Trình độ A1

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay) (Trang 98 - 112)

3.4 .Phân định trình độ ngôn ngữ nói chung

3.5. Phân định trình độ tiếng Việt

3.5.1. Trình độ A1

Yêu cầu về kiến thức tiếng Việt:

- Nắm được kiến thức ngữ âm tiếng Việt bao gồm bảng chữ cái, thanh điệu, quy tắc chính tả.

- Cách chào hỏi, giới thiệu, làm quen, hỏi thăm sức khoẻ, tên tuổi, nghề nghiệp, quốc tịch…

- Nắm được một số câu hỏi với các đại từ nghi vấn quen thuộc như: ai, gì, nào, bao giờ, ở đâu, thế nào…

- Nắm được các loại từ cơ bản trong tiếng Việt như: cái, con, tờ, bức, quyển… và số đếm, số thứ tự trong tiếng Viêt.

- Cách hỏi và trả lời về địa điểm, thời gian: thứ, ngày, tháng, mùa, năm. - Nắm khoảng 500 từ vựng cơ bản theo các chủ đề được học.

Yêu cầu về kiến thức văn hoá – xã hội:

- Hiểu được nghi thức chào hỏi, làm quen, cảm ơn, xin lỗi và cách xưng hô của người Việt trong gia đình và ngoài xã hội với một số đặc trưng văn hoá riêng.

- Hiểu biết đôi nét về gia đình, thói quen ăn uống của người Việt Nam. - Biết cách mua bán hàng ngày bằng tiền Việt.

Yêu cầu về các kĩ năng:

- Nghe - hiểu được các câu đơn giản, các hội thoại ngắn trong các chủ đề cơ bản đã học về giao tiếp thông thường.

- Nói: có thể chào hỏi, làm quen, cảm ơn, xin lỗi, hỏi và trả lời về sức khoẻ, nghề nghiệp…Biết giới thiệu về bản thân, gia đình, bạn bè…

- Đọc: có khả năng đọc các hội thoại, văn bản đơn giản, ngắn ( khoảng 100 từ) thuộc các chủ đề cơ bản hay gặp.

- Viết: viết chính tả và viết các câu đơn giản, đoạn văn khoảng 50 từ theo các chủ đề đã học.

3.5.2 Trình độ A2

Yêu cầu về kiến thức tiếng Việt:

- Nắm thêm khoảng 500 từ mới.

- Biết cách hỏi đường và chỉ dẫn đường một cách đơn giản. - Có khả năng hỏi và trả lời về thời gian, thời tiết, các mùa.

- Sử dụng các từ so sánh, nói về cơ thể, sức khoẻ và bệnh tật đơn giản.

Yêu cầu về kiến thức văn hoá – xã hội:

- Hiểu biết nhất định về giao tiếp trong gia đình và trong xã hội Việt. - Có kiến thức chung về địa lí Việt Nam với 3 miền cơ bản. Và có kiến thức chung về Hà Nội và một số thành phố lớn của 3 miền.

- Hiểu biết cơ bản về hệ thống giao thông, phương tiện đi lại chủ yếu, đường phố, về hệ thống giáo dục, y tế, giải trí.

Yêu cầu về các kĩ năng:

- Nghe - hiểu được nội dung cơ bản của các đoạn văn, bài nói chuyện ngắn thuộc các chủ đề quen thuộc hàng ngày. Hiểu được ý chính của cuộc đối thoại trong giao tiếp mở rộng.

- Nói: tham giao vào các cuộc giao tiếp với các chủ đề quen thuộc. Có thể hỏi, trả lời về các vấn đề được học. Nhận, từ chối và tạo ra lời mời, đề nghị. Thuật lại các thông tin, câu chuyện ngắn.

- Đọc: có thể đọc hiểu bài đọc, hội thoại dài khoảng 100 từ ở các chủ đề đã học và hiểu từng từ, câu trong bài đó.

- Viết: có khả năng viết đoạn văn ngắn khoảng 100 từ theo chủ đề đ ã học với các câu đơn giản, chính xác. Viết được một bức thư cá nhân ngắn, đơn giản.

3.5.3 Trình độ B1

Yêu cầu về kiến thức tiếng Việt:

- Biết dùng các mẫu câu hỏi và chỉ dẫn đường, hiểu biết về đặc điểm giao thông, đường phố.

- Nắm rõ phương thức định vị không gian, thời gian trong tiếng Việt, miêu tả tính chất, trạng thái của người và vật.

