5. Bố cục của luận văn
2.3. Kết quả nghiên cứu về hiệuquả sử dụng đất nông lâm nghiệp củacác hộ
NGHIỆP CỦA CÁC HỘ ĐƢỢC ĐIỀU TRA 2.3.1. Mô tả về địa bàn nghiên cƣ́u
Như phần trên chúng tôi đã trình bày , địa bàn nghiên cứu của đề tài được lựa chọn ở 04 xã phân bổ đều trong các vùng kinh tế . Điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội của các xã được mô tả khái quát tại phụ lục số 08.
2.3.2. Tình hình chung của nhóm hộ phân theo địa bàn nghiên cứu
Để nghiên cứu thực trạng sử dụng đất nông lâm nghiệp của hộ nông dân trên địa bàn huyện Văn Chấn , chúng tôi đã tiến hành điều tra , phỏng vấn mỗi xã 30 hộ, tổng số mẫu điều tra là 120 hộ. Tình hình chung của các nhóm hộ như sau:
2.3.2.1. Nguồn nhân lực của hộ
Trong sản xuất nông nghiệp thì nguồn nhân lực của hộ đóng vai trò quan trọng, là lực lượng sản xuất tác động lên đất đai để tạo ra các nông sản phẩm hàng hóa. Bảng 2.4 cho biết tình hình nguồn lực của hộ. Với các nông hộ dân tộc thiểu số
ở vùng cao thì mỗi dân tộc có tập quán và phương thức sử dụng đất khác nhau ,
trong đó chủ hộ là người có quyền lực cao nhất trong hộ , quyết định đến sản xuất của hộ.
Kết quả tổng hợp cho thấy: có 30 hộ dân tộc Thái ở xã Nậm Búng , 30 hộ dân tộc Mông ở xã Suối Giàng , 30 hộ dân tộc Kinh ở TTNT Nghĩa Lộ , 28 hộ dân t ộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tày và 02 hộ dân tộc Kinh ở xã Thượng Bằng La được điều tra , phỏng vấn. Tuổi bình quân của chủ hộ trong toàn mẫu là 41,65 tuổi, hầu hết ở độ tuổi này chủ hộ đã có những mối quan hệ nhất định trong cộng đồng và có đủ kinh nghiệm để sản xuất, đây là những thuận lợi về sản xuất của nông hộ nhưng cũng có thể là trở ngại vì ở độ tuổi này chủ hộ khó có thể tiếp nhận những kiến thức KHKT tiến bộ áp dụng vào sản xuất; ở Nậm Búng tuổi bình quân của chủ hộ có thấp hơn nhiều so với các vùng khác (34,05 tuổi), điều này có thể lý giải do đồng bào dân tộc Thái khi lấy vợ , lấy chồng sẽ tách ra ở riêng sớm hơn các dân tộc khác để thành hộ gia đình m ới. Có tới
88,75% chủ hộ là nam giới , chỉ có một tỷ lệ nhỏ chủ hộ là nữ giới với lý do là
không còn người đàn ông làm trụ cột gia đình.
Bên cạnh yếu tố độ tuổi và giới tính của chủ hộ , trình độ văn hóa của chủ h ộ nhìn chung rất thấp, chủ yếu ở bậc THCS, đặc biệt ở xã Suối Giàng trình độ của chủ hộ chỉ ở bậc tiểu học ; tỷ lệ chủ hộ được đào tạo chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên rất ít , chỉ chiếm bình quân là 8,33%. Trình độ văn hóa và chuyên môn của chủ hộ có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất , trình độ thấp thì khó có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sử dụng đất của nông hộ và của cả cộng đồng.
Nhân khẩu bình quân một hộ là 4,61 người/hộ, lao động bình quân là 2,64 lao động/hộ, nhưng ở TTNT Nghĩa Lộ và xã Thượng Bằng La có thấp hơn hai xã còn lại. Như vậy mức nhân khẩu và lao động của các nông hộ hiện nay là tương đối phù hợp với điều kiện sản xuất và sinh hoạt của nông thôn miền núi , tuy nhiên trong từng vùng vẫn còn có một vài hộ có tới 7 đến 9 nhân khẩu. Vẫn còn có tới 9% lao động của hộ không biết chữ , tập trung chủ yếu ở xã Suối Giàng (có tới 30% số lao động của hộ) mà hầu hết là nữ giới.
