Loại đất Số hộ được bồi thường (hộ) Diện tích thu hồi (m2)
Kinh phí bồi thường (đồng)
Đất ở 41 2608,9 2.556.387.000
Đất nông nghiệp 92 12442,09 497.683.000
Tổng 133 15.050,99 3.054.070.000
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường Bồi thường thiệt hại về tài sản, vật kiến trúc
- Việc bồi thường đối với nhà, công trình xây dựng khác gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Đất đai được thực hiện theo quy định sau đây:
1. Mức bồi thường nhà, công trình bằng tổng giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại và khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình đó.
Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng (=) tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân (x) với giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành.
Khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưng mức bồi thường không quá 100% giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, công trình bị thiệt hại.
2. Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Tgt: Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại;
G1: Giá trị xây mới nhà, công trình bị thiệt hại có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ quản lý chuyên ngành ban hành;
T: Thời gian khấu hao áp dụng đối với nhà, công trình bị thiệt hại; T1: Thời gian mà nhà, công trình bị thiệt hại đã qua sử dụng.
3. Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần mà phần còn lại không còn sử dụng được thì bồi thường cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, những vẫn tồn tại và sử dụng được phần còn lại thì bồi thường phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa, hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trình trước khi bị phá dỡ.
4. Đối với nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành ban hành thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Nguyên tắc bồi thường tài sản:
đơn chiếc, nhà, công trình xây dựng theo hệ thống trong một khuôn viên đất) khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi thường.
Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuộc đối tượng không được bồi thường thì tùy từng trường hợp cụ thể được hỗ trợ tài sản.
Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường.
Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt thì không được bồi thường.
Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường.
Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt; mức bồi thường xác định theo đơn giá quy định tại hệ thống đơn giá xây dựng công trình tỉnh Thanh Hóa do Chủ tịch UBND tỉnh cụng bố, áp dụng tại thời điểm thực hiện bồi thường.
- Kết quả thực hiện:
Dự án 2 có 36 hộ được bồi thường tài sản, vật kiến trúc với tổng kinh phí bồi thường là 2.393.965.986đ.
Bồi thường cây trồng vật nuôi: Chính sách thực hiện:
Đơn giá bồi thường cây, hoa màu chỉ áp dụng cho cây trồng phân tán tận dụng trên đất ở. Nếu là cây, hoa màu trồng đại trà, tập trung thì xác định theo mức bồi thường như sau:
1.Mức bồi thường đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của một vụ thu hoạch, giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất (năng suất tính bồi thường do ngành nông nghiệp xác nhận).
2.Mức bồi thường đối với cây lâu năm (bao gồm: cây nông nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 74/ 2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp, khi nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây (không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất)) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất. Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm để tính bồi thường được xác định như sau:
a) Cây trồng đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời gian xây dựng cơ bản, thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá thị trường tại địa phương.
b) Cây lâu năm là loại thu hoạch một lần (cây lấy gỗ) đang ở trong thời kỳ thu hoạch thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường bằng (=) số lượng từng loại cây trồng nhân (x) với giá bán một cây tương ứng cùng loại, cùng độ tuổi, cùng kích thước hoặc có cùng khả năng cho sản phẩm ở thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
c) Cây lâu năm là loại thu hoạch nhiều lần (cây ăn quả, cây lấy dầu, cây lấy nhựa…v.v) đang ở trong thời kỳ thu hoạch, thì giá trị hiện có của vườn cây được tính bồi thường là giá bán vườn cây tại thị trường địa phương tại thời điểm bồi thường trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
d) Cây lâu năm đã đến hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.
3. Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng.
Cây trồng và lâm sản phụ trồng trên diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân để trồng, khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng, mà khi giao là đất trống, đồi núi trọc, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng, thì được bồi thường theo giá bán cây rừng chặt hạ tại cửa rừng cùng lọai ở địa phương tại thời điểm có quyết định thu hồi đất, trừ (-) đi giá trị thu hồi (nếu có).
hữu tài sản được hỗ trợ vượt tối đa 20% mật độ quy định, mức giá bằng 50% đơn giá của cùng loại cây. Số cây vượt trên 20% mật độ quy định thì không được bồi thường, hỗ trợ.
