Cây trồng DT gieo trồng (ha) Năng suất bình quân (tạ/ha) Chỉ tiêu đánh giá GO (1.000đ) VA (1.000đ) VC (1.000đ) MI (1.000đ) Tổng công LĐ GO/IC (Lần) VA/IC (Lần) MI/IC (Lần) GO/LĐ (1.000đ) MI/LĐ (1.000đ) Ngô lai C919 0,16 28,00 12.200 6.713 6.363 5.850 180 2,22 1,22 1,07 67,78 32,50
Khoai tây Atlantic 0,3 50,00 45.500 20.620 25.880 19.620 250 1,83 0,83 0,79 182,00 78,48
Khoai lang 0,18 40,00 18.356 10.411 8.444 9.911 170 2,31 1,31 1,25 110,13 59,42
Đậu đỗ các loại 0,04 5,00 6.000 2.500 4.000 2.000 200 1,71 0,71 0,57 30,00 10,00
Rau củ các loại 0,52 105,00 34.173 19.096 17.231 16.942 430 2,27 1,27 1,12 79,33 39,42
(Số liệu điều tra kết quả sản xuất của nông hộ năm 2010)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn b) Hiệu quả kinh tế sử dụng đất trồng cây hàng năm khác
Đất trồng cây hàng năm khác , chủ yếu là đất vườn đồi và nương rẫy. Trong
các điểm điều tra thì TTNT Nghĩa Lộ chỉ có bình quân 40m2
/hộ, người dân thường dùng để nuôi gà thả vườn và một phần dùng vào trồng rau xanh phục vụ trong hộ gia đình, nên chúng tôi không đánh giá hiệu quả loại đất này ở TTNT Nghĩa Lộ . Đối với vùng cao , thượng huyện, các cây trồng chính là lúa nương , sắn, ngô 2 vụ; cây đậu tương chưa được trồng phổ biến , một vài hộ trồng cỏ phục vụ chăn nuôi , trồng rau xanh để kinh doanh . Vì vậy c húng tôi chỉ đánh giá hiệu quả cho những cây trồng và mô hình có tính đại diện cao , có diện tích lớn; những diện tích dưới 50 m2 trồng rau, bí ngô, khoai các loại phục vụ cho sinh hoạt của nông hộ chúng tôi không phân tích đánh giá.
Thực tế sản xuất của các vùng điều tra : trong một vài năm liên tục mỗi mảnh đất chỉ được người dân trồng chuyên một loại cây trồng ; do đó, số liệu tổng hợp điều tra không có những HTCT luân canh, xen canh đa dạng các loại cây trồng.
Tính chung trên toàn mẫu điều tra , bảng 2.12 cho thấy: Tỷ lệ diện tích canh tác cây ngô chiếm 39%, lúa nương 32% và sắn 25% là những cây trồng có tỷ lệ diện tích canh tác nhiều nhất ; tuy nhiên diện tích ng ô trồng 1 vụ - bỏ hóa còn nhiều , chiếm tới 22% tổng diện tích canh tác ; diện tích trồng đậu tương và rau các loại chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Xét về hiệu quả kinh tế, qua các chỉ tiêu GO, AC, VC và IC ở bảng cho thấy: HTCT trồng rau các loại trong cả năm sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao nhất: năng suất đạt 98,92 tạ/ha; với chi phí 7.090 nghìn đồng /ha, các chỉ tiêu
GO,VA, và MI lần lượt đạt các giá trị : 29.676; 22.796; và 22.586 nghìn đồng/ha.
Tuy nhiên do thị trường tiêu thụ còn hạn chế nên mô hình này còn chưa phổ biến , chỉ có một số ít hộ trồng cung cấp rau sạch , rau đặc sản vùng cao cho các c hợ trong vùng, các nhà hàng ở thị trấn Sơn Thịnh và thị xã Nghĩa Lộ.
Canh tác 2 vụ ngô cho hiệu quả kinh tế rõ rệt , các chỉ tiêu GO , VA, MI lần lượt là 25.062; 18.873 và 18.288 nghìn đồng/ha canh tác ; cao gấp 2,1 mô hình ngô xuân - bỏ hóa và gấp 1,2 lần so với cây sắn cao sản . Cây sắn được trồng tương đối nhiều, với 25% diện tích, hầu hết là giống sắn cao sản KM94. Nhưng do đầu tư thấp với mức chi phí 2.399 nghìn đồng /ha và khả năng thâm canh ch ưa cao nên năng suất mới đạt 96,1 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với ngưỡng năng suất thử nghiệm của giống (hơn 420 tạ/ha) [31].
Với tỷ lệ diện tích tương đối lớn trong quỹ đất canh tác , nhưng cây lúa nương có hiệu quả kinh tế rất t hấp, giá trị sản xuất và thu nhập hỗn hợp chỉ đạt
6.379 và 5.614 nghìn đồng/ha, chỉ bằng 50% so với mô hình trồng ngô xuân - bỏ
hóa và bằng 30% so với hiệu quả cây sắn . Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị các hộ nông dân nên chuyển đổi diện tích trồng lúa nương sang các loại cây trồng khác có hiệu quả cao hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hiệu quả kinh tế của các HTCT cây trồng 1 vụ - bỏ hóa như: cây ngô và đậu tương nhìn chung là thấp. Đặc biệt, hiệu quả của HTCT đậu tương vụ xuân - bỏ hóa là thấp nhất, giá trị sản xuất chỉ đạt 3.967 nghìn đồng/ha. Bởi vì mức đầu tư thấp, và không khai thác được tính năng cải tạo đất của cây đậu tương ở vụ sản xuất liền kề.
Nhìn chung, các cây trồng chính năng suất thấp hơn so với ngưỡng năng suất được thâm canh cao ở các vùng khác , vì vậy hiệu quả kinh tế của loại đất này còn thấp. Bình quân mỗi hộ dân đầu tư chi phí vập chất là 2.087 nghìn đồng/ha, cho giá trị sản xuất 14.658 nghìn đồng/ha và thu nhập hỗn hợp 11.851 nghìn đồng/ha. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do mức độ đầu tư trong sản xuất của các hộ dân còn rất kiêm tốn.
Bảng 2.13 phân tích hiệu quả theo mức sống của hộ cho thấy : tất cả các loại cây trồng và HTCT của nhóm hộ khá đều cao hơn nhóm hộ trung bình và hộ nghèo . Bởi vì họ điều kiện kinh tế tốt hơn để đầu tư ở mức độ nhất định cho từng loại cây trồng, thể hiện qua chỉ tiêu chi phí vật chất /ha canh tác của từng cây trồng đều cao hơn; Các cây trồng của nhóm hộ nghèo có hiệu quả thấp nhất , chỉ tiêu chi phí vật chất /ha canh tác rấ t thấp, chứng tỏ như họ không đầu tư vật tư phân bón mà chủ yếu là bóc màu của đất . Cây đậu tương chỉ được trồng ở nhóm hộ khá để phục vụ sinh hoạt của gia đình, các nhóm hộ trung bình và nghèo hầu như không trồng vì h ọ cho rằng hiệu quả kinh tế thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn