3.4 .Phân định trình độ ngôn ngữ nói chung
3.4.2 .Phân định trình độ ngôn ngữ theo kĩ năng
Yêu cầu về kĩ năng nghe - hiểu
A1
Có thể hiểu được khi người nói nói chậm và rõ ràng về các thông tin cụ thể, đơn giản với những từ và cụm từ rất cơ bản về chào hỏi, giới thiệu, bản thân, gia đình…
A2
Có thể hiểu các cụm từ và những diễn đạt liên quan đến khu vực ưu tiên trực tiếp nhất như: thông tin cơ bản của cá nhân và gia đình, mua
sắm, đi lại, việc làm…Hiểu được ý chính của một số thông báo ngắn gọn, đơn giản.
B1
Có thể hiểu thông tin dễ hiểu có trong thực tế về các chủ đề quen thuộc như: học tập, nghề nghiệp, nghỉ ngơi, hoặc trong mối quan tâm cá nhân. Có thể nghe được một số thông tin chính từ các chương trình ti vi hoặc radio khi chúng được nói chậm, rõ ràng bằng giọng chuẩn.
B2
Có thể hiểu ngôn ngữ nói chuẩn, trực tiếp hoặc trên radio, ở cả những chủ đề quen và không quen thuộc, thường bắt gặp trong đời sống cá nhân, xã hội, giáo dục hoặc nghề nghiệp. Có thể hiểu các ý chính của bài nói phức tạp trong cả các chủ đề cụ thể lẫn trừu tượng được nói bằng phương ngữ chuẩn.
C1
Có thể hiểu đủ để nghe kịp một bài dài về các chủ đề trừu tượng, phức tạp nằm ngoài lĩnh vực của mình, thậm chí là khi nó có cấu trúc không rõ ràng và nhận biết được các thành ngữ, câu nói thông tục có trong đó. Có thể hiểu các chương trình trên ti vi và radio khá dễ dàng.
C2 Không có khó khăn trong việc hiểu bất cứ các dạng nào của ngôn ngữ nói, dù là trực tiếp hay trên phương tiện truyền thông ở một tốc độ nhanh tự nhiên.
Bảng 3.2: Yêu cầu chung về kĩ năng nghe - hiểu
Yêu cầu về kĩ năng nói
A1
Có thể nói, hỏi và trả lời những mẫu câu đơn giản giới thiệu bản thân, sức khoẻ, chào hỏi, nghề nghiệp, quốc tịch…bước đầu tham gia vào các chủ đề rất cơ bản và quen thộc hàng ngày.
A2
Có thể đưa ra sự miêu tả hoặc trình bày đơn giản về người, điều kiện sống hoặc làm việc, thói quen hàng ngày, sở thích hay sự yêu
thường gặp.
B1
Có thể duy trì trôi chảy một cách hợp lý những miêu tả đơn giản, dễ hiểu về các chủ đề khác nhau trong lĩnh vực quan tâm của họ hoặc trong các chủ đề quen thuộc như: đi lại, công việc, thời tiết, sở thích và một số tin tức thời sự…Có khả năng tạo các câu đơn giản để trình bày hoặc miêu tả về kinh nghiệm, mong muốn của mình hoặc thuật lại ngắn gọn một câu chuyện.
B2
Có thể đưa ra trình bày và miêu tả được một vấn đề một cách có hệ thống, với việc nhấn mạnh hợp lý những điểm quan trọng và chi tiết liên quan.
Có thể trình bày và miêu tả khá chi tiết, rõ ràng các chủ đề liên quan đến lĩnh vực mà mình quan tâm hoặc thường gặp mà không cần chuẩn bị trước. Đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề và trình bày những ưu, nhược điểm của một cách giải quyết nào đó.
