5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Các câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau đây:
Hiệu quả sử dụng đất NLN ở huyện Văn Chấn là cao hay thấp, do những nhân tố nào ảnh hưởng, biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông lâm nghiệp để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
1.2.2.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra
a) Chọn địa điểm nghiên cứu
Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng tới kết quả phân tích có khách quan, có mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu.
Sau khi khảo sát địa bàn nghiên cứu và tìm hiểu sơ bộ về tình hình sản xuất n ông
lâm nghiệp của huyện, chúng tôi thấy có 4 khu vực đặc trưng cho 4 kiểu hình thái sản xuất, với điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội khác nhau , đó là: thượng huyện , vùng cao, vùng trong, vùng ngoài. Để cho kết quả nghiên cứu mang tính đại diện cao và có thể đem so sánh được với nhau, chúng tôi đã lựa chọn 04 xã, thị trấn; mỗi xã chọn 01 thôn bản để chọn hộ điều tra , phỏng vấn, cụ thể là: xã Nậm Búng, xã Suối Giàng, Thị trấn Nông trường Nghĩa Lộ, xã Thượng Bằng La.
Bảng 1.1: Lựa chọn các địa điểm điều tra
Vùng kinh tế
sinh thái Xã lựa chọn Thôn lƣ̣a chọn
Quy mô đất đai
Các dân tộc chủ
yếu
Thượng huyện Nậm Búng Thôn Nậm Cưởm Lớn Thái
Vùng cao Suối Giàng Thôn Pang Cáng Lớn Mông
Vùng trong TTNT Nghĩa Lộ Tổ 3B Lớn Kinh
Vùng ngoài Xã Thượng Bằng La Thôn Thắm Lớn Tày
b) Chọn hộ nghiên cứu
- Xác định cỡ mẫu điều tra : Do điều kiện thời gian và các nguồn lực cho
công tác điều tra phục vụ nghiên cứu có hạn , sau khi tham khảo các phương pháp điều tra chọn mẫu, chúng tôi quyết định lựa chọn ở mỗi địa điểm nghiên cứu phỏng vấn 30 hộ nông dân, tổng số hộ điều tra phỏng vấn là 120 hộ.
- Chọn hộ điều tra: được chọn theo cách ngẫu nhiên trong danh sách của từng
thôn đã được phân loại theo tiêu thức phân tổ về điều kiện kinh tế của hộ (khá, trung bình, nghèo).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.2.2.2. Phương pháp phân tổ: Được áp dụng khi lựa chọn hộ điều tra và trong
công tác tổng hợp , phân tích số liệu theo các hướng nghiên cứu của đề tài .
1.2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập tài liệu,
số liệu có sẵn, đã được công bố chính thức trên các phương tiện thông tin đại chúng; các đề tài luận văn , luận án cùng lĩnh vực nghiên cứu ; các tài liệu, tạp chí, thời báo; các văn bản quản lý và chuyên môn tại các cơ quan ban, ngành của tỉnh Yên Bái và huyện Văn Chấn để phục vụ đề tài.
- Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập các thông tin trực tiếp từ các hộ
được phỏng vấn qua phiếu điều tra. Công tác này được triển khai làm hai bước:
+ Bước 1: Sau khi lựa chọn được địa điểm nghiên cứu , chúng tôi tiến hành
phỏng vấn thử 08 hộ (02 hộ/địa điểm) để chỉnh sửa phiếu điều tra.
+ Bước 2: Sau khi điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp , chúng tôi đã phối hợp với cán bộ phụ trách nông lâm ở xã và trưởng các thôn bản để cùng thực hiện .
1.2.2.4. Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân
(PRA): Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin về các nội dung mà đề tài cần nghiên cứu, cần làm rõ ngay tại các thôn bản, nhóm hộ và có sự tham gia của trực tiếp của nhân dân, của nhóm các đối tượng được phỏng vấn.
1.2.2.5. Phương pháp chuyên gia
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi có tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia, cán bộ cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm và trình độ, các hộ nông dân điển hình để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.
1.2.2.6. Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Phương pháp này được vận dụng trong mô tả, phân tích đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường.
1.2.2.7. Phương pháp tổng hợp, xử lí số liệu
Áp dụng các công nghệ tiên tiến như sử dụng máy tính, ứng dụng phần mềm máy tính điện tử Microsoft Excel 2007 để tổng hợp đưa ra các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị, các chỉ tiêu phù hợp với mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.2.2.8. Phương pháp phân tích hồi quy
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp bằng
hàm sản xuất Cobb-Douglas(hàm CD) để giải thích sự biến động 1 biến phụ thuộc
Y bằng các biến độc lập Xi, Dj. Hàm có dạng tuyến tính sau khi logarit hoá hai vế:
LnY= Lnao + a1LnX1 + a2LnX2 + a3LnX3+…+ anLnXn + BjDj
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, phản ánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sử dụng đất như năng suất đất đai, thu nhập hỗn hợp/ha đất canh tác, tỷ suất chi phí…
aolà hằng số; Xilà biến độc lập định lượng thứ i (i=1÷n), phản ánh các nhân
tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế; Djbiến giả thứ j (Dj = 1,0; j=1÷m), dùng so sánh
sự khác biệt về hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp giữa các vùng, theo mức sống,…..; bj là hệ số biến giả thứ j.
