Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh 2010/2006 (±) Cơ cấu kinh tế theo giá hiện hành % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
NLN và thuỷ sản % 41,2 40,1 38,5 37,1 36,6 -4,6
Công nghiệp và xây dựng % 35,2 35,3 36,8 37,9 38,3 3,1
Dịch vụ % 23,6 24,6 24,7 25,0 25,1 1,5
(Nguồn: [5], [20] và tính toán của tác giả)
Tuy nhiên , qua bảng trên ta thấy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn rất chậm trong tất cả các ngành . Ngành NLN và thủy sản năm 2010 so với năm 2006 cơ cấu giảm 4,6% nhưng tỷ lệ lao động NLN làm việc trong các ngành kinh tế lại có xu hướng tăng qua các năm (từ 78,93% năm 2006 tăng lên 85,74% năm 2010), ngành công nghiệp và xây dựng tăng 3,1% nhưng chủ yếu là ở lĩnh vực khai thác khoáng sản và xây dựng c ơ bản; ngành dịch vụ chuyển dịch cơ cấu rất chậm , chỉ tăng 1,5% sau 5 năm.
2.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế giai đoạn 2006-2010
a) Khu vực kinh tế nông nghiệp
Là vùng đất có truyền thống phát triển sản xuất nông nghiệp. Đến nay huyện Văn Chấn đã có một cơ cấu ngành NLN phong phú và đa dạng. Giá trị sản xuất của ngành khá cao và ổn định. Cụ thể, năm 2010 giá trị sản xuất NLN và thuỷ sản đạt
372.348 triệu đồng (giá cố định ), bình quân 5 năm 2006 - 2010 tăng 14,77%. Khu
vực kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất ngành Nông lâm nghiệp và Thủy sản (2006 - 2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
So sánh 2010/2006 (%) Tốc độ PTBQ (%) Giá trị sản xuất (giá so sánh 1994) 279.772 301.991 318.327 353.112 372.348 133,09 14,77 1. Nông nghiệp 242.799 249.294 261.908 290.004 313.615 129,17 15,19 Trong đó: Trồng trọt 192.317 206.728 222.299 245.986 241.397 125,52 15,98 Chăn nuôi 50.482 42.566 39.609 44.018 72.218 143,06 23,07 2. Lâm nghiệp 34.326 44.607 47.815 53.138 43.158 125,73 24,60 3. Thủy sản 2.647 8.090 8.604 9.970 15.575 588,42 68,66
(Nguồn: [5], [20] và tính toán của tác giả)
Trong cơ cấu giá trị s ản xuất thì nông nghiệp vẫn chiếm vị trí chủ yếu , mặc dù có xu hướng giảm nhưng năm 2010 cơ cấu giá trị sản xuất nông nhiệp còn chiếm tới 84,23%; trong đó trồng trọt giữ vai trò chủ đạo , chiếm 76,97% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp . Năm 2010 so với năm 2005: diện tích gieo cấy lúa nước đạt
8.500 ha (tăng 280 ha); diện tích tăng từ 1 vụ lên 2 vụ ở các xã vùng cao đạt 780 ha
(tăng 160 ha); diện tích từ 2 vụ lên 3 vụ đạt 2.100 ha (tăng 500 ha). Sản lượng lương thực có hạt đạt 55.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt 363,5 kg (tăng 73 kg). Diện tích chè trồng mới 618 ha, hiện nay huyện Văn Chấn có 4.330 ha chè; sản lượng chè búp tươi năm 2010 đạt 40.000 tấn. Cây ăn quả , chủ yếu là cam ,
quýt tiếp tục phát triển đem lại thu nhập đáng kể cho hộ gia đình . Chương trình
trồng cây cao su được triển khai tích cực . Nhiều mô hình sản xuất, liên kết hợp tác có hiệu quả trong sản xuất nông lâm nghiệp được xây dựng, phát triển [10].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản (giá so sánh 1994)
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (giá so sánh 1994)
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông lâm nghiệp (2006-2010)
Chăn nuôi tiếp tục phát triển theo chiều sâu với việc hình thành được những mô hình chăn nuôi tập trung có hiệu quả . Huyện đã chỉ đạo q uyết liệt cải tạo , tăng đàn gia súc ; năm 2010, tổng đàn trâu ước đạt 25.000 con, tăng 6.400 con; đàn bò đạt 8.000 con, tăng 3.700 con; đàn lợn 78.000 con, tăng 15.400 con so với năm
2005. Đã hình thành các trang trại chăn nuôi quy mô n hỏ và vừa theo hướng công
nghiệp, bán công nghiệp; tình trạng nuôi thả rông gia súc ở vùng cao giảm dần [10].