Trong tổng mẫu điều tra có tới 28,33% hộ nghèo và cận nghèo theo chuẩn mới của quốc gia , mà chủ yếu ở xã Suố i Giàng 50%; xã Nậm Búng 46,67%, xã Thượng Bằng La 16,67%. Chúng tôi không tổng hợp vào bảng nhưng theo quan sát thực tế tại điểm điều tra thì hầu hết các hộ nghèo chỉ có nhà tạm ; trang thiết bị sinh hoạt thiếu thốn ; công cụ sản xuất hết sức thô sơ lạc hậu , lao động chủ yếu là bằng sức người.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4: Tình hình nhân lực và phân loại kinh tế hộ
Chỉ tiêu ĐVT Xã điều tra Bình quân chung Nậm Búng Suối giàng TTNT Nghĩa Lộ Thƣợng Bằng La
1. Dân tộc của hộ điều tra Hộ 30 30 30 30 120
Kinh Hộ 30 2 32
Tày Hộ 28 28
Thái Hộ 30 30
Mông Hộ 30 30
2. Thông tin về chủ hộ
Tuổi bình quân Năm 34,05 41,15 44,70 46,70 41,65
Nam % 100,00 85,00 90,00 80,00 88,75
Nữ % 0,00 15,00 10,00 20,00 11,25
Học vấn Lớp 7,80 3,00 9,00 7,00 6,70
Tỷ lệ qua đào tạo CMKT % 10,00 6,67 10,00 6,67 8,33
3. Nguồn nhân lực của hộ
Nhân khẩu/hộ Khẩu 5,00 5,50 3,75 4,20 4,61
Lao động của hộ LĐ 3,00 3,05 1,95 2,55 2,64
Tỷ lệ lao động mù chữ % 0,00 30,00 0,00 6,00 9,00
4. Phân loại kinh tế của hộ % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo % 46,67 50,00 0,00 16,67 28,33
Tỷ lệ hộ trung bình % 33,33 20,00 80,00 60,00 48,33
Tỷ lệ hộ khá % 20,00 30,00 20,00 23,33 23,34
Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010
Như vậy, có thể thấy rằng nghiên cứu này có xu thế hướng về nhóm nông hộ là các dân tộc thiểu số vùng núi, còn có nhiều khó khăn hạn chế trong sản xuất nông lâm nghiệp - một đặc trưn g cơ bản của huyện Văn Chấn . Chúng tôi sẽ có những phân tích sâu hơn về mức độ ảnh hưởng của trình độ văn hóa , chuyên môn của chủ hộ, nhân khẩu và lao động , điều kiện kinh tế của hộ đối với hiệu quả sử dụng đất ở những phần sau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.2.2. Đất NLN của hộ điều tra
- Quy mô đất đai, các loại đất và cây trồng chính:
Đối với nông hộ , đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất , đặc biệt là khu vực thuần nông như các xã được lựa c họn điều tra . Thu nhập của hộ dựa vào việc canh tác trên đất đai là chính . Quy mô đất đai và tình hình sử dụng đất của nông hộ tại các vùng nghiên cứu được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Qua bảng 2.5 cho thấy: diện tích đất nông lâm nghiệp của hộ được quản lý và
sử dụng tương đối lớn , bình quân là 12.507 m2
; nhưng không đồng điều giữa các
vùng. Tại xã Suối Giàng diện tích đất sản xuất mỗi hộ có tới 31.751 m2
, chủ yếu là đất nương rẫy tr ồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm có cây chè Shan cổ thụ
nổi tiếng; tại TTNT Nghĩa Lộ chỉ có 3.261 m2
/hộ. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 6,5% số hộ không đủ đất canh tác phải mượn đất của người thân để sản xuất (ở 2 điểm là xã Nậm Búng và TTNT Nghĩa Lộ ). Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 83,3% quỹ đất của hộ, đất lâm nghiệp chiếm 16,7%. Đất lâm nghiệp của các hộ là đất trồng rừng sản xuất, chỉ có 28,75% số hộ điều tra có loại đất này, bình quân mỗi hộ có đất lâm nghiệp là 7.261 m2/hộ có đất lâm nghiệp.
Trong đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm mỗi hộ có 6.150 m2, chiếm tỷ trọng 59%; đất trồng cây lâu năm chiếm 40%, chủ yếu là trồng c hè và một phần nhỏ là trồng cây ăn quả . Đất mặt có nước nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 1% quỹ đất của hộ , 25% số hộ có đất này , tập trung nhiều ở xã Thượng Bằng La và xã Nậm Búng.
