuyến đường giao thông liên thôn và các tuyến đường ra đồng, lên đồi bắt đầu được đầu tư sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương buôn bán của dân cư.
* Nguồn điện: Đến nay 100% hộ dân cư trong thị trấn đều đã sử dụng điện nên đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng cao.
* Y tế: Thị trấn Trại Cau có một trạm y tế. Nhìn chung công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được đảm bảo, công tác tuyên truyền vận động kế hoạch hoá gia đình thu được những kết quả đáng khích lệ, vận động nhân dân thực hiện tốt các chương trình như: Tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, sơ cấp cứu ban đầu, ngăn ngừa và đẩy lùi dịch bệnh.
* Giáo dục: Thị trấn có đủ ba cấp học: Mầm non, Tiểu học, THPT, trong đó trường tiểu học thị trấn đã đạt trường chuẩn quốc gia. Hàng năm 100% số trẻ em trong độ tuổi được đến trường, chất lượng đào tạo ở mức khá tốt. Số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm đạt 100%; THCS đạt 100%; THPT đạt 76,1%. Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi bậc tiểu học đạt 30,34%; THCS là 7,6%; THPT là 7,6%; học sinh giỏi bậc tiểu học đạt 29,66%; bậc THCS đạt 4,76%; bậc THPT đạt 0,96% [36],[37].
1.5.2. Tình hình khai thác quặng sắt
1.5.2.1. Đặc điểm công nghệ sản xuất.
- Mỏ sắt Trại Cau có nhiệm vụ khai thác quặng sắt tại các khai trường như Quang Trung, Thác lạc, Chỏm Vung, Núi Đê, Núi Quặng, Hàm chim rồi chuyển về khu tuyển quặng. Tại đây quặng sắt được tuyển theo công nghệ tuyển nước và được phân loại theo các công đoạn sàng tuyển để làm nguyên liệu luyện gang của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên.
- Dây chuyền công nghệ và thiết bị là của Trung Quốc, được lắp đặt và đi vào hoạt động từ năm 1964 đến nay đã già cỗi và lạc hậu. Gần đây mỏ được trang bị thêm một số máy xúc thủy lực gầu ngược của Hàn Quốc và của Mỹ với dung tích gầu là 1,5m3 (Lê Nguyễn, 2008) [23]
Bảng 1.3. Thiết bị khai thác quặng
STT Tên thiết bị Số lƣợng Thông số kỹ thuật chính
1 Máy khoan Trung Quốc 1 - Khoan đá để nố mìn đường
kính khoan 89mm
2 Máy xúc Trung Quốc 6 - Dung tích gầu xúc 1,25 m3
3 Máy ủi C100 TQ 6 - Tập trung đất đá sau nổ mìn
- Kiểu: Bánh xích
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tải trọng: 12tấn
5 Búa đập thuỷ lực 1 - Dùng để nổ phá lần 2
- năng lực: 160 kg/cm2
6 Tàu điện ZL 14 4 - Vận chuyển quặng về phân
xưởng tuyển quặng
7 Máy xúc thuỷ lực HQ-M 3 - Dung tích gầu xúc 1,5m3
(Nguồn: Báo cáo ĐTM công ty Gang Thép Thái Nguyên - [6],[7])
Qua bảng 1.3 ta thấy, số lượng các thiết bị dùng trong quá trình khai thác của mỏ là tương đối lớn và nhiều chủng loại. Các thiết bị này góp phần rất quan trọng trong hoạt động khai thác của mỏ. Nhưng bên cạnh đó nếu xét về khía cạnh môi trường các thiết bị phục vụ trong khai thác cũng là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường khi chúng hoạt động, đặc biệt đối với các thiết bị đã được sử dụng nhiều năm, không đảm bảo về các thông số kỹ thuật.
1.5.2.2. Hoạt động khai thác của mỏ
- Mỏ sắt Trại Cau được khai thác bằng phương pháp khai thác lộ thiên và tuyển rửa với công suất 350.000 tấn/ năm. Hệ thống khai thác quặng sắt ở tất cả các khai trường đều là hệ thống khai thác lớp bằng. Mỏ lộ thiên được khai thác theo từng lớp nằm ngang từ trên xuống. Diện tích mặt bằng sản xuất của mỏ khoảng 1.737.952,9 m2. Sản lượng quặng nguyên khai khoảng 423.000 tấn/năm.
- Quy trình công nghệ khai thác bao gồm khoan, nổ mìn, làm tơi đất đá. Máy ủi gạt đất mở tầng gom quặng, máy xúc mở hào xúc quặng lên ô tô chở về nhà máy tuyển quặng. Ô tô chở quặng về máng quặng nguyên để rửa và phân loại quặng.