- Nắm một số mẫu câu ghép đơn giản, phương thức liên kết từ, câu. - Nắm thêm khoảng 550 từ mới.

Yêu cầu về kiến thức văn hoá – xã hội:

- Hiểu biết về hệ thống trường học, bệnh viện, bệnh hay gặp. - Hiểu biết về nghi thức giao tiếp nơi công cộng và công sở. - Có kiến thức về thể thao, âm nhạc, giải trí trong nước.

- Hiểu biết đôi nét về thói quen, phong tục tập quán người Việt.

Yêu cầu về các kĩ năng:

- Nghe - hiểu được cuộc đối thoại, đoạn văn thuộc các chủ đề mình quan tâm. Hiểu các ý chính của câu chuyện, tin tức thời sự, bài nói chuyện đơn giản.

- Nói: có thể tham gia cuộc trao đổi trực tiếp về các vấn đề mình quan tâm hoặc đã được học. Thảo luận đơn giản về các sự kiện hiện tại và trình bày

- Đọc - hiểu từng từ, câu trong văn bản ngắn khoảng 250 từ với các chủ đề đã học hoặc trong phạm vi quan tâm của mình.

- Viết thư từ cá nhân miêu tả được trạng thái cảm xúc, kinh nghiệm bản thân. Viết đoạn văn khoảng 150 từ về các chủ đề đã học.

3.5.4 Trình độ B2

Yêu cầu về kiến thức tiếng Việt:

- Nắm được các phương tiện liên kết câu, các câu ghép liên hợp.

- Nắm được các yếu tố danh từ hoá: nỗi, niềm, sự, việc, cuộc…và yếu tố động từ hoá: hoá

- Các từ tình thái: à, ư, nhỉ, nhé

- Biết thêm khoảng 550 từ mới

Yêu cầu về kiến thức văn hoá – xã hội:

- Hiểu biết về các tổ chức chính trị, xã hội Việt Nam, một số di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

- Hiểu biết về các nghi thức giao tiếp xã hội. - Hiểu về một số lễ hội lớn của Việt Nam

- Biết nội dung cơ bản của một số truyện dân gian, có thông tin về các tác phẩm văn học lớn của Việt Nam và thế giới.

Yêu cầu về các kĩ năng:

- Nghe - hiểu được các cuộc trao đổi thuộc nhiều chủ đề khác nhau. Nghe được ý chính của các bài nói trên phương tiện truyền thông đại chúng về các chủ đề được học.

- Nói: tham gia vào các cuộc thảo luận thuộc nhiều chủ đề được học, diễn đạt khá rõ ràng, mạch lạc ý kiến của mình. Có thể trình bày một vấn đề, một kinh nghiệm, miêu tả một sự kiện, thuật lại tin tức, câu chuyện.

- Đọc hiểu được các văn bản thuộc các chủ đề kinh tế, văn hoá xã hội, giới thiệu các di sản trong và ngoài nước, tuyện ngắn, truyện cười.. khoảng trên 300 từ.

- Viết được các báo cáo, bài miêu tả các sự kiện, đoạn văn thộc chủ đề đã học với khoảng 250 từ. Có viết các lá thư cá nhân, xin việc miêu tả được cảm xúc, kinh nghiệm cá nhân.

3.5.5 Trình độ C1

Yêu cầu về kiến thức tiếng Việt:

- Nắm được các loại câu ghép cơ bản (quan hệ đẳng lập và chính phụ) với các phương tiện liên kết câu và đoạn văn.

- Nắm được các từ và cách thức tạo kiểu câu tình thái, câu cảm thán. - Nắm được các thành phần câu cơ bản và các thành phần phụ, cách mở rộng câu cơ bản.

- Nắm thêm khoảng 600 từ mới.

Yêu cầu về kiến thức văn hoá – xã hội:

- Hiểu biết về tình hình và sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay, gồm sự hợp tác quốc tế, sự đầu tư của nước ngoài, các lĩnh vực kinh tế chính của Việt Nam.

- Hiểu biết về khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong nước. - Hiểu biết về các danh nhân Việt Nam.

Yêu cầu về các kĩ năng:

- Nghe - hiểu được bài nói chuyện, bài thuyết trình về rất nhiều chủ đề thuộc các lĩnh vực khác nhau. Hiểu khá cụ thể nội dung của các tin tức, câu chuyện, bài diễm thuyết qua các phương tiện truyền thông.

- Nói: có khả năng trao đổi về hầu hết các vấn đề kinh tế, xã hội, khoa học…Có thể thuyết trình, giải thích về các sự kiện, hiện tượng. Trình bày kinh nghiệm, quan điểm cá nhân một cách dễ hiểu, lôgich.

