Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu mở đầu (Trang 44)

5. Bố cục của luận văn

2.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Văn Chấn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, có tọa độ địa lý: 21020 phút - 21045 phút độ vĩ bắc, 104020 phút - 104053 phút độ kinh đông:

+ Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. + Phía Nam giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.

+ Phía Đông giáp huyện Trấn Yên và Văn Yên, tỉnh Yên Bái. + Phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.

Có tổng diện tích tự nhiên 1.207,585 km2

chiếm 17% diện tích toàn tỉnh và là huyện lớn thứ 2 về diện tích trong 9 huyện thị thành phố của tỉnh. Hiện nay huyện có 31 đơn vị hành chính (3 thị trấn và 28 xã), trong đó nhà nước công nhận 18 xã

vùng cao, có 16 xã đặc biệt khó khăn.

Huyện Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh 72 km, cách Thị xã Nghĩa lộ 10 km, cách Hà Nội hơn 200 km, có đường quốc lộ 32 và 37 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Phù Yên và Bắc Yên (tỉnh Sơn La) và tỉnh Lai Châu. Vị trí địa lý này là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với tỉnh bạn (Sơn La, Lai Châu) và các huyện bạn trong tỉnh. Bên cạnh những thế mạnh trong phát triển kinh tế, Văn Chấn còn có vị trí chiến lược quan trọng trong hệ thống quốc phòng của tỉnh và khu vực Tây Bắc.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Huyện Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, nhiều núi cao và suối lớn chia cắt. Huyện được chia thành 3 vùng

chính: Vùng ngoài gồm 9 xã, thị trấn; vùng trong gồm 12 xã, thị trấn và vùng cao

thượng huyện gồm 10 xã (7 xã vùng cao và 3 xã thượng huyện). Độ cao trung bình của huyện so với mực nước biển là 400 m, đỉnh núi cao nhất 2.065 m, thấp nhất 300 m,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xen giữa các núi cao và đồi thấp tạo nên những thung lũng lòng máng hẹp kéo dài theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.

2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu

Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình phức tạp nên khí hậu Văn Chấn cũng thể hiện những đặc điểm đó:

+ Nhiệt độ trung bình: 20 - 300C, mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống tới -2

đến -30C, tổng nhiệt độ của cả năm đạt 7.500 - 8.1000C.

+ Lượng mưa: được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200 - 1.600mm, số ngày mưa trong năm 140 ngày. Do yếu tố địa hình, vùng ngoài thường có mưa nhiều và ẩm ướt; vùng trong và vùng cao thượng huyện ít mưa, khí hậu khô hanh, ẩm độ thấp.

+ Ẩm độ, ánh sáng: Độ ẩm bình quân từ 83 - 87%, thấp nhất 80%, lượng bốc hơi trung bình từ 770 - 780mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.360 - 1.730 giờ, lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%.

+ Gió: Do địa hình lòng máng chạy theo hướng Đông nam - Tây bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khô và nóng thường xuyên xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất vào tháng 5 đến tháng 7),

ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 - 380

C, bình quân mỗi năm có 20 ngày gió nóng. + Sương muối: Thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mỗi tháng thường có từ 5 đến 7 ngày, mỗi ngày kéo dài 1 đến 2 giờ.

2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên tự nhiên

a) Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên của huyện Văn Chấn năm 2010 là 120.758 ha. Theo

tài liệu của Sở Tài Nguyên và Môi Trường phân chia các loại đất theo tiêu chuẩn

FAO - UNESCO, căn cứ vào sự hình thành của các loại đất phân chia thành 7 nhóm

sau: nhóm phù sa chiếm 9,25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện; nhóm dốc tụ

chiếm 13,16%; nhóm đất đỏ chiếm 5,39%; nhóm đất nâu tím chiếm 1,42%; nhóm đất tích vôi chiếm 1,07%; nhóm đất Glây chiếm 0,33%; nhóm đất xám chiếm 69,38% tổng diện tích đất của huyện (UBND huyện Văn Chấn, 2006). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

b) Tài nguyên khoáng sản

Về cấu trúc địa chất qua các tài liệu khảo sát lịch sử, Văn Chấn có các loại trầm tích Xerisit, Octphia, Tunphogen núi lửa và á núi lửa liên quan đến sự tạo thành khoáng sản gồm:

