Xói mòn và rửa trôi là những mối đe dọa thường xuyên đối với đất dốc vùng nhiệt đới ẩm, gây nên sự mất dinh dưỡng và độ phì của lớp đất mặt, dẫn đến sự axít hóa trong đất. Nếu không có thảm thực vật che phủ thì những tác động do xói mòn rửa trôi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống dân sinh. Đối với những loài có sinh khối lớn ngoài việc chống xói mòn sạt lở còn làm thức ăn cho gia súc.
Với thí nghiệm đào hố bẫy đất tại các ô thí nghiệm có trồng cỏ và ô đối chứng không trồng cỏ. Sau khi theo dõi, cân lượng đất bị rửa trôi qua những trận mưa lớn trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2011 cho kết quả như sau:
Bảng 3.27. Lƣợng đất bị xói mòn trong các tháng mƣa
Đơn vị: tấn/ha
Công thức Thời gian (tháng mƣa năm 2011)
Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tổng CT1 (Cỏ Vetiver) 0,28 0,43 0,96 1,46 3,13 5,24 CT2 (Cỏ voi) 0,47 0,71 1,60 3,06 5,84 9,34 CT3 (Cây sậy) 0,68 0,87 1,89 3,59 7,04 11,06 CT4 (Đối chứng) 0,96 1,18 4,87 15,60 22,62 39,52 CV (%) 7,0 7,2 3,8 7,9 5,4 6,0 LSD05 0,08 0,12 0,18 0,93 0,71 1,95
Số liệu bảng 3.27 cho thấy: Lượng đất bị rửa trôi tại các khu vực đất dốc trong mùa mưa là khá lớn. Tại các ô thí nghiệm trồng các loài khác nhau thì lượng đất bị xói mòn cũng khác nhau và đều thấp hơn ô đối chứng.
Tổng khối lượng đất bị rửa trôi ở tầng đất mặt từ tháng 3 đến tháng 7 ở các ô thí nghiệm lần lượt như sau: Ở ô đối chứng không trồng cây lượng đất bị xói mòn là lớn nhất 39,52 tấn/ha; sau đó đến ô thí nghiệm trồng cây Sậy 11,06
tấn/ha; cỏ Voi 9,34 tấn/ha; thấp nhất là cỏ Vetiver 5,24 tấn/ha. Kết quả theo dõi thí nghiệm có độ tin cậy (CV= 6,5%). Sự sai khác ở các ô thí nghiệm là có ý nghĩa ở mức xác suất 95%.
Kết quả nghiên cứu về các loài chống xói lở cho thấy: Cỏ Vetiver là loài có khối lượng rễ lớn nhất đồng cũng là loài có khả năng chống xói lở tốt nhất so với các loài đem trồng thí nghiệm. Như vậy có sự tương quan nghịch giữa lượng rễ cây và lượng đất xói mòn. Điều này chứng tỏ khả năng giữ đất của rễ cây là rất tốt.