2 .3Trình độC
3.2.1 .Sự lựa chọn từ vựng
Có nhiều cách lựa chọn hệ thống từ vựng để dạy trong một giáo trình dạy tiếng, tuỳ theo mục đích riêng của giáo trình. Có thể chọn các chủ đề liên quan đến mục đích của người học và dạy các từ nằm trong khu vực của các chủ đề đó. Hoặc lựa chọn các văn bản (nói và viết) đích thực sau đó dạy/ học tất cả các từ có trong đó. Một cách nữa là không sắp đặt trước sự phát của từ vựng nhưng cho phép nó phát triển một cách tự nhiên trong khi đáp ứng các yêu cầu của học viên khi tham gia vào các hoạt động giao tiếp. Với một bộ
nguyên tắc thống kê từ vựng cơ bản để lựa chọn các từ có tần số xuất hiện cao trong giao tiếp đời thường.
Tuy nhiên, đối với tiếng Việt, vấn đề xác định hệ thống vốn từ vựng cơ bản cũng còn nhiều vần đề. Vì hiện nay chỉ có Từ điển Tần số của tác giả Nguyễn Đức Dân nhưng cũng đã được biên soạn khá lâu rồi, cần có sự điều tra và thống kê lại. Mỗi ngôn ngữ có từ 3000 đến 4000 từ cơ bản. Một người học ngoại ngữ nếu nắm được số lượng từ cơ bản đó thì có thể giao tiếp thông thường. Mỗi trình độ nên cung cấp cho học viên khoảng 1000 từ vựng, kết hợp thêm với những từ người học tiếp nhận từ bên ngoài. Việc xác định vốn từ cơ bản đó là những từ nào và số lượng từ cần dạy ở mỗi trình độ là nhiệm vụ của những nhà biên soạn giáo trình. Qua việc khảo sát ở chương 2, chúng ta thấy số lượng từ cơ bản ở các giáo trình bậc là khác nhau rất nhiều, nguyên nhân là do sự không thống nhất trong việc xác định trình độ của giáo trình, số lượng các chủ đề và lượng kiến thức không giống nhau.