+ Nhóm khoáng sản kim loại: Nhiều nhất là sắt phân bổ ở Sùng Đô, Làng Mỵ… có trữ lượng vài chục triệu tấn, nhưng hàm lượng sắt không cao. Ngoài ra còn có chì, kẽm ở Tú Lệ và một số khoáng sản khác chưa điều tra kỹ.

+ Nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng: nguồn khoáng sản này phân bố tương đối đồng đều trên toàn địa bàn huyện bao gồm: Đá vôi, cát, đá,sỏi… phục vụ cho sự phát triển công nghiệp và xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương.

+ Nhóm khoáng sản năng lượng: Văn Chấn có nguồn khoáng sản năng lượng không lớn, nằm rải rác ở một số xã như sau: than đá ở Suối Quyền, Thượng Bằng La, Đồng Khê, Thị trấn Nông trường Liên Sơn; than bùn ở xã Phù Nham. Điều kiện khai thác thuận lợi, hiện đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng và sản xuất chế biến chè.

+ Nhóm nước khoáng: Văn Chấn có 6 điểm nước khoáng nóng ở các xã: Sơn Thịnh, Sơn A, Phù Nham, Gia Hội, Tú Lệ và Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ. Đây là các điểm nước khoáng nóng thuộc dạng nước khoáng dinh dưỡng đang được nghiên cứu, phân tích để khai thác đưa vào sử dụng điều dưỡng và chữa bệnh cho

nhân dân kết hợp với du lịch sinh thái.

c) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: gồm 3 hệ thống ngòi, suối lớn

+ Hệ thống suối Ngòi thia: dài 104 km có diện tích lưu vực 824 km2, bao

gồm các nhánh: Ngòi Nhì: Dài 30 Km, diện tích lưu vực 360 km2; Nậm Tăng: Dài

28 Km, diện tích lưu vực 156 km2

; Nậm Mười: Dài 18 Km, diện tích lưu vực 166

km2; Nậm Đông: Dài 28 Km, diện tích lưu vực 142 km2.

+ Hệ thống suối Ngòi Lao: dài 66 Km có diện tích lưu vực 510 km2

, bao gồm

các nhánh: Ngòi Phà: Dài 14 Km, diện tích lưu vực 50 km2; Ngòi Tú: Dài 20 Km,

diện tích lưu vực 63 km2

; Ngòi Mỵ: Dài 10 Km, diện tích lưu vực 27 km2

+ Hệ thống suối Ngòi Hút: có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn 397 km2

, gồm nhiều suối nhỏ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các hệ thống ngòi suối Văn Chấn đều bắt nguồn từ núi cao, độ dốc lớn,

ngoài tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống còn có tiềm năng

về thuỷ điện.

- Nguồn nước ngầm: đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu , đánh giá tiềm năng, trữ lượng nguồn nước ngầm của huyện Văn Chấn. Tuy nhiên theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều, lưu lượng 0,1 - 0,5 lít/giây.

d) Tài nguyên rừng

Năm 2010, tổng diện tích đất có rừng đạt 68.416 ha; tỷ lệ che phủ của rừng đạt 54%; diện tích rừng trồng hiện có trên 20.000 ha, đây là nguồn nguyên liệu gỗ cung cấp cho chế biến tương đối lớn, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng; tuy nhiên, hiện nay chủ yếu là rừng mới trồng đang trong giai đoạn kiến thiết cơ bản nên sản lượng còn thấp.