- Đọc hiểu được các văn bản khá dài thuộc hàng loạt các chủ đề mở rộng. Hiểu được ý chính, nội dung cơ bản của bài viết và các nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn hay dùng.

- Viết: Có thể viết báo cáo, bài tường thuật, tường trình về các sự kiện, vấn đề thuộc nhiều chủ đề khác nhau trong khoảng 400 từ. Trình bày được quan điểm cá nhân với những ưu và nhược điểm trong cách giải quyết vấn đề. Biết sử dụng chính xác các phương tiện liên kết, từ nối, văn phong thích hợp, và sử dụng được các thành ngữ, tục ngữ thông dụng.

3.5.6 Trình độ C2

Yêu cầu về kiến thức tiếng Việt:

- Nắm được tất cả các phương tiện liên kết, phép nối trong tiếng Việt. - Nắm được các loại câu ghép phức tạp với sự biến đổi các cặp quan hệ từ trong khẩu ngữ.

- Nắm được cấu trúc hình thức hoàn chỉnh và cấu trúc ý nghĩa của một văn bản, các bước xây dựng một văn bản thuộc các phong cách khác nhau.

- Hiểu và có khả năng tạo văn bản ở một số phong cách thường gặp. - Nắm thêm khoảng 600 từ mới.

Yêu cầu về kiến thức văn hoá – xã hội:

- Có hiểu biết nhất định về văn hoá nghệ thuật hiện đại và truyền thống Việt Nam, một số loại hình nghệ thuật truyền thống như: hát quan họ, chèo, tuồng, cải lương.

- Hiểu biết về kinh tế bao gồm các lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài, các sản phẩm chính của kinh tế Việt Nam, tình hình xuất, nhập khẩu.

- Hiểu biết về sự giao lưu văn hoá quốc tế, các sự kiện lớn ở Việt Nam. - Có kiến thức về phong tục tập quán, văn hoá và đặc sản riêng từng vùng, miền. Hiểu biết cơ bản về các dân tộc thiểu số của Việt Nam.

Yêu cầu về các kĩ năng:

- Nghe - hiểu dễ dàng lời người đối thoại trong cuộc trao đổi về hầu hết các chủ đề thuộc các lĩnh vực khác nhau. Có thể hiểu các bài tường trình, thuyết minh về một vấn đề, sự kiện, tin tức trên các phương tiện truyền thông và ghi lại được nội dung chính.

- Nói: Có khả năng trình bày rõ ràng, chi tiết về một vấn đề, một quan điểm trong một bài nói có cấu trúc tốt, mạch lạc và có sự nhấn mạnh các điểm quan trọng. Tham gia chủ động vào các cuộc hội thảo về các đề tài đã học mà không cần chuẩn bị trước.

- Đọc hiểu được các báo cáo, bài viết dài về các vấn đề kinh tế, văn hoá xã hội, các sự kiện hiện tại. Hiểu được một số truyện ngắn, trích đoạn văn học trong đó có sử dụng các thành ngữ, tục ngữ và các nghĩa hàm ẩn.

- Viết: Có khả năng viết các báo về các vấn đề thuộc chuyên môn. Viết đoạn văn dài, có cấu trúc chặt chẽ về các chủ đề đã học, hoặc trình bày rõ ràng một quan điểm, một kinh nghiệm bản thân. Có thể sử dụng các phép liên kết một cách chính xác, linh hoạt trong một văn phong phù hợp với vấn đề được trình bày và phù hợp với người đọc.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong lĩnh vực dạy tiếng thì việc phân định trình độ ngôn ngữ là một vấn đề thiết yếu phục vụ đắc lực cho việc giảng dạy cũng như việc biên soạn giáo trình, kiểm tra, đánh giá trình độ của người học. Phân định trình độ cho một ngôn ngữ cần dựa vào cơ sở lí thuyết về dạy tiếng. Do đó, khi xác định cơ sở lí thuyết phân định trình độ tiếng Việt, luận văn đã đề cập đến các khái niệm liên quan như: giao tiếp ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ, thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, các kĩ năng ngôn ngữ và các phương pháp dạy tiếng. Đây là những khái niệm rất cần thiết cho sự phân định trình độ cho bất kì một ngôn ngữ nào, và luận văn cũng lấy đó làm cơ sở cho những đề xuất phân định trình độ tiếng Việt.