Lâm nghiệp là ngành có nhiềm tiềm năng của huyện và được chú trọng ,
nhưng 5 năm qua phát triển chưa xứng với tiềm năng, tốc độ phát triển bình quân
đạt 24,6%, năm 2010 cơ cấu ngành lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 11,59%. Trong
những năm qua, huyện đã từng bước vận động nhân dân thay đổi tư duy trồng rừng từ vụ thu sang trồng vụ xuân hè, xây dựng được các vườn ươm giống cây tại Huyện . Diện tích trồng rừng hàng năm đều vượt chỉ tiêu kế hoạch . Hiện nay , huyện có
68.400 ha rừng , tăng 12.300 ha so với năm 2005 [10]. Năm 2010, diện tích rừng
trồng mới đạt 4.038 ha, trong đó rừng trồng tập trung là 1.569 ha, trồng cao su đạt 200 ha. Tỷ lệ tán che phủ đạt 54%, tăng 1% so với năm 2009 [29]. Công tác quản lý
bảo vệ rừng được tăng cường ; hạn chế đáng kể việc khai thác , buôn bán , vận
chuyển lâm sản trái phép.
Ngành Thủy sản mặc dù có tốc độ phát triển bình quân qua 5 năm khá cao (68,66%), nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu giá trị sản xuất nhóm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ngành nông lâm nghiệp và thủy sản của địa phương. Năm 2010, diện tích nuôi trồng
thủy sản đạt trên 750 ha, tăng 450 ha so với năm 2005, sản lượng ước đạt 400 tấn,
tăng 200%; các giống tiến bộ như : Cá chép lai , Rô phi đơn tính , cá vược... một số thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao như Ba ba, cá tầm phát triển mạnh [10].
Kinh tế vùng cao được quan tâm đầu tư phát triển , khai hoang được trên 170 ha ruộng nước , xây dựng và củng cố hệ thống kênh mương thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho diện tích lúa nước . Triển khai đồng bộ , có hiệu quả Dự án giảm nghèo (WB), chương trình 134, chương trình 135,... Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân vùng cao được cải thiện.
b) Khu vực kinh tế công nghiệp
Trong giai đoạn 2006 -2010, các ngành , sản phẩm có lợi thế n hư chế biến
nông lâm sản ; sản xuất khai thác vật liệu xây dựng , giấy đế, khai thác khoáng sản , thủy điện được khuyến khích , tạo điều kiện phát triển . Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 5 năm đạt 18,3%. Giá trị sản xuấ t công nghiệp năm 2010 (giá cố định 1994) đạt 225,577 tỷ đồng , tăng 119,557 tỷ đồng so với năm 2006 và tăng
54,5% so với năm 2009.
Hoàn thành công tác quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020; thực hiện dự án cụm công nghiệp Sơn Thịnh đạt kết quả bước đầu , hình thành một số cơ
sở sản xuất ở quy mô công nghiệp Nhà máy chè , nhà máy tuyển quặng chì - sắt
trong Cụm công nghiệp Sơn Thịnh ; 05 điểm mỏ quặng sắt đã đi vào khai thác ổn định. Năm 2010, một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện vẫn giữ được mức tăng so với năm trước , cụ thể là: Chế biến chè 14.297 tấn, tăng 78,7%; quặng sắt 56.120 tấn, tăng 407,2%; đá vật liệu xây dựng 160.217 m3, tăng 94,4%. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn với các ngành nghề : Chế biến nông lâm sản , dịch vụ cơ khí phục vụ nông nghiệp tiếp tục phát triển tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động [10],[29].
c) Khu vực dịch vụ
Thương mại dịch vụ phát triển ổn định , đạt tốc độ tăng trưởng khá cao . Năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2006. Giá trị sản xuất khối dịch vụ năm 2010 (giá cố định 1994) ước đạt 307, 2 tỷ
đồng, tăng 73,7% so với năm 2005; tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đạt 212,272 tỷ đồng , tăng 16,6% so với năm 2009, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân ngày càng tăng lên cả về số lượng và chất lượng . Hệ thống chợ được quan tâm đầu tư , phát triển, nhiều xã, thị trấn, cụm dân cư có chợ và các điểm bán hàng ; các hoạt động xúc tiến mại , hội chợ, giới thiệu sản phẩm được đẩy mạnh. Tiềm năng du lịch đã được quan tâm đầ u tư, đang triển khai xây dựng khu du lịch sinh thái Suối Giàng. Các ngành dịch vụ phát triển mạnh [5],[10],[29].