5. Đối với các loại cây cối, hoa màu chưa có trong Quyết định này, khi tính bồi thường, hỗ trợ Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng cấp huyện, thị xã, thành phố xác định theo giá trị loại cây cối, hoa màu có giá trị tương đương để tính bồi thường, hỗ trợ.
6. Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được bồi thường theo quy định sau:
a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường; chủ sử dụng đất thu hồi sản phẩm trên đất trước khi bàn giao đất cho chủ mới.
b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do hội đồng GPMB cấp huyện lập dự toán cho phù hợp với thực tế.
b. Công tác hỗ trợ
Hỗ trợ di chuyển chỗ ở của hộ gia đình, cá nhân: - Chính sách thực hiện:
Là khoản hỗ trợ cho những hộ khi thực hiện GPMB phải phá dỡ nhà, công trình để di chuyển chỗ ở.
Thực hiện theo Quyết định số Số: 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/09/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quy định người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập lại chỗ ở mới, thì được hỗ trợ tiền thuê nhà ở, cụ thể theo địa bàn như sau:
a) Địa bàn thành phố Thanh Hóa: Mức hỗ trợ: 2.000.000 đồng/tháng/hộ; thời gian hỗ trợ theo thực tế, nhưng tối đa là 06 tháng;
b) Địa bàn thị xã Bỉm Sơn và thị xã Sầm Sơn: Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/tháng/hộ; thời gian hỗ trợ theo thực tế, nhưng tối đa là 06 tháng;
c) Các địa bàn còn lại: Mức hỗ trợ: 1.000.000 đồng/tháng/hộ; thời gian hỗ trợ theo thực tế, nhưng tối đa là 06 tháng.
Các hộ được nhận tiền theo chính sách này sau khi đã bàn giao mặt bằng cho dự án đúng thời hạn quy định.
- Kết quả thực hiện: Bảng 4.7. Tổng hợp kinh phí hỗ trợ di chuyển dự án 2 Hạng mục Số hộ (hộ) Kinh phí hỗ trợ (đồng) Cầu sài 7 37.000.000 Cầu Thắm 7 34.800.000 Tổng 14 71.800.000
Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
- Chính sách thực hiện:
Theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, Quyết định số Số: 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/09/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 19 của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân là cán bộ, công nhân viên của nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp) khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp mà được bồi thường bằng tiền thì ngoài việc được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất nông nghiệp thu hồi còn được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm với mức hỗ trợ bằng tiền bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp cùng loại trong bảng giá đất của địa phương đối với toàn bộ diện tích đất nông nghiệp thu hồi, nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương.
- Kết quả thực hiện:
Tại dự án 2, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho người dân được thực hiện theo phương thức là bồi thường bằng tiền cho hộ gia đình. Giá đất nông nghiệp tại vị trí thu hồi theo Khung giá do UBND tỉnh thanh hóa quy định là 40.000đ/m2. Hỗ trợ tiền bằng 1,5 lần giá đất nông nghiệp, như vậy đơn giá bồi thường sẽ là 40.000đ/m2*1,5=60.000đ/m2.
Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm là: 729.405.300đ
c. Tình hình thực hiện chính sách TĐC
Việc lập dự án TĐC, lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở TĐC và phải bảo đảm các quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 69 của Luật Đất đai.
Khu TĐC được lập cho một hoặc nhiều dự án; nhà ở, đất ở trong khu TĐC được bố trí theo nhiều cấp nhà, nhiều mức diện tích khác nhau phù hợp với các mức bồi thường và khả năng chi trả của người được TĐC.