Khảo sát một số giáo trình tiêu biểu về dạy tiếng Việt cho người nước ngoài trên các phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, bài đọc và các bài luyện tập, bộc lộ những vấn đề sau:

- Ngữ liệu không thống nhất. Đó là việc các tác giả đưa ra hệ thống các hiện tượng ngữ pháp, từ vựng không giống nhau trong các giáo trình được xác định là cùng trình độ. Việc lựa chọn chủ đề, bài đọc cũng khác nhau về số lượng và nội dung.

- Xác định trình độ cho giáo trình chưa rõ. Có sự không thống nhất trong thuật ngữ. TL6 thuộc trình độ C (phần tiếng Anh tác giả ghi là: Vietnamese for foreingers – Advanced Level) nhưng cũng có tên là: Tiếng Việt nâng cao, giống với tên gọi của TL4 (thuộc trình độ B). Đôi khi việc lựa chọn nội dung cũng chưa phù hợp với trình độ.

- Phần luyện tập và bài tập cũng không thống nhất giữa các giáo trình. Có giáo trình đa dạng về số lượng và kiểu loại các bài luyện tập nhưng trong

một vài giáo trình thì phần này quá đơn giản và đơn điệu, thậm chí thiếu các dạng bài tập nghe, nói.

Trước thực tế đó, vấn đề thống nhất về sự phân định trình độ tiếng Việt là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Nó sẽ giúp cho các nhà biên soạn giáo trình dạy tiếng, các giáo viên, những người thiết kế chương trình học, thiết kế bài kiểm tra trình độ học viên có một hướng đi chung, thống nhất. Điều này sẽ góp phần đáng kể để việc dạy, học tiếng Việt cho người nước ngoài ngày càng phát triển và đạt hiệu quả tốt hơn.

Phân định trình độ một ngôn ngữ nói chung phải dựa trên các bậc, đánh giá từng giai đoạn phát triển của học viên trong quá trình thụ đắc một ngôn ngữ. Với việc lựa chọn phương pháp giao tiếp làm phương pháp tiếp cận, luận văn này thống nhất cách phân định trình độ một ngôn ngữ theo 3 trình độ gồm: Trình độ cơ sở (trình độ A), Trình độ trung cấp (trình độ B), Trình độ cao cấp (trình độ C) và 6 bậc là: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Từ đó, chúng tôi đề xuất nội dung cho từng trình độ ở từng bậc đối với một ngôn ngữ nói chung. Nó thể hiện được sự phát triển về kiến thức ngôn ngữ và văn hoá xã hội mà học viên cần nắm được ở mỗi bậc. Tiếp theo, đề xuất phân định trình độ theo các kĩ năng chỉ rõ sự phát triển cần thiết của học viên ở từng kĩ năng là: nghe - hiểu, nói, đọc - hiểu và viết.

Đối với tiếng Việt, sau khi xác định các đặc điểm đặc thù của tiếng Việt, luận văn đề xuất phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài theo hướng trên. Nội dung mà chúng tôi đề xuất cho mỗi bậc bao gồm: yêu cầu về kiến thức về tiếng Việt, yêu cầu về kiến thức văn hoá – xã hội, cùng với đó là yêu cầu về 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tương ứng với các bậc. Trình tự là đi từ bậc thấp nhất (A1) đến bậc cao nhất (C2).

giản, thiết yếu nhất như: chào hỏi, làm quen, nghề nghiệp, ăn uống, sức khoẻ, đi lại, thời gian… đến các chủ đề phức tạp hơn. Yêu cầu về kiến thức văn hoá – xã hội cũng nâng cao dần. Nó được phát triển từ việc hiểu được các nghi thức giao tiếp đơn giản như: cách chào hỏi, làm quen, cám ơn, xin lỗi và cách xưng hô của người Việt trong gia đình, ngoài xã hội đến việc hiểu biết về văn hoá nghệ thuật, kinh tế, khoa học kĩ thuật và các phong tục tập quán, các danh nhân văn hoá, các tác phẩm tiêu biểu trong và ngoài nước…

Yêu cầu về các kĩ năng đối với mỗi bậc không chỉ cho thấy yêu cầu về các loại văn bản và các kiến thức học viên cần nắm được mà còn cho thấy sự phát triển dần khả năng nghe, nói, đọc, viết của người học. Ban đầu là khả năng nghe, nói, đọc, viết chính xác các từ, câu, đoạn văn ngắn. Sau đó phát triển dần đến các văn bản dài, phức tạp thuộc nhiều chủ đề khác nhau với cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay) (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)