Để biết được nếu đầu tư thêm một đơn vị yếu tố đầu vào thì sẽ mang đến sự thay đổi của yếu tố kết quả Y bao nhiêu đơn vị, đề tài sử dụng chỉ tiêu hiệu suất cận biên của yếu tố đầu vào thứ i như sau:
Đối với biến độc lập định lượng: xi i
i Y Y X
Đối với biến độc lập định tính: i
i D Y e
Trong đó: Y = Thu nhập bình quân
X = Giá trị bình quân của biến định lượng Xi
Quy trình ước lượng hàm sản xuất bằng phần mềm thống kê STATA.
1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.2.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh cường độ sử dụng đất NLN
- Hệ số sử dụng ruộng đất (R).
R = Tổng diện tích gieo trồng / tổng diện tích canh tác (lần).
Công thức này tính hệ số quay vòng của đất, hệ số sử dụng ruộng đất càng
lớn thì năng suất đất đai sẽ càng cao.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Việc lựa chọn các tiêu chí này sẽ quyết định kết quả đánh giá, vì thế đây là
công việc có ý nghĩa rất quan trọng. Chúng tôi đã lựa chọn các chỉ tiêu sau đây để
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn a) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
- Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất - Chi phí trung gian VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp = Giá trị sản xuất - Tổng chi phí vật chất
MI = GO - CPVC
- Lãi gộp = Giá trị sản xuất - Chi phí vật chất và lao động thuê, mua ngoài
GM = GO - VC
(VC chính là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ nông dân bỏ ra trong quá trình
sản xuất trên đất nông nghiệp)
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất thu được trên 1ha diện tích (đất NLN, đất canh tác, đất gieo trồng)
- Giá trị sản xuất bình quân/ha (GO/ha)
- Giá trị gia tăng bình quân/ha (VA/ha)
- Thu nhập hỗn hợp bình quân/ha (MI/ha)
c) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thu được trên (1000đồng) chi phí trung gian
- Giá trị sản xuất bình quân/1000 đồng chi phí trung gian (GO/IC)
- Giá trị gia tăng bình quân/1000 đồng chi phí trung gian (VA/IC)
- Thu nhập hỗn hợp bình quân/1000 đồng chi phí trung gian (MI/IC)
d) Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả lao động
- Giá trị sản xuất bình quân/ngày công lao động
- Thu nhập hỗn hợp bình quân/ngày công lao động
1.2.3.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội
- Giá trị sản xuất bình quân/lao động nông nghiệp (nhân khẩu nông nghiệp).
- Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp (nhân khẩu nông nghiệp).
- Số lao động được giải quyết việc làm trong mỗi vụ, mỗi năm.
- Giảm thất nghiệp do thời vụ, giảm sức căng mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
- Tỷ lệ hộ nghèo.
- Hệ số bất công bằng trong phân phối thu nhập từ sử dụng ruộng đất (hệ số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hệ số này dùng để đo lường sự chênh lệch trong phân phối thu nhập từ sản xuất trên quỹ đất nông nghiệp ở vùng nông nghiệp . Nó được phản ánh qua đường cong Lorenz (đồ thị 1.1). Nếu ta gọi A là phần diện tích giới hạn bởi đường cong ON (đường cong Lorenz ) với đường phân giác OY và B là diện tích phần còn lại của tam giác OMN.
Hệ số: 1 A
A B G
Hệ số G1 càng tiến gần tới 1 (0 ≤ |G1| ≤ 1) thì sự bất công bằng trong việc phân phối thu nhập từ sử dụng ruộng đất càng lớn , sẽ dẫn tối tình trạng sử dụng đất lãng phí và không hiệu quả . Điều này được hiểu dễ dàng là : Các hộ nông nghiệp có mức thu nhập thấp, việc đầu tư thâm canh sẽ hạn chế.
Chúng tôi sử dụng cách tính toán hệ số G1bằng công thức sau:
1 1 1 ( ) 1 100.000 n i i P Q Q G
Pi = Tỷ trọng số hộ, có mức sử dụng đất nông lâm nghiệp (%)
Q = Thu nhập từ đất nông lâm nghiệp cộng dồn đến nhóm tính toán
Q-1 = Thu nhập từ đất nông lâm nghiệp cộng dồn đến nhóm trên của nhóm tính toán N A B M 100 % nhóm hộ % sử dụng đất Y Đường phân giác
Đường cong Lorenz
100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường:
- Mức độ che phủ đất của mỗi loại hình sử dụng
Diện tích đất có tán che
Độ che phủ (%) = x 100
Tổng diện tích đất canh tác của hộ
- Tỷ lệ diện tích đất bị thoái hoá của hộ mà không phục vụ sản xuất được (%)
- Tỷ lệ nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm do sản xuất NLN(%)
- Tỷ lệ diện tích đất trống được trồng rừng (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG LÂM NGHIỆP Ở HUYỆN VĂN CHẤN - TỈNH YÊN BÁI
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Văn Chấn là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, có tọa độ địa lý: 21020 phút - 21045 phút độ vĩ bắc, 104020 phút - 104053 phút độ kinh đông:
+ Phía Bắc giáp huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. + Phía Nam giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
+ Phía Đông giáp huyện Trấn Yên và Văn Yên, tỉnh Yên Bái. + Phía Tây giáp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái.
