5. Bố cục của luận văn
3.2. Giải pháp cơ bản
3.2.1. Nhƣ̃ng cơ sở và căn cƣ́ để xây dƣ̣ng giải pháp
Mục tiêu đối với những giải pháp là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất . Vì vậy các giải pháp nêu ra phải có tính thực tiễn và có hiệu quả hơn so với thực trạng sử dụng hi ện nay, mặt khác giải pháp vừa phải có tính ngắn hạn khắc phục những tồn tại trước mắt và phải có tính dài hạn cho phát triển bền vững . Chúng tôi xây dựng hệ thống giải pháp dựa trên những cơ sở sau đây:
- Kết quả nghiên cứu tình hình sử dụng đất của huyện qua 5 năm 2006-2010 và thực trạng sử dụng đất của các hộ điều tra.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện, mục tiêu phát triển nông lâm nghiệp của địa phương của quốc gia, xu hướng phát triển nông nghiệp bền vững.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông lâm nghiệp ở trong nước , trong khu vực và trên thế giới.
3.2.2. Nhƣ̃ng giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sƣ̉ dụng đất nông lâm nghiệp của huyện Văn Chấn
3.2.2.1. Nhóm giải pháp cụ thể trong chỉ đạo và thực hiện sản xuất nông nghiệp
a) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng việc nâng cao hệ số sử dụng đất
Theo kết quả nghiên cứu thì hệ số sử dụn g đất còn chưa cao , năm 2010 hệ số sử dụng đất trồng cây hàng năm của toàn huyện là 1,8 lần. Kết quả điều tra ở các vùng hệ số sử dụng đất cũng còn thấp : Đối với đất ruộng, xã Nậm Búng là 1,93 lần, Suối Giàng là 1,33 lần, TTNT Nghĩa Lộ 2,07 lần, Thượng Bằng La là 1,99 lần; đối với đất trồng cây hàng năm khác hệ số sử dụng đất bình quân là 1,23 lần. Như vậy thì việc nâng cao hệ số sử dụng đất là cần thiết , và cần có giải pháp cho t ừng loại đất cụ thể ở từng vùng.
Đối với đất ruộng , TTNT Nghĩa Lộ và những xã chuyên sản xuất lúa ở vùng trong cần đẩy mạnh thâm canh tăng vụ bằng biện pháp tăng diện tích sản xuất vụ đông với những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như Khoai tây , Ngô, và Rau màu các loại ; Đối với vùng cao , thượng huyện và vùng ngoài , cần tích cực cải tạo đồng ruộng, đảm bảo tưới tiêu để sản xuất được 2 vụ, những thửa ruộng có thể sản xuất được vụ đông xuân thì cũng cần sử dụng hết diện tích để trồng hoa màu; những vùng hiện nay mới sản xuất 1 vụ như xã Suối Giàng , yếu tố then chốt để nâng cao hệ số sử dụng đất ruộng bậc thang là thủy lợi và thay đổi tập q uán sản xuất , nhận thức của người dân, có thể sử dụng dòng nước Suối Giàng để thiết kế hồ nước phục vụ tưới tiêu, những chân ruộng không thể có nước để trồng lúa thì có thể trồng ngô hoặc các hoa màu khác trong vụ đô ng xuân, thực tế cho thấy trong năm 2010 đã có hơn 30% diện tích ruộng sản xuất lúa vụ đông xuân và cho hiệu quả tương đối tốt.
Đối với đất trồng cây hàng năm khác , chủ yếu là đất nương rẫy , để nâng cao hiệu quả sử dụng đấ t cần xóa bỏ HTCT 1 vụ như lúa nương , ngô xuân/đậu tương
xuân - bỏ hóa, chuyển toàn bộ diện tích này sang thâm canh từ 2 đến 3 vụ bằng các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mà đất đã bạc màu , năng suất thấp cũng cần chuyển đổi sang các loại cây trồng khác có thời gan sinh trưởng ngắn hơn như ngô , đậu tương, lạc để tăng hệ số sử dụng đất, tăng thời gian che phủ và cải tạo đất.
Theo chúng tôi, để có thể sử dụng được giải pháp này thì cần phải có sự kết hợp
được giữa chính quyền và người dân. Chính quyền cần tích cực làm tốt công tác tuyên truyền vận động người dân, hỗ trợ giống và tư vấn kỹ thuật cho nhữn g vùng còn khó khăn, đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi. Mặt khác, đối với hộ nông dân cần phải chủ động thâm canh tăng vụ, đưa các cây trồng mới vào sản xuất, chú ý tăng diện tích gieo trồng những cây trồng hiện nay hiệu quả kinh tế chưa cao nhưng có tác dụng cải tạo đất như đậu tương, lạc.
b) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng , đa dạng hóa các công thức luân canh , bố trí hợp lý các loại cây trồng theo địa hì nh đất canh tác.
Số liệu thống kê cho thấy, diện tích các loại cây lương thực truyền thống như lúa, ngô chiếm tỷ lệ lớn , nông sản phẩm của địa phương chưa phong phú đa dạng . Trong định hướng phát triển nông lâm nghiệp của đị a phương quan tâm phát triển diện tích trồng ngô . Tuy nhiên , theo chúng tôi cũng cần có vận dụng hợp lý , linh hoạt cho từng vùng, từng mảnh đất sản xuất. Những diện tích sản xuất lúa không có hiệu quả có thể chuyển sang cây trồng khác như khoai môn , dưa, đu đủ, trồng hoa tươi, rau các loại; những diện tích ruộng trũng chỉ làm được 1 vụ năng suất thấp thì
mạnh dạn cải tạo , chuyển sang nuôi trồng thủy đặc sản như Ba ba gai , cá tầm ...,
hiệu quả ki nh tế đã được nhiều địa phương chứng minh là rất cao , thị trường ổn định. Với cây ngô , hiệu quả kinh tế tương đối cao dễ tiêu thụ , hiện nay được sử dụng để chế biến thức ăn gia súc là chính . Nhưng cũng phải lường trước nhữ ng yếu tố bất lợi từ thị trường , khi sản xuất tập trung vào một vài cây trồng chính thì mức độ rủi do trong sản xuất sẽ cao , không nhất thiết phải tăng diện tích trồng ngô bằng mọi giá mà có thể quan tâm đến các giải p háp kỹ thuật trong canh tác để tăng năng suất và sản lượng . Dành một phần quỹ đất để thử nghiệm đưa thêm các loại cây trồng hàng năm khác vào sản xuất như cây mía , cây bông, các loại cây dược liệu ,.... Ngoài ra cũng áp dụn g nhiều công thức luân canh , xen canh để đa dạng hóa sản phẩm và bảo vệ, cải tạo độ màu mỡ của đất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Vì mục đích kinh tế, nên hiện nay nhiều diện tích nương rẫy chỉ canh tác độc
canh 1 loại cây trồng trên các địa hình đất quá dốc như cây ngô, cây sắn, độ che phủ
kém làm cho đất bị rửa trôi , sói mòn; với những địa hình đó ta có thể trồng ngô với mật độ dầy hoặc trồ ng các loại cây thân bụi như trồng cỏ phục vụ chăn nuôi gia súc thì hiệu quả kinh tế và môi trường sẽ cao hơn. Thực tế điều tra chúng tôi thấy, nhiều hộ gia đình kinh tế khá giả ở vùng cao sử dụng đất để chăn nuôi gia súc theo hướng bán chăn thả đạt hiệu quả kinh tế cao . Mô hình này cũng đã được triển khai có hiệu quả ở nhiều địa phương trong tỉnh và các tỉnh miền núi khác.
