3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Giai đoạn nghiên cứu trong đề tài: từ năm 2011 đến 2016 . Đề tài được thực hiện từ tháng 01/2016 đến 5/2017, cụ thể:
3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Người sử dụng đất bị ảnh hưởng trực tiếp của công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC. Các tổ chức, các cá nhân của các tổ chức đó được Nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện các công đoạn khác nhau trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC.
Các chính sách pháp luật của Nhà nước từ trung ương tới địa phương, của các ngành quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC.
Đi sâu vào nghiên cứu thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại hai dự án: Dự án 1: Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A.
Dự án 2: Dự án tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới Đường quốc gia (cầu Do Hạ, cầu Sài, cầu Thắm).
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tình hình quản lý đất đai huyện Hậu Lộc đai huyện Hậu Lộc
a. Điều kiện tự nhiên huyện Hậu Lộc
b. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Hậu Lộc c. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hậu Lộc
3.4.2. Thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc hồi đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc
3.4.3. Đánh gia công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại hai dự án
a. Dự án 1: Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1A
b. Dự án 2: Dự án tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới Đường quốc gia (cầu Do Hạ, cầu Sài, cầu Thắm)
3.4.4. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp
Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, chế độ thuỷ văn, tài nguyên thiên nhiên... tại phòng Tài nguyên & môi trường huyện Hậu Lộc.
Thu thập số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số, lao động, tình hình sản xuất của các ngành... tại phòng Lao động & thương binh xã hội huyện Hậu Lộc.
Thu thập các thông tin liên quan đến tình hình bồi thường, hỗ trợ, TĐC của huyện Hậu Lộc trong 6 năm qua tại phòng Tài nguyên & môi trường huyện Hậu Lộc.
Thu thập các tài liệu liên quan đến dự án gồm: tài liệu về, bản đồ quy hoạch, bản đồ thu hồi đất và các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến GPMB, các hồ sơ thu hồi đất có liên quan đến các dự án nghiên cứu. (Các nguồn tài liệu này là kế thừa, thu thập tài liệu, số liệu, báo cáo chuyên ngành, kết quả thống kê kiểm kê,... từ phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Thống kê; Ban giải phóng mặt bằng huyện Hậu Lộc.
3.5.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trong những năm qua huyện Hậu Lộc có rất nhiều dự án để phát triển kinh tế xã hội, thông qua việc chọn điểm nghiên cứu tìm hiểu đánh giá tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC của huyện Hậu Lộc từ năm 2011- 2016 để phản ánh khách quan và đầy đủ việc thực hiện chính sách pháp luật tại địa phương.
Nghiên cứu, đánh giá hai dự án hai dự án:
- Dự án 1: Mở rộng, nâng cấp quốc lộ 1a. Dự án được thực hiện theo luật đất đai 2003, thời gian thực hiện là từ năm 2011 đến năm 2013. Tổng diện tích thu hồi của án là 27.066,18 m2 và có 290 hộ dân bị ảnh hưởng.
- Dự án 2: Tín dụng ngành giao thông vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia (cầu Do Hạ, cầu Sài, cầu Thắm). Dự án được thực hiện theo luật đất đai 2013, thời gian thực hiện là từ năm 2014 đến năm 2016. Tổng diện tích thu hồi của án là 15.050,99 m2 và có 133 hộ dân bị ảnh hưởng.
Tiêu chí để lựa chọn hai dự án trên:
1. Hai dự án đều thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.
2. Dự án 1 được thực hiện theo luật đất đai 2003, dự án 2 thực hiện theo luật đất đai 2013, quá trình đánh giá hai dự án sẽ rút ra được những thay đổi khi thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo luật đất đai 2013.
3.5.3. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
Để thu thập các thông tin liên quan đến tình hình bồi thường, hỗ trợ và sử dụng tiền bồi thường sau thu hồi đất, chúng tôi tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình theo phiếu điều tra đã được xây dựng với mục tiêu đánh giá khách quan và trung thực hơn với các tiêu chí điều tra gồm: Thông tin chung về các hộ gia đình, cá nhân, việc sử dụng đất của hộ; ý kiến đánh giá của hộ về công tác bồi thường hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất; tình hình sử dụng tiền bồi thường
Công thức xác định số lượng phiếu điều tra:
Trong đó: n là cỡ mẫu
N là số lượng tổng thể
e là sai số tiêu chuẩn. (lấy e = 5%)
Nguồn : Slovin (1960) Sử dụng công thức xác định số phiếu để đảm bảo ý nghĩa thống kê và kết quả nghiên cứu có giá trị về mặt khoa học
Dự án 1: Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 290 hộ. Như vậy với N = 290 và e = 5% thì số phiếu điều tra của dự án là n = 168 (phiếu). Ngoài phiếu điều tra hộ gia đình, thì thông tin được thu thập thêm từ 30 phiếu điều tra cán bộ liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án.
Dự án 2: Tổng số hộ bị ảnh hưởng là 133 hộ. Như vậy với N = 133 và e = 5% thì số phiếu điều tra của dự án là n = 99 (phiếu). Ngoài phiếu điều tra hộ gia đình, thì thông tin được thu thập thêm từ 30 phiếu điều tra cán bộ liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án.
3.5.4. Phương pháp xử lý, phân tích, so sánh số liệu
Tài liệu thu được phân tích bằng phương pháp thống kê. Sử dụng phần mềm excel để xử lý đánh giá so sánh số liệu.
Với mỗi nội dung sẽ được đánh giá bằng cách sử dụng phương pháp so sánh thực tế quá trình thực hiện với các quy định về pháp lý, trên 3 tiêu chí chính: xác định đối tượng bồi thường hỗ trợ, TĐC, cách thức tiến hành và kết quả thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất từ đó rút ra các giải pháp phù hợp với thực tế tại huyện Hậu Lộc.