2.1.1.5. Tiềm năng du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là một huyện miền núi, Văn Chấn có phong cảnh thiên nhiên đa dạng và phong phú, có nhiều hang động đẹp như: Thẩm lé, Thẩm han (Sơn A)... Khu du lịch sinh thái Suối Giàng, An Lương,... và nhiều dân tộc thiểu số với các bản sắc riêng biệt cho đặc trưng văn hoá tộc người và ẩm thực. Đó là nguồn tiềm năng du lịch của Văn Chấn. Tuy nhiên do kinh tế chưa phát triển mạnh, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên chưa có điều kiện khai thác những tiềm năng này để phát triển ngành du lịch.

Trong những năm tới, với chính sách "mở cửa" thu hút đầu tư nhiều thành phần kinh tế. Ngành du lịch Văn Chấn sẽ phát triển nối liền với các tuyến du lịch của các tỉnh bạn Phú Thọ, Lào Cai và Hà Tây,...

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn

2.1.2.1. Đặc điểm tình hình sử dụng đất đai của huyện

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Văn Chấn hiện nay là 120.758,5 ha

(theo kết quả tổng điều tra đất đai năm 2009 của tỉnh Yên Bái ) chia ra các loại đất : đất nông nghiệp là 29.386,68 ha, chiếm 24,34%; đất lâm nghiệp có 80.492,65 ha, chiếm 66,66%; đất phi nông nghiệp có 4.360,02 ha, chiếm 3,61%; đất ở có 987,71

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ha, chiếm 0,82%; đất chưa sử dụng còn 5.333,22 ha, chiếm 4,41% tổng diện tích đất tự nhiên (Phụ lục số 02; 03).

Với chính sách sử dụng đất đai của huyện phục vụ cho phát triển KTXH, quỹ đất phục vụ sản xuất NLN đã tăng hàng năm, đất chưa sử dụng giảm dần. Năm 2010, đất nông nghiệp tăng so với 2006 là 12.709,70 ha, tốc độ phát triển bình quân từ năm 2006 đến 2010 là 115,21%. Tốc độ phát triển quỹ đất lâm nghiệp tăng bình quân từ

2006 đến nay là 104,81% phục vụ cho công tác trồng rừng sản xuất và bảo vệ quỹ rừng

tự nhiên. Quỹ đất chưa sử dụng từ năm 2006 đến nay đã giảm 27.019,17 ha, chuyển sang các mục đích sản xuất NLN và khai thác khoáng sản (Phụ lục số 02; 03).

2.1.2.1. Đặc điểm tình hình dân số và lao động

- Dân số và mật độ dân số : Dân số huyện Văn Chấn năm 2010 là 145.580

người, mật độ dân số 121 người/km2, tốc độ tăng dân số bình quân năm 2006 - 2010

là 0,35%, tỷ lệ tăng d ân số tự nhiên năm 2010 là 11,6‰ [5]. Có tới 89% dân cư

sống ở khu vực nông thôn , dân số phân bố không đều giữa các tiểu vùng kinh tế và giữa các xã trong vùng tạo ra những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Các xã thuộc vùng trong của huyện có mật độ dân số lớn (334

người/km2), 03 thị trấn nông trường cũng là nơi dân cư tập trung đông đúc, lao động

dư thừa nhiều, giải quyết việc làm cho số lao động này là rất thiết yếu. Các xã vùng

cao thượng huyện (65 người/km2

) và vùng ngoài (104 người/km2

) có mật độ dân số

thấp, không đủ lao động để khai thác tiềm năng tự nhiên. Do đó điều hoà dân số và lao động giữa các vùng cho hợp lý cũng là vấn đề cần quan tâm.