Đối với dự án khu TĐC tập trung có phân kỳ xây dựng theo các dự án thành phần thì tiến độ thu hồi đất và hoàn thành xây dựng nhà ở hoặc cơ sở hạ tầng của khu TĐC được thực hiện theo tiến độ của từng dự án thành phần nhưng các công trình cơ sở hạ tầng của từng dự án thành phần trong khu TĐC phải bảo đảm kết nối theo đúng quy hoạch chi tiết đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Suất TĐC tối thiểu được quy định bằng diện tích đất ở (đã đầu tư hạ tầng) như sau:
Địa bàn phường thuộc thị xã, thành phố là 50m2;
Địa bàn xã (thuộc thị xã, thành phố), thị trấn (thuộc huyện) là 60m2; Địa bàn xã đồng bằng là 70m2;
Địa bàn xã miền núi là 120m2.
Trường hợp trong hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở bị thu hồi, nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư trú hoặc có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một (01) thửa đất ở thu hồi thì mức giao đất ở TĐC cho từng hộ gia đình được quy định như sau:
Địa bàn phường thuộc thị xã, thành phố là 60m2;
Địa bàn xã (thuộc thị xã, thành phố), thị trấn (thuộc huyện) là 70m2; Địa bàn xã đồng bằng là 80m2;
Địa bàn xã miền núi là 130m2. - Kết quả thực hiện:
hộ) và xã Liên Lộc (1 hộ) nhưng dự án không bố trí khu tái định cư mà các hộ này nhận tiền bồi thường về đất, tài sản trên đất và tự lo chỗ ở.
Bảng 4.8. Tổng hợp kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án 2
ĐVT: đồng
STT Hạng Mục Kinh phí bồi thường
Đất ở 2.556.387.800
Đất nông nghiệp 497.683.000
Tài sản vật kiến trúc 2.393.965.986
Cây cối, hoa màu 209.414.333
Hỗ trợ di chuyển 71.800.000
Hỗ trợ chuyển đổi nghề 729.405.300
Chi phí GPMB 129.173.128
Tổng 6.587.829.547
Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường
4.3.3 Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án nghiên cứu
4.3.3.1. Đánh giá thông qua phiếu điều tra
a. Phiếu điều tra hộ gia đình.
Bảng 4.9. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra hộ gia đình tại hai dự án
STT Nội dung Dự án 1 Dự án 2
Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)
1.
Xác định đối tượng được bồi thường về
đất Tổng phiếu 168 100 99 100 Đồng ý 162 96,43 96 96,97 Không đồng ý 6 3,57 3 3,03 2. Xác định đối tượng được hỗ trợ Tổng phiếu 168 100 99 100 Đồng ý 167 99,40 99 100 Không đồng ý 1 0,6 0 0
3. Giá bồi thường đất
Tổng phiếu 103 100 99 100 Phù hợp 6 5,83 24 24,24 Chưa phù hợp 97 94,17 75 75,76 4 Bồi thường nhà, công trình so với xây dựng mới Tổng phiếu 79 100 20 100 Bằng 75 94,94 17 85,00 Chưa bằng 4 5,06 3 15,00
5 Bồi thường cây trồng, vật nuôi
Tổng phiếu 144 100 51 100
Phù hợp 132 91,67 40 78,43
STT Nội dung Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 6 Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm Tổng phiếu 66 100 48 100 Phù hợp 55 83,33 41 85,42 Chưa phù hợp 11 16,67 7 14,58
7 tại các cơ sở đào tạo Tham gia học nghề
Tổng phiếu 66 100 48 100 Có 1 1,52 5 10,42 Không 65 98,48 43 89,8 8 Việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích chính Tổng phiếu 168 100 99 100 Đầu tư SXKD 66 39,29 19 19,19
Gửi tiết kiệm 27 16,07 14 14,14 Xây dựng nhà 56 33,33 37 37,37
Mua đồ dùng 18 10,71 24 24,24
Học nghề 1 0,60 5 5,05
9
Nguồn thu nhập chính hiện tại của
gia đình
Tổng phiếu 168 100 99 100
Sản xuất NN 77 45,83 45 45,46