Tóm lại: Nhìn chung KTXH của huyện Văn Chấn thời kỳ 2006 - 2010 có sự
phát triển tương đối toàn diện , nền kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa đồng đều giữa các ngành, giữa các vùng. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng : Đó là giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp , tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Song sự chuyển dịch còn chậm , nhất là ngành dịch vụ. Đời sống nhân dân giữa các vùng trong huyện còn có sự chênh lệch.
2.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP CỦA HUYỆN VĂN CHẤN
2.2.1. Khái quát tình hình khai thác sử dụng đất NLN
2.2.1.1. Tình hình quy hoạch, khai thác sử dụng đất nông lâm nghiệp (2006 - 2010)
Việc quy hoạch sử dụng đất đai là một nhiệm vụ hết sức cần thiết ở các cấp , đặc biệt là đối với cấp huyện và cấp xã . Quy hoạch sử dụng đất nhằm sử dụng hợp lý và triệt để mọi tiềm năng đất đai , tăng tổng sản phẩm xã hội , nâng cao đời sống người lao động và góp phần cải thiện môi trường sinh thái . Xác định tiềm năng và thế mạnh của địa phương về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, những năm gần đây tỉnh Yên Bái và huyện Văn Chấn đã xây dựng quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ.
Trong công tác quy hoạch đã coi trọng việ c xây dựng phương án sử dụng đất đai có hiệu quả bền vững. Trong văn bản điều chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Văn Chấn thời kỳ 2006-2010 và đến năm 2015 đã đưa ra phương án tối ưu về sử dụng đất đến nă m 2010, như sau: Đất sản xuất nông nghiệp 18.042 ha, chiếm14,97%; đất lâm nghiệp 65.079,5 ha, chiếm 54%; đất phi nông nghiệp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.247,79 ha, chiếm 1,86%; đất ở 903,36 ha, chiếm 0,75%; đất chưa sử dụng
34.244,81 ha, chiếm 28,4%.
Bảng 2.3: Quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Chấn
ĐVT: ha
Chỉ tiêu
Quy hoạch đến
năm 2010 Thƣ̣c hiện đến năm 2010 Chênh lệch
Diện tích cấu Cơ (%)
Diện tích cấu Cơ (%)
Diện tích (+;-)
Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tƣ̣ nhiên 120.517,50 100,00 120.785,50 99,82 268,00
1. Đất nông nghiệp 18.042,04 14,97 29.386,68 24,33 11.344,64 9,36
- Cây hàng năm 6.971,97 10.040,45 3.068,48
- Cây lâu năm 7.941,40 18.446,23 10.504,83
- Đất vườn tạp 565,65 -565,65
- Đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi 2.175,00 591,97 -1.583,03
- Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 388,02 195,50 -192,52
2. Đất lâm nghiệp 65.079,50 54,00 80.492,65 66,64 15.413,15 12,64
3. Đất phi nông nghiệp 2.247,79 1,87 4.360,02 3,61 2.112,23 1,74
4. Đất ở 903,36 0,75 987,71 0,82 84,35 0,07
- Đất đô thị 123,43 110,69 -12,74
- Đất nông thôn 779,83 877,02 97,19
5. Đất chưa sử dụng 34.244,81 28,41 5.333,22 4,42 -28.911,59 -23,99
- Đất bằng chưa sử dụng 0,00 74,47 74,47
- Đất đồi núi chưa sử dụng 30.053,66 4.571,12 -25.482,54
- Núi đá không có rừng cây 1.098,54 689,63 -408,91
- Các loại đất chưa sử dụng khác 3.092,61 -3.092,61
(Nguồn: [5], [28] và tính toán của tác giả)
Tuy nhiên , trong quá trình thực hiện , do sự tích cực chủ động của chính quyền các cấp nên cơ cấu đất đai đã được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn sơ với phương án quy hoạch . Đến năm 2010 diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã phát triển lên đến 24,58% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện ; đất lâm nghiệp chiếm tới 66,66%; đất phi nông nghiệp 3,6%; đất ở 0,82%; đất chưa sử dụng còn có 4,42%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cầu lương thực thực phẩm trên địa bàn ; cân đối quỹ đất đảm bảo cho an toàn lương thực và duy trì phát triển chăn nuôi , chuyển một số diện tích sang nuôi trồng các loại cây con khác có giá trị và thu nhập cao hơn . Khai thác tối đa tiềm năng đất đai , hệ thống thủy lợi đưa năng suất cây lúa ruộng tăng cao hơn và đồng đều giữa các vùng, tăng cường công tác trồng rừng , tập trung xây dựng thươ ng hiệu hàng hóa cho những mặt hàng nông sản có thế mạnh của vùng . Quy hoạch lại đất đai vùng Mường Lò bằng thử nghiệm chính sách dồn điền đổi thửa , quy hoạch các vùng sản xuất rau sạch tại Phù Nham, Sơn Thịnh, Bản Hẻo...
