Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay) (Trang 83 - 84)

2 .3Trình độC

3.1. Phương pháp tiếp cận

Việc phân chia trình độ một ngôn ngữ phải theo một phương pháp tiếp cận và các kĩ năng dạy tiếng tương ứng. Có rất nhiều phương pháp khác nhau với những ưu và nhược điểm riêng. Trong chương 1, chúng tôi đã giới thiệu một số phương pháp dạy tiếng hiện nay. Mỗi phương pháp phù hợp với một mục đích riêng của việc dạy/ học tiếng. Vì vậy không nên lựa chọn một phương pháp duy nhất mà thường phải kết hợp nhiều phương pháp nhau trong đó có một phương pháp chủ đạo để việc dạy/ học tiếng đạt hiệu quả cao nhất. Hiện nay, phương pháp chiếm ưu thế và được sử dụng rất phổ biến là phương pháp giao tiếp vì nó phát huy được tính năng động, sáng tạo, sự chủ động của các học viên trong lớp học.

Mục tiêu của phương pháp giao tiếp là giúp học viên có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ đích càng sớm càng tốt. Do đó, phương pháp này tập trung phát triển năng lực giao tiếp, yêu cầu học viên không chỉ nắm được các kiến thức ngôn ngữ mà còn phải biết vận dụng các kiến thức đó trong giao tiếp xã hội. Vì phương pháp này dựa trên nguyên tắc giao tiếp nên nó chú trọng đến việc phát triển toàn diện 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Ngoài ra, nguyên tắc tình huống giao tiếp của phương pháp này yêu cầu hoạt động dạy tiếng phải cung cấp cho học viên các tình huống giao tiếp rất đa dạng như: tranh luận, phỏng vấn, thương lượng, hứa hẹn, khen ngợi…

Vận dụng phương pháp này, giáo viên tuy không phải là trung tâm trong lớp học nhưng cũng cần hoạt động tích cực để tạo ra các hoạt động giao tiếp ngôn ngữ sát thực với môi trường giao tiếp thực tế. Tuy cũng còn những mặt hạn chế riêng nhưng phương pháp giao tiếp khá phù hợp với mục đích dạy, học ngoại ngữ hiện nay. Do đó, với đề tài: phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài, luận văn này sẽ chọn phương pháp giao tiếp làm phương pháp tiếp cận để tiến hành phân định trình độ tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Sự phân định trình độ tiếng Việt cho người nước ngoài (Khảo sát qua các giáo trình dạy tiếng Việt cho người nước ngoài từ 1980 đến nay) (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)