ĐẤT QUẶNG ĐẤT BÓC
Khoan, nổ mìn Xúc bốc (máy xúc)
Vận tải (tàu điện)
Khoan, nổ mìn Xúc bốc (máy xúc)
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác quặng sắt
(Nguồn: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường-[8])
Có thể thấy, các hoạt động trong quy trình khai thác như: khoan nổ mìn, bốc xúc, vận chuyển...chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực khai thác. Ngoài ra, sự thất thoát dầu mỡ trong phân xưởng sửa chữa các trang thiết bị cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí ở khu vực.
1.5.2.3. Sản lượng khai thác quặng sắt của mỏ sắt Trại Cau.
Mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng quặng sắt khoảng 3,17 triệu tấn, công suất
khai thác hiện nay là 350.000 tấn/năm, sản phẩm là quặng Limonit. Qua mấy
chục năm khai thác, sản lượng quặng khu vực này còn có thể khai thác được gần 2,7 triệu tấn. Theo báo cáo của Công ty Gang Thép Thái Nguyên năm 1998, sản lượng khai thác quặng sắt trong 4 năm, giai đoạn từ năm 1995 đến năm 1998 đạt tổng sản lượng là 225.190 tấn [6]. Trong khi đó, chỉ trong năm 2003 sản lượng của mỏ đạt 182.669 tấn/năm, đến năm 2005 sản lượng lên đến 270.531 tấn/năm. Hiện nay, mỏ đang triển khai sản xuất trên 4 công trường: mỏ Hàm Chim, mỏ Núi Đê, mỏ Thác Lạc và mỏ Núi Quặng.
Như vậy, sản lượng khai thác quặng sắt tại Mỏ Trại Cau đang ngày một tăng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường, mà phần chính là cung cấp nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép của Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Sản lượng tăng nhanh là do sự đầu tư xây dựng và triển khai dự án mở rộng mỏ với quy mô khai thác lớn. Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc tăng sản lượng thì các nguồn chất thải cũng tăng nhanh. Chỉ tính khối lượng đất đá
đổ thải đã thấy rõ, năm 1998 tính là 222.234.500 m3/năm, đến năm 2009 là
997.011.000 m3/năm (423.000tấn x 2.357 m3/tấn). Cùng với những vấn đề đó thì công tác quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường cũng cần chặt chẽ hơn.
CHƢƠNG II
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng
- Cây cải tạo đất bản địa và nhập nội.
- Cây chống xói mòn, sạt lở đất bản địa và nhập nội. - Đất sau khai thác quặng sắt và đã được hoàn thổ.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 3/2010 – 10/2011.
- Địa điểm nghiên cứu: Các bãi thải đất sau khai thác ở khu vực thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo đất của một số cây đậu đỗ ngắn ngày; cây phân xanh họ đậu dài ngày trên đất mới hoàn thổ sau khai thác quặng sắt và khả năng chống xói mòn, sạt lở của một số cây cỏ trên đất sau khai thác quặng sắt có độ dốc lớn (350 – 450), có nguy cơ sạt lở cao tại thị trấn Trại Cau – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đánh giá hiện trạng và chất lượng đất sau khai khoáng tại khu vực thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo đất của một số cây đậu đỗ
ngắn ngày trên đất sau khai khoáng mới hoàn thổ.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, cải tạo đất của một số cây phân xanh họ đậu dài ngày trên đất sau khai khoáng mới hoàn thổ và bị xáo trộn nhiều, tỷ lệ đá lẫn cao.
- Nghiên cứu biện pháp chống sạt lở đất bằng biện pháp sinh học: khả năng sinh trưởng, chống xói mòn, sạt lở của một số cây cỏ bản địa và nhập khẩu trên đất sau khai khoáng tại các khu vực có độ dốc lớn, có nguy cơ sạt lở cao.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Điều tra đánh giá hiện trạng và chất lượng đất sau khai khoáng tại thị trấn Trại Cau thị trấn Trại Cau
- Địa điểm điều tra: Điều tra tại một số tổ dân phố có mỏ khai thác khoáng sản, phỏng vấn các hộ dân.
- Phỏng vấn người dân, cán bộ quản lý bằng phiếu câu hỏi điều tra: + Số người phỏng vấn: 30 người
+ Chọn những hộ đại diện: những hộ gần khu vực nghiên cứu, những hộ chịu ảnh hưởng của hoạt động khai thác khoáng sản.
+ Phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi thiết kế sẵn và câu hỏi mở kết hợp