2.2.1.2. Tình hình bố trí cơ cấu cây trồng chủ yếu trên đất nông lâm nghiệp
Qua tìm hiểu thực tế sản xuất của năm 2010 và những năm gần đây , chúng tôi nhận thấy hệ thống cây trồng trên các loại hình đất ở từng vùng có sự khác biệt , nhưng đều chung một xu hướng: đối với cây lúa, mục tiêu là đảm bảo cho an ninh lương thực bằng các giống lai có năng suất cao ở những vùng khó khăn , và hướng tới sản xuất hàng hóa ở những vùng có lợi thế về thổ nhưỡng, kinh tế nông hộ ổn định bằng các giống lúa có chất lượng cao . Đối với các cây hàng năm khác , chính quyền địa phương định hướng cho nông hộ lựa chọn sản xuất tập trung vào các loại cây và giống cây có năng su ất cao, có hiệu quả kinh tế trước mắt như ngô lai , sắn
cao sản; các loại cây trồng có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất như đậu tương , lạc ..
được huyện đưa ra chủ trương và chỉ đạo sản xuất ở từng vùng nhưng chưa được nông dân ủng hộ vì hiệu quả thấp nên diện tích trồng rất ít , chủ yếu phục vụ sinh hoạt của nông hộ ; một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như khoai tây Atlantic, khoai tây thương phẩm VT 2, khoai lang, đã được huyện triển khai trồ ng thí điểm ở một số xã nhưng diện tích còn ít và hiệu quả chưa được rõ ràng. Nhìn chung các loại cây trồng trên đất trồng cây hàng năm chưa đa dạng , chưa khai thác hết tiềm năng sản xuất của đất đai. Đất trồng cây lâu năm, chủ yếu là trồng chè và cây ăn quả theo từng vùng kinh tế (phụ lục 07).
2.2.1.3. Biến động quỹ đất NLN giai đoạn 2006 - 2010
Trong 5 năm qua, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và khai thác sử dụng đất NLN của huyện có những chuy ển biến tích cực , diện tích đất sản xuất nông lâm nghiệp tăng mạnh trong 5 năm qua, nhất là kể từ năm 2008 đến nay. Đi sâu phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tích biến động đất nông lâm nghiệp từ năm 2008 đến năm 2010 ở từng vùng sinh thái chính của huyện , cho thấy : Diện tích đất nông nghiệp toàn huyện tăng từ
13,17% năm 2008 lên 24,58% năm 2010, (chủ yếu là tăng diện tích trồng cây lâu
năm); ở vùng cao thượng huyện tăng 2.910,49 ha; vùng trong tăng 1.713,08 ha; vùng ngoài tăng 9.118,41 ha; đất lâm nghiệp tăng hơn năm 2008 là 9.862,58 ha (tăng 8,33%) thể hiện rõ nét ở vùng cao và vùng ngoài (những vùng trước đây có tiềm năng đất chưa sử dụng ). Vùng cao tăng 4,997,53 ha đât lâm nghiệp , tương đương với tăng cơ cấu s o với trong toàn vùng là 10,20%; vùng ngoài diện tích tăng
5.366,11 ha, tương đương tăng lên 10,19% so với năm 2008. Diện tích đất chưa sử
dụng ở vùng cao và vùng ngoài cũng giảm rõ rệt , đặc biệt là đồi núi chưa sử dụng trước đây đã được khai thác phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp (xem phụ lục 03).
2.2.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng và hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng giai đoạn 2006 - 2010
2.22.1. Biến động diện tích một số loại cây trồng chủ yếu
Từ năm 2006 đến năm 2010, nhìn chung diện tích có xu hướng tăng nhưng
không đồng đều ở từng loại đất và cây trồng . Năm 2010 diện tích cây nông nghiệp tăng 1.174,4 ha, trong đó diện tích gieo trồng cây hàng năm có xu hướng tă ng đều qua 5 năm, tốc độ phát triển bình quân là 3,8%. Diện tích cây lương thực tăng chậm