Có tổng diện tích tự nhiên 1.207,585 km2
chiếm 17% diện tích toàn tỉnh và là huyện lớn thứ 2 về diện tích trong 9 huyện thị thành phố của tỉnh. Hiện nay huyện có 31 đơn vị hành chính (3 thị trấn và 28 xã), trong đó nhà nước công nhận 18 xã
vùng cao, có 16 xã đặc biệt khó khăn.
Huyện Văn Chấn cách trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh 72 km, cách Thị xã Nghĩa lộ 10 km, cách Hà Nội hơn 200 km, có đường quốc lộ 32 và 37 chạy dọc theo chiều dài của huyện, là cửa ngõ đi vào các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Phù Yên và Bắc Yên (tỉnh Sơn La) và tỉnh Lai Châu. Vị trí địa lý này là điều kiện thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với tỉnh bạn (Sơn La, Lai Châu) và các huyện bạn trong tỉnh. Bên cạnh những thế mạnh trong phát triển kinh tế, Văn Chấn còn có vị trí chiến lược quan trọng trong hệ thống quốc phòng của tỉnh và khu vực Tây Bắc.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Văn Chấn nằm ở sườn phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn. Địa hình phức tạp, nhiều núi cao và suối lớn chia cắt. Huyện được chia thành 3 vùng
chính: Vùng ngoài gồm 9 xã, thị trấn; vùng trong gồm 12 xã, thị trấn và vùng cao
thượng huyện gồm 10 xã (7 xã vùng cao và 3 xã thượng huyện). Độ cao trung bình của huyện so với mực nước biển là 400 m, đỉnh núi cao nhất 2.065 m, thấp nhất 300 m,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
xen giữa các núi cao và đồi thấp tạo nên những thung lũng lòng máng hẹp kéo dài theo hướng Đông Nam - Tây Bắc.
2.1.1.3. Đặc điểm thời tiết và khí hậu
Do vị trí địa lý, đặc điểm địa hình phức tạp nên khí hậu Văn Chấn cũng thể hiện những đặc điểm đó:
+ Nhiệt độ trung bình: 20 - 300C, mùa đông rét đậm nhiệt độ xuống tới -2
đến -30C, tổng nhiệt độ của cả năm đạt 7.500 - 8.1000C.
+ Lượng mưa: được chia thành hai mùa rõ rệt, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa ít mưa, từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm là mùa mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200 - 1.600mm, số ngày mưa trong năm 140 ngày. Do yếu tố địa hình, vùng ngoài thường có mưa nhiều và ẩm ướt; vùng trong và vùng cao thượng huyện ít mưa, khí hậu khô hanh, ẩm độ thấp.
+ Ẩm độ, ánh sáng: Độ ẩm bình quân từ 83 - 87%, thấp nhất 80%, lượng bốc hơi trung bình từ 770 - 780mm/năm. Thời gian chiếu sáng nhiều nhất từ tháng 5 đến tháng 9, ít nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Tổng số giờ nắng trong năm từ 1.360 - 1.730 giờ, lượng bức xạ thực tế đến được mặt đất bình quân cả năm đạt 45%.
+ Gió: Do địa hình lòng máng chạy theo hướng Đông nam - Tây bắc nên hướng gió chủ yếu thổi theo độ mở của thung lũng. Gió khô và nóng thường xuyên xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm (tập trung nhất vào tháng 5 đến tháng 7),
ngày gió nóng nhiệt độ lên tới 35 - 380
C, bình quân mỗi năm có 20 ngày gió nóng. + Sương muối: Thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, mỗi tháng thường có từ 5 đến 7 ngày, mỗi ngày kéo dài 1 đến 2 giờ.
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên tự nhiên
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Văn Chấn năm 2010 là 120.758 ha. Theo
tài liệu của Sở Tài Nguyên và Môi Trường phân chia các loại đất theo tiêu chuẩn
FAO - UNESCO, căn cứ vào sự hình thành của các loại đất phân chia thành 7 nhóm
sau: nhóm phù sa chiếm 9,25% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện; nhóm dốc tụ
chiếm 13,16%; nhóm đất đỏ chiếm 5,39%; nhóm đất nâu tím chiếm 1,42%; nhóm đất tích vôi chiếm 1,07%; nhóm đất Glây chiếm 0,33%; nhóm đất xám chiếm 69,38% tổng diện tích đất của huyện (UBND huyện Văn Chấn, 2006).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
b) Tài nguyên khoáng sản
Về cấu trúc địa chất qua các tài liệu khảo sát lịch sử, Văn Chấn có các loại trầm tích Xerisit, Octphia, Tunphogen núi lửa và á núi lửa liên quan đến sự tạo thành khoáng sản gồm: