Về phần bài đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay) (Trang 80 - 81)

2 .3Trình độC

2.4. Tiểu kết

2.4.3. Về phần bài đọc

Trong 6 giáo trình đã khảo sát, số lượng bài đọc rõ ràng có sự khác nhau lớn, thể hiện qua bảng sau:

Trình độ Cơ sở Trung cấp Cao cấp

Giáo trình TL1 TL2 TL3 TL4 TL5 TL6

Số lượng chủ đề 18 20 16 8 17 30

Số lượng bài đọc 28 15 17 17 38 30

Bảng 2.17: Số lượng bài đọc

Hệ thống các bài đọc trong một giáo trình dạy tiếng là một phần rất quan trọng. Các bài đọc không chỉ giúp rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, phát âm mà còn giúp phát triển vốn từ vựng và khả năng viết cho học viên. Hơn nữa, các giáo viên có thể sử dụng bài đọc vào rất nhiều mục đích khác nhau, đưa ra được nhiều yêu cầu đối với người học. Ví dụ, với một bài đọc, giáo viên tập cho người học khả năng phát âm (đọc to), khả năng đọc hiểu (đọc và tìm thông tin), khả năng nghe hiểu ( giáo viên đọc cho học viên nghe), khả năng nói (nói theo nội dung bài đọc hoặc tóm tắt, kể lại bài đọc…) và các dạng bài tập như: đặt câu hỏi / trả lời câu hỏi theo bài đọc, viết với nội dung tương tự…

Dạy tiếng Việt cần gắn với việc giới thiệu văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Bởi vì ngôn ngữ thể hiện tư duy và văn hóa của một dân tộc. Và nhiều khi muốn hiểu được một yếu tố ngôn ngữ phải viện đến kiến thức văn hóa liên quan. Có hiểu biết văn hóa thì người học mới sử dụng tiếng Việt một cách chính xác trong các ngữ cảnh cụ thể. Hơn nữa những kiến thức văn hóa, xã hội luôn làm học viên quan tâm và hứng thú, giúp việc học đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, trong phần bài đọc, các tác giả luôn cố gắng giới thiệu nhiều

vực khác nhau giúp học viên có những kiến thức đa dạng về kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội. Trước đây, bài đọc thường được trích nguyên từ một số nguồn tài liệu như báo chí, tác phẩm văn học nên đôi khi không phù hợp với học viên. Hiện nay, phần lớn bài đọc được viết lại dễ hiểu hơn và có lồng ghép các hiện tượng ngữ pháp và các từ mới cần học nên thích hợp hơn cho mục đích dạy.

Tuy nhiên, ở mỗi trình độ cần có sự lựa chọn một cách hợp lí về số lượng các bài đọc. Ở bậc cơ sở, hạn chế hoặc đưa quá nhiều bài đọc vào giáo trình đều không thích hợp. Còn ở bậc trung cấp và cao cấp, tăng dần số lượng bài đọc là điều hợp lí. Và bài đọc ở các bậc này phải có nội dung và, mức độ phức tạp tương ứng với trình độ của giáo trình. Nếu quá dễ sẽ gây sự nhàm chán và không phát triển được các khả năng của học viên nhưng nếu quá khó sẽ tạo cho người học cảm giác mệt mỏi và chán nản, tạo hiệu quả không tốt. Các giáo trình bậc cơ sở và trung cấp, bài đọc nên được biên soạn riêng theo các chủ đề, giảm bớt các từ ngữ và các hiện tượng ngữ pháp khó. Nhưng với các bài đọc ở bậc cao cấp, nên dần dần tiến tới các văn bản đích thực như sách, báo, tác phẩm văn học…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay) (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)