Trong đất trồng cây hàng năm , đất ruộng trồng lúa nước bình quân có 2.427 m2/hộ, chiếm 39,5% diện tích đất bình quân /hộ. Một ngẫu nhiên trong điều tra , có
6% số hộ không có ruộng (ở xã Suối Giàng ) mà do nữ giới làm chủ hộ , chúng tôi
chưa rõ nguyên nhân vì sao , phải chăng nữ giới làm chủ hộ thì có sự bất công bằng phân phối ruộng đất trong cộng đồng ?. Đất ruộng được người dân ưu tiên trồng cây lúa nước để sản xuất lương thực . Năm 2010, có 32,7% đất ruộng còn sản xuất 1 vụ/năm, chủ yếu là ruộng bậc thang ở xã Suối Giàng và một số hộ ở xã Nậm Búng , xã Thượng Bằng La ; các chủ hộ cho biết do không có đủ nguồn nước để trồng hai vụ lúa. Có 66,4% đất ruộng đã được làm hai vụ , chỉ có 2,9% diện tích ruộng được thâm canh ba vụ ở một số ít hộ TTNT Nghĩa Lộ và xã Thượng Bằng La làm vụ ba để sản xuất rau màu hoặc trồng ngô đông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.5: Quy mô đất NLN và tình hình sử dụng đất của nông hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT
Xã điều tra Bình quân
chung Nậm Búng Suối giàng TTNT Nghĩa Lộ Thƣợng Bằng La SL % Quỹ đất NLN của hộ m2/hộ 8.281 31.751 3.261 6.527 12.507 100,0
1. Đất sản xuất nông nghiệp m2/hộ 6.139 28.061 3.011 4.442 10.419 83,3
Tỷ lệ số hộ phải thuê, mượn đất % 20 0 6,6 0 6,5
1.1 Đất trồng cây hàng năm m2/hộ 5.118 14.135 2.607 2.742 6.150 59,0
1.1.1 Đất ruộng m2/hộ 1.856 3.215 2.567 2.072 2.427 39,5
Tỷ lệ số hộ không có ruộng nước % 0 6 0 0
- Ruộng 1 vụ m2/hộ 125 2.890 0 155 793 32,7
- Ruộng 2 vụ m2/hộ 1.731 325 2.382 1.814 1.563 64,4
- Ruộng 2 vụ đã làm 3 vụ m2/hộ 0 0 185 103 71 2,9
Tỷ lệ số hộ làm vụ 3 trên đất ruộng % 0 0 35 35 18
Diện tích làm vụ 3/hộ có SX vụ 3 m2/hộ 0 0 530 293 411 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác m2 /hộ 3.262 10.920 40 670 3.723 60,5 - Lúa nương m2/hộ 0 4.985 0 0 1.246 33,5 Tỷ lệ số hộ trồng lúa nương % 0 70 0 0 18 0,5 - Trồng Ngô m2/hộ 2.225 3.260 250 1.434 38,5 - Trồng Sắn m2/hộ 890 2.375 310 894 24,0
- Trồng rau đậu các loại m2/hộ 101 225 40 30 99 2,7
- Trồng cây hàng năm khác m2/hộ 46 75 80 50 0,0
1.2 Đất trồng cây lâu năm m2/hộ 974 13.885 384 1.420 4.166 40,0
1.2.1 Đất trồng chè m2/hộ 974 13.795 350 1.170 4.072 97,7
1.2.2 Trồng cây ăn quả m2/hộ 0 90 34 250 94 2,3
1.3 Đất có mặt nước NTTS m2/hộ 47 41 20 280 103 1,0
Tỷ lệ hộ có diện tích mặt nước NTTS % 30,00 10,00 5,00 55,00 25
Diện tích bình quân/hộ có DT NTTS m2/hộ 158 410 400 622 413
2. Đất lâm nghiệp m2/hộ 2.142 3.690 250 2.085 2.088 16,7
Tỷ lệ số hộ có đất Lâm nghiệp TRSX % 25 45 5 40 28,75
DT bình quân/hộ có DT TRSX m2/hộ 9.400 8.000 5.000 5.150 7.261
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010)
Ngoài đất ruộng, 60,5% đất trồng cây hàng năm khác là đất đồi và nương rẫy (bình quân có 3.723 m2/hộ), loại đất n ày có nhiều ở xã Suối Giàng (10.920 m2/hộ)
và Nậm Búng (3.262 m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Giàng, diện tích lúa nương chiếm tới 50% diện tích đất trồng cây hàng năm trong
nông hộ (với 4.985 m2
/hộ); ngô lai và sắn cao sản là những cây trồng chủ yếu trên đất đồi và nương rẫy với mục đích sản xuất hàng hóa ; tỷ lệ đậu tương , lạc và rau màu các loại theo tổng hợp từ phiếu điều tra của chúng tôi thì chỉ có diện tí ch rất ít, chủ yếu được trồng để phục vụ sinh hoạt của hộ.