C1
Có thể trình bày và miêu tả chi tiết, rõ ràng trong những chủ đề phức tạp, hợp nhất các tiểu chủ đề, phát triển các điểm cụ thể một cách thích hợp. Sử dụng ngôn ngữ trôi chảy, mạch lạc cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể trình bày ý kiến, quan điểm của mình một cách chính xác, lô gích, có sự so sánh, kết nối với ý kiến của người khác. Có thể tóm tắt hoặc thuật lại nội dung một câu chuyện, bộ phim, cuốn sách…
C2
Có thể tham gia vào bất cứ cuộc tranh luận thuộc chủ đề nào với khả năng trình bày vấn đề một cách trôi chảy, mạch lạc, có cấu trúc và lô gích. Có thể sử dụng thành ngữ, tục ngữ, từ ngữ với các nghĩa bóng, hàm ẩn một cách chính xác. Có thể trình bày lại vấn đề cho dễ hiểu hơn và làm người nghe nắm được các điểm quan trọng. Có thể nói lại nội dung của một cuốn sách lớn.
Yêu cầu về kĩ năng đọc
A1
Có thể đọc và hiểu các văn bản rất ngắn, đơn giản, với một cụm từ đơn lẻ riêng biệt, tìm thấy những tên quen thuộc, các từ và ngữ cơ bản.
A2
Có thể hiểu các văn bản ngắn, đơn giản về các vấn đề quen thuộc chứa đựng từ ngữ liên quan đến công việc hoặc xuất hiện thường xuyên hàng ngày như: tờ quảng cáo, thực đơn, thời gian biểu… Hiểu được các tin nhắn cá nhân đơn giản.
B1
Có thể đọc các văn bản dễ hiểu về các sự kiện trong các chủ đề liên quan đến lĩnh vực quan tâm với mức độ lĩnh hội tốt. Hiểu được thư từ cá nhân thể hiện mong muốn, suy nghĩ riêng.
B2
Có một vốn từ vựng tích cực để đọc, hiểu được các báo cáo, bài báo về các sự kiện hiện tại. Hiểu được một số thành ngữ và các nghĩa bóng. Đọc được một số tác phẩm văn học hiện đại.
C1
Có thể hiểu các văn bản phức tạp, dài dòng chi tiết, dù chúng có liên quan lĩnh vực chuyên môn của mình hay không. Tuy nhiên có thể phải đọc lại những phần khó.
C2
Có thể hiểu và giải thích rõ ràng hầu như tất cả các hình thức của ngôn ngữ viết bao gồm các văn bản văn học hoặc không thuộc văn học, có tính trừu tượng, có cấu trúc phức tạp. Hiểu và đánh giá đúng những nét độc đáo tinh tế của phong cách, của các ý nghĩa trực tiếp cũng như nghĩa hàm ẩn.
Bảng 3.4: Yêu cầu chung về kĩ năng đọc
Điền các thông tin cá nhân vào các mẫu đơn như ở khách sạn, sân bay…
A2 Có thể viết một loạt các cụm từ và các câu đơn giản, các thông điệp ngắn về vấn đề quan tâm. Viết được một bức thư cá nhân đơn giản.
B1
Có thể viết các văn bản dễ hiểu có liên kết mạch lạc trong một số các chủ đề quen thuộc mà mình quan tâm, có thể miêu tả một sự kiện hay cảm giác nào đó.
B2
Có thể viết các văn bản rõ ràng, chi tiết trong nhiều chủ đề khác nhau liên quan đến lĩnh vực quan tâm của mình, kết hợp và đánh giá thông tin và các luận cứ từ các nguồn khác nhau.
C1
Có thể viết các văn bản rõ ràng, có cấu trúc tốt với những chủ đề phức tạp, nhấn mạnh các vấn đề nổi bật có liên quan, mở rộng và ủng hộ quan điểm một cách khá chi tiết, có các lý do và các ví dụ liên quan, và kết thúc bằng một kết luận hợp lý, phong cách phù hợp.
C2
Có thể viết các văn bản phức tạp một cách rõ ràng, trôi chảy với một văn phong thích hợp, có hiệu quả và một cấu trúc logic để giúp người đọc tìm thấy những điểm quan trọng.
Bảng 3.5: Yêu cầu chung về kĩ năng viết