3.4 .Phân định trình độ ngôn ngữ nói chung
3.4.1. Phân định tổng thể các trình độ ngôn ngữ
A1
Được xem là trình độ thấp nhất của việc sử dụng ngôn ngữ sản sinh - là vị trí mà người học có thể hiểu và sử dụng các cụm từ đơn giản, phản ứng một cách đơn giản, hỏi và trả lời các câu hỏi đơn giản về chính họ, nơi họ sống, những người họ biết và
Trình độ cơ sở
những thứ họ có, bắt đầu làm quen và đáp lại những lời trình bày đơn giản gắn với những nhu cầu trực tiếp hoặc các chủ đề quen thuộc.
A2
Đây là trình độ mà học viên sử dụng đơn giản hàng ngày các mẫu chào hỏi lịch sự, đón chào mọi người, hỏi về tình trạng của họ và phản ứng với các tin tức, nắm bắt những cuộc trao đổi xã hội ngắn gọn, hỏi và trả lời về những việc họ làm trong khi làm việc và khi rảnh rỗi, tạo ra hoặc đáp lại những lời mời, thảo luận về công việc và nơi để đi, sắp xếp để gặp mặt, tạo ra hoặc nhận lời đề nghị. Có thể miêu tả bằng các từ đơn giản các thông tin cơ bản về mình, môi trường và các vấn đề gần gũi gắn với nhu cầu trực tiếp Trình độ trung cấp B1
Có thể hiểu những điểm chính của các dữ liệu chuẩn, rõ ràng trong các vấn đề quen thuộc thường xuyên bắt gặp trong công việc, trường học, khi rảnh rỗi…Có thể xử lý hầu hết những tình huống có khả năng phát sinh trong khi đi lại, làm việc…ở những vùng có sử dụng ngôn ngữ này. Có thể tạo dựng các văn bản có sự kết nối đơn giản về những chủ đề quen thuộc hoặc sở thích cá nhân. Có thể miêu tả các kinh nghiệm và các sự kiện, mơ ước, hy vọng. Và đưa ra những lý do và sự giải thích ngắn gọn cho các quan điểm và kế hoạch.
B2
Có thể hiểu những ý chính của những văn bản phức tạp trong các chủ đề cụ thể, trong đó bao gồm một số thuật ngữ chuyên môn thuộc lĩnh vực của người trình bày. Chủ động tham gia vào cuộc thảo luận thân mật trong ngữ cảnh quen thuộc. Có thể xây dựng văn bản rõ ràng, chi tiết trong một phạm vi rộng các chủ
và nhược điểm của những sự chọn lựa khác nhau. Trình độ cao cấp C1
Có khả năng giao tiếp trôi chảy và tự nhiên, hầu như không cần cố gắng. Có thể hiểu được các đề tài thuộc chủ đề cụ thể và trừu tượng, và có thể nhận ra những nghĩa hàm ẩn. Sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và có hiệu quả cho các mục đích thuộc xã hội, học thuật và chuyên ngành. Có thể tạo dựng các văn bản rõ ràng, cấu trúc tốt, chi tiết trong những chủ đề phức tạp, chỉ ra được những mô hình có tổ chức trong sử dụng, các phương tiện liên kết.
C2
Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu như tất cả những gì nghe hoặc đọc được. Có thể tổng kết thông tin từ những nguồn nói và viết khác nhau, diễn đạt những chủ đề và những miêu tả trong một bài tường trình mạch lạc. Có thể phát biểu ý kiến riêng một cách tự nhiên, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được những nghĩa bóng phức tạp, truyền đạt tốt hơn các sắc thái ý nghĩa của từ, sử dụng các thành ngữ và câu nói thông tục với sự nhận thức rõ các cấp độ ý nghĩa của từ.
Bảng 3.1: Phân định tổng thể các trình độ ngôn ngữ