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu các loại đất tính theo tổng diện tích đất của hộ
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010)
Như vậy, chúng ta thấy rằng : quy mô đất đai của các hộ điều tra là tương đối lớn, nhưng không đồng đều giữa các vùng . Đất đồi và nương rẫy là loại đất chính ở vùng cao, thượng huyện và vùng ngoài. Cây lúa có vai trò quan trọng trong sản xuất, dân tộc Mông ở Suối Giàng cò n trồng nhiều lúa nương . Cây ngô, sắn và cây chè trồng nhiều ở vùng cao , thượng huyện và vùng ngoài . Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản và đất lâm nghiệp chỉ có ở một số hộ.
- Mức độ tập trung đất đai của hộ:
Trong sản xuất nông nghiệp , hiệu quả sản xuất phụ thuộc nhiều vào mức độ tập trung đất đai , nghĩa là những mảnh đất rộng sẽ canh tác thuận tiện hơn những mảnh nhỏ; đất của hộ ở liền kề nhau tiện lợi hơn là phân bố rải rác, cách xa nhau.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.6 cho thấy: đất đai của các hộ tương đối manh mún và phân tán ; bình quân mỗi hộ có 5,91 mảnh đất, trong đó 4,2 mảnh là đất trồng cây hàng năm , đất ruộng có 2,71 mảnh/hộ; 1,13 mảnh là đất trồng cây lâu n ăm. Các nông hộ ở Suối Giàng đất đai phân tán hơn 3 vùng khác, bình quân mỗi hộ có hơn 10 mảnh đất sản xuất, trong đó đất ruộng là 5 mảnh/hộ. Sự manh mún và phân tán đất đai là nguyên nhân làm lãng phí quỹ đất do diện tí ch bờ ven nhiều, ảnh hưởng nhiều đến khả năng thâm canh của các hộ trên đất đai , vì vậy cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất của các hộ.
Với đặc điểm mỗi hộ có nhiều loại đất sản xuất , số mảnh đất nhiều, phân tán, nên nông dân cũng gặp nhiều khó khăn trong canh tác , tưới tiêu và cải tạo đất . Chủ hộ phải bố trí lao động hợp lý để làm việc trên từng mảnh đất cho kịp với thời vụ của cây trồng . Bên cạnh đó ở vùng cao diện tích canh tác/lao động là tương đối lớn nên sản xuất theo phương thức chuyên canh , đơn độc vài loại cây trồng với một đến hai vụ chính, không xen canh, thâm canh tăng vụ nên đất đai dễ bị rửa trôi , sói mòn, bạc màu và lãng phí tài nguyên đất.
Bảng 2.6: Mức độ tập trung đất đai của hộ
Chỉ tiêu ĐVT Xã điều tra Bình quân chung Nậm Búng Suối giàng TTNT Nghĩa Lộ Thƣợng Bằng La
1. Số mảnh đất canh tác
Tổng số mảnh đất của hộ mảnh/hộ 5,75 10,15 1,95 5,80 5,91
Trong đó số mảnh đất trồng cây hàng năm mảnh/hộ 4,80 7,00 1,50 3,50 4,20
trong đó: số mảnh đất ruộng mảnh/hộ 2,00 5,00 1,20 2,65 2,71
Trong đó số mảnh đất trồng cây lâu năm mảnh/hộ 0,40 2,60 0,40 1,10 1,13
Số mảnh đất NTTS/hộ có đất NTTS mảnh/hộ 1,00 1,00 1,00 1,33 1,08
Số mảnh đất TRSX/hộ có đất trồng rừng mảnh/hộ 1,00 1,29 1,00 1,63 1,23
2. Diện tích đất canh tác/lao động
Đất sản xuất nông lâm nghiệp m2/LĐ 2.830 10.410 1.672 2.560 4.742
Trong đó đất ruộng m2/LĐ 619 1.054 1.316 812 920
Đất trồng cây hàng năm khác m2/LĐ 1.088 3.580 21 263 939
Đất trồng cây lâu năm m2/LĐ 325 4.552 197 557 1.579
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Biểu đồ 2.4: Số mảnh đất bình quân của hộ tại các điểm điều tra
(Nguồn: Số liệu điều tra hộ năm 2010)
2.3.3. Tình hình chung của nhóm hộ phân theo mức sống
Qua số liệu điều tra , phân tổ theo tiêu thức mức sống của hộ và chia làm ba nhóm chính : Hộ khá , hộ trung bình , hộ nghèo và cận nghèo - gọi là Hộ nghèo (ranh giới giữa hộ nghèo và cận nghèo rất mỏng manh và điều kiện sống của
những hộ này gần giống nhau nên chúng tôi đưa vào chung một n hóm). Tiêu chí
hộ nghèo được áp dụng theo chuẩn nghèo mới của quốc gia và kiểm chứng với thực tế điều tra hoàn cảnh sống của hộ ; tiêu chí hộ khá được chúng tôi đánh giá qua tài sản và cơ sở vật chất của hộ , và có sự nhận xét của cán bộ địa phương . Sự