- Dân tộc: Trên địa bàn huyện Văn Chấn có 23 dân tộc anh em cùng sinh sống: Kinh, Thái, Tày, Mường, Dao, H'Mông, Nùng, Hoa, Khơ Mú, Phù Lá, Bố Y,... Trong đó 8 dân tộc chủ yếu Kinh 34,05%; Thái 22,38%; Tày 17,11%; Dao 8,93%; Mường 7,57%; H'Mông 6,22%; Giáy 1,48%; Khơ Mú 0,74%, chia thành 3 vùng cư trú; vùng ngoài đại đa số dân tộc Tày; vùng đồng bằng đa số đồng bào Thái, đồng bào Kinh và Mường; vùng cao chủ yếu dân tộc Dao, H'Mông [34].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Lao động: là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như số lượng của sản phẩm hàng hoá, vì vậy việc sử dụng nguồn lao động một cách đầy đủ, hợp lý đã trở thành nguyên tắc của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Đặc biệt trong sản xuất nông lâm nghiệp ở miền núi , chủ yếu là lao động thủ công với những phương thức và tập quán canh tác lạc hậu đòi hỏi phải cần lực lượng lao động sống lớn và tính thời vụ cao, do vậy việc sắp xếp giải quyết nguồn lao động hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất, đồng thời đó cũng là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.

Năm 2010 toàn huyện có 102.445 lao động, chiếm hơn 70% dân số, lao động

trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 83.401 người, chiếm 81,4% lực lượng lao động .

Tuy nhiên, nhìn chung trình độ lao động còn thấp, hầu hết là lao động phổ thông, trình độ văn hoá thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm khoảng 30%. Đây là những hạn chế của huyện Văn Chấn trong phát triển kinh tế - xã hội (phụ lục 01).

2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật có vị trí hết sức quan trọng. Việc trang bị đầy đủ hợp lý cơ sở vật chất có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho người nông dân, làm tăng năng suất lao động, góp phần củng cố và hoàn thiện mối quan hệ sản xuất trong sản xuất hàng hoá.

- Giao thông: Nhìn chung mạng lưới giao thông huyện Văn Chấn đã đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Năm 2010, đã có 25/31 xã có đường nhựa, 2/31 xã có đường rải đá, 3/31 xã có đường cấp phối và 1/31xã có đường đất đến trung tâm xã. Tuy nhiên hệ thống giao thông ở các thôn bản vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn chỉ có đường rải sỏi, đá ong hoặc đường đất, đường ghồ ghề, lầy lội khi trời mưa. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến giao lưu kinh tế và đi lại của người dân và hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thuỷ lợi:Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện Văn Chấn đã xây dựng được nhiều công trình thuỷ lợi lớn,vừa và nhỏ. Toàn huyện có 688 km kênh mương nội đồng (đã kiên cố được 40%, bằng 275

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công ty TNHH Nghĩa Văn quản lý 52 công trình). Trong đó: 5 công trình có năng

lực tưới 150 ha trở lên; 3 công trình có năng lực tưới từ 100 - 150 ha; 2 công trình có năng lực tưới 50 - 100 ha; 17 công trình có năng lực tưới 20 - 50 ha; 43 công trình có năng lực tưới 10 - 20 ha; còn lại các công trình có năng lực tưới dưới 10 ha. Các công trình thủy lợi lớn như hệ thống công trình thủy lợi Đồng Khê - Thạch Lương, công trình thủy lợi Phai Mòn, công trình thủy lợi Năng Phai, công trình thủy lợi Ngòi Nhì đã cơ bản đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho vùng cánh đồng Mường Lò. Đối với các xã vùng cao, thượng huyện trong những năm qua đã được tập trung đầu tư các công trình thủy lợi nhỏ từ nguồn vốn Chương trình 135, nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới,... nên diện tích ruộng tại các xã này đã được đảm bảo tưới

tiêu. Đối với các xã vùng ngoài địa hình chia cắt mạnh, trên 1.200 ha ruộng tại các xã

này chủ yếu được tưới, tiêu từ các công trình thủy lợi nhỏ chưa được kiên cố.

- Nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân:

Giai đoạn 2006 - 2010, huyện đã huy động các nguồn lực đầu tư để xây dựng các công trình nước sạch nông thôn, giếng lọc, giếng khoan, bơm tay, công trình nước sinh hoạt tự chảy. Đến nay toàn huyện có 3.389 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có 41 công trình cấp nước tập trung còn lại là các công trình giếng lọc, giếng khoan, bơm tay, téc... Tỷ lệ dân cư được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng từ

Một phần của tài liệu mở đầu (Trang 44)