Bên canh đó, việc phát triển các làng nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc cũng là những tiềm năng để đa dạng hóa cây trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
c) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng việc đầu tư thâm canh
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng năng suất và chất lượng nông sản phụ thuộc nhiều v ào lượng phân bón hữu cơ . Kết quả điều tra cho thấy , hầu hết các hộ dân sử dụng đất còn trên phương thức sử dụng triệt để độ mầu mỡ tự nhiên của đất đai , mức độ đầu tư cho các loại cây trồng còn rất thấp , đặc biệt là nguồn phân bón hữu cơ, các vật tư hiện nay đang được sử dụng chủ yếu là phân hóa học, phân vi sinh và NPK tổng hợp , thuốc bảo vệ thực vật . Đất đai có xu hướng bị thoái hóa, bạc màu , năng suất các cây trồng đều thấp hơn nh iều so với năng suất sinh thái và hầu như không tăng theo thời gian . Vì vậy một trong những giải pháp cơ bản từ trong nội tại các nông hộ là cần phải đầu tư thâm canh cho từng cây trồng một cách thỏa đáng , đặc biệt là bổ su ng tương đối lượng phân bón hữu cơ cho cây và đất . Thực tế n hiều hộ dân vùng cao có chăn nuôi đại gia súc nhưng không sử dụng phân chuồng phục vụ sản xuất của hộ mà lại bán cho người dân vùng ngoài mua về thâm canh cây ăn quả . Phương thức trồng cây phân xanh để làm phân bón hữu cơ hầu như chưa phổ biến ở vùng cao.
Bên cạnh những biện pháp đầu tư vật chất , thâm canh còn có nghĩa là áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong canh tác , việc lựa chọn thờ i vụ sản xuất , chọn giống phù hợp với thời vụ , gieo trồng đảm bảo mật độ , bón phân theo quy trình và sử dụng loại phân phù hợp với đặc tính sinh học của cây trồng , phòng trừ sâu bệnh giảm thiểu tối đa việc sử dụng thuố c trừ sâu , nên áp dụng phương pháp tổng hợp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
công lao động để làm cỏ , hạn chế dùng thuốc diệt cỏ dại ; những sườn đất dốc nên hạn chế làm đất bằ ng phương thức cơ giới , bảo vệ cây trồng không cho gia súc phá hoại và thu hoạch sản phẩm cũng cần phải có kỹ thuật thì hiệu quả kinh tế mới cao và không ảnh hưởng đến môi trường . Thâm canh cần áp dụng cả trong sản xuất c ây hàng năm, cây lâu năm như chè và cây ăn quả , cây lâm nghiệp.
d) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng việc tích cực chuyển đổi giống cây trồng.
Qua những số liệu điều tra phân tích về hiệu quả của một số giống cây trồng ,
cho thấy giống l úa thuần có hiệu quả kinh tế cao hơn lúa lai , cùng mức độ thâm
canh nhưng chè Shan và một số giống chè lai có hiệu quả kinh tế cao hơn chè trung
du. Như vậy một trong những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả s ử dụng đất đó
là giống cây trồng được quyết định bởi yếu tố năng suất và chất lượng nông sản .
Đối với huyện Văn Chấn, sản xuất lúa hàng hóa trên nền tảng các giống lúa thuần là hoàn toàn đúng đắn, dần dần khi nông dân ở vùng cao đã quen với lúa thuần thì nên tăng diện tích sản xuất cả ở vùng cao. Chọn những giống lúa thuần có chất lượng tốt như Japonica, Chiêm hương,... để gieo trồng . Mở rộng diện tích sản xuất lúa giống tại khu vực cánh đồng Mường Lò, để đáp ứng yêu cầu sản xuất tại chỗ và cung ứng cho các vùng lân cận.
Từng bước tích cực thay thế những diện tích chè trung du hiện có bằng các
giống chè chất lượng cao như chè Shan , Phúc Vân Tiên , Bát Tiên,... phục vụ cho
sản xuất chè xanh và chè đen xuất khẩu . Thay thế những giống cam chanh chất
lượng và hiệu quả thấp bằng những giống cam có giá trị kinh tế cao như cam đường
canh, cam sành, cam valenxia, quýt sen, bưởi diễn. Những vườn nhãn già cỗi nên
phá bỏ để trồng mới các giống nhãn ngon như Nhãn lồng Hưng Yên ,.... bằng cây
triết hoặc cây ghép mắt . Tuy nhiên việc phá bỏ những vườn cây giống cũ kém hiệu quả để trồng các loại giống mới chất lượng cao cũng có những khó khăn vì mức đầu tư kiến thiết cao , nhiều nông hộ chưa đủ điều kiện về tài chính ; tâm lý nuối tiếc những thành quả lao động trước đây và bị giảm nguồn thu nhập trước mắt . Vì vậy, công tác chuyển đổi giống c ây trồng nhất là với cây lâu năm cần phải triển khai từng bước và có cơ chế chính sách khuyến khích, hỗ trợ của Nhà nước.
Các cơ quan chuyên môn về nông nghiệp của huyện tích cực tìm kiếm và đưa vào trồng thử nghiệm một số giống cây ăn quả mới có chất lượng cao như dưa hấu, thanh long, hồng, mận, đào, soài Thái Lan, chuối, đu đủ,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn e) Nâng cao hiệu quả sử dụng đất bằng việc sử dụng tốt quỹ đất đai hiện có
Nông hộ ở vùng cao, đặc biệt là những hộ có diện tích đất tương đối lớn , cần sử dụng hết quỹ đất của gia đình , không để đất trống. Nhất là đối với đất nương rẫy và đất lâm nghiệp vì đó là đất dốc , nếu không có cây che phủ thì rất nhanh bị bạc màu, thoái hóa đất. Đối với đất nương rẫy, nếu cây trồng ngắn ngày không hiệu quả
thì có thể trồng các loại cây công nghiệp lâu năm hoặc cây dược liệu , cây lâm
nghiệp theo mô hình nông lâm kết hợp hoặc lâm nông kết hợp . Nếu hộ nhiều đất, trước mắt chưa sử dụng đến thì có thể cho những hộ nghèo ít đất mượn để trồng cây hàng năm. Với đất lâm nghiệp của hộ nhận khoán , tích cực triển khai tiến độ trồng rừng, có thể trồng với mật độ dày ban đầ u sau vài năm tỉa thưa về mật độ chuẩn để hạn chế công làm cỏ và có thêm sản phẩm phụ là củi đun . Tích cực chăm sóc và bảo vệ rừng được giao khoán , xóa bỏ tập quán đốt nương làm rẫy , ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép cây rừng để lấy gỗ.
f) Nâng cao hiệu quả sử dụng mặt nước hiện có
Với những hộ có diện tích mặt nước , cần thiết đầu tư thâm canh để nâng cao hiệu quả sử dụng mặt nước , nuôi thả các giống cá thịt như trắm , trôi, chép,..; nuôi cá có thể sử dụng chất thải từ chăn nuôi để làm thức ăn cho cá và góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình ; nếu có điều kiện kinh tế thì có thể chuyển sang nuôi các loại thủy đặc sản như baba gai , cá tầm , cá lăng,.. Tuy nhiên cũng phải quan tâm đến bảo vệ nguồn nước trong các ao nuôi , không thâm canh quá mức dư
thừa lượng thức ăn dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế và ô nhiễm nguồn nước , ảnh
hưởng môi trường sinh thái .
3.2.2.2. Nhóm giải pháp vĩ mô về cơ chế chính sách
a) Quy hoạch và quản lý đất đai, xây dựng nông thôn mới
Hiện nay, tỉnh Yên Bái và các địa phương trong tỉnh đang triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011 - 2020. Trong công tác quy hoạch của địa phương cần phải tính toán đầy đủ các yếu tố đầu vào đặc biệt là tốc độ tăng dân số , nhu cầu quỹ đất sản xuất nông nghiệp trong dài hạn để lập quy hoạch . Trong quy hoạch tổng thể cũng cần quan tâm đế n quy hoạch sử dụng đất của các ngành , đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp mức độ sử dụng đất đai rất lớn . Phải khảo sát thổ
nhưỡng, khí hậu để lập quy hoạch cho từng vùng sản xuất nông nghiệp , lựa chọn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
yếu tố thị trường và hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, tránh quy hoạch theo cảm tính hoặc theo xu thế chính trị để hạn chế tối đa tổn thất kinh tế kh i chuyển đổi cơ cấu cây trồng không hiệu quả phải phá bỏ đi hoặc quy hoạch không đúng . Ngoài ra, trong công tác quy hoạch đất lưu ý đến cân đối và hợp lý giữa các ngành như quy hoạch đất cho khai thác khoáng sản với quy hoạc h đất cho phát triển nông lâm nghiệp, quy hoạch khu công nghiệp với khu dân cư . Nhìn chung công tác quy hoạch rất phức tạp , đặc biệt là do mâu thuẫn lợi ích sử dụng tài nguyên đất sẽ dễ gây ra