Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hậu Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và quản lý đất đai huyện

4.1.3. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Hậu Lộc

Huyện Hậu Lộc có khá nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Hiện tại đã và đang hình thành các cụm công nghiệp tập trung như cụm công nghiệp Thị trấn Hậu Lộc, cụm công nghiệp cảng cá Hòa Lộc, Cụm Công Nghiệp Song Lộc. Bên cạnh đó còn có những cụm làng nghề như Làng nghề Minh Lộc, cụm làng nghề Tiến Lộc. Công tác quản lý khai thác đất bãi bồn ven sông, ven biển, đất nuôi trồng thủy sản, quản lý và bảo vệ rừng đất rừng đang ngày càng phát mở rộng. Vì vậy mà công tác quản lý và sử dụng đất của huyện cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại đang cần được khắc phục.

Công tác giao đất, thu hồi đất được huyện quan tâm, trú trọng. Trong những năm qua, huyện Hậu Lộc đã tiến hành giao đất dự án cho các đơn vị triển khai thực hiện như: Dự án Nhà máy may IVORY, Nhà máy may HUGOOLY, Nhà máy máy BTM, Nhà khu dân cư mới Thị trấn Hậu Lộc, cụm công nghiệp Song Lộc, …; giao đất giao rừng cho cá nhân có nhu cầu sử dụng. Nhìn chung, công tác quản lý đất đai trên lĩnh vực liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất… đều được đảm bảo thực hiện theo quy định. Việc khai thác sử dụng đất đạt hiệu quả, công tác phát triển rừng được quan tâm đầu tư.

Theo số liệu thống kê đất, tính đến 01/01/2016 tổng diện tích theo địa giới hành chính của huyện Hậu Lộc là: 14.370,8 ha.

Bảng 4.1. Biến động đất đai giai đoạn 2011 - 2016 Thứ Thứ tự MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2016 So với năm 2011 Diện tích năm 2011 Tăng (+) giảm (-) Tổng diện tích đất của ĐVHC (1+2+3) 14.370,8 14.367,2 3,6 1 Đất nông nghiệp NNP 9.647,9 9.465,4 182,5

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 6.847,5 7.207,8 -360,3

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.152,6 6.725,7 -573,1 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.462,6 5.971,4 -508,8 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 690,1 754,3 -64,3 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 694,8 482,1 212,7

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1.456,0 1.443,3 12,6 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 600,6 679,1 -78,6 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 466,3 611,6 -145,3 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 389,1 152,6 236,5 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 682,2 664,1 18,1 1.4 Đất làm muối LMU 124,5 130.7 -6,3 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 537,9 19,5 518,4

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.357,5 4.323,9 33,6

2.1 Đất ở OCT 1.398,5 1.357,4 41,1

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.355,9 1.316,0 39,9 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 42,6 41,4 1,2 2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.076,7 2.151,7 -74,9 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 16,8 37,7 -20,9

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 36,8 35,8 1,0

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,5 0,6 0,0

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 97,6 94,5 3,1 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 264,8 246,1 18,7

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 1.660,3 1.737,0 -76,7

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 9,3 1,2 8,1

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 8,8 9,4 -0,6 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, NHT NTD 194,9 193,3 1,6

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 549,6 288,7 260,9 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 119,4 322,2 -202,8 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,3 0,2 0,1

3 Đất chưa sử dụng CSD 365,4 577,9 -212,0

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 338,0 525,2 -187,3 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 23,7 41,6 -17,9 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 3,8 11,1 -6,8 Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường

4.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẬU LỘC

Hậu Lộc với đặc thù là một trong những huyện nghèo của cả tỉnh, nhu cầu về xây dựng các công trình phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng ngày càng gia tăng, công tác GPMB, thu hồi đất phải thực hiện trước một bước đang diễn ra ở mọi nơi, trong đó khu Cụm công nghiệp Thị trấn, Cum công nghiệp Song Lộc, đường Quốc lộ 1A, đường quốc lộ 10 là nơi thực hiện công tác GPMB có khối lượng lớn để thi công. Ngoài ra phải thực hiện công tác GPMB để thi công các Dự án như: Nạo vét Sông Lạch trường; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 10; Đường Tỉnh lộ 526 đi Minh Lộc, Đa Lộc, Đường Ngã tư Nghè Đại Lộc đi Hòa Lộc..

Trong thời gian qua, được sự chỉ đạo quyết liệt của UBND huyện thông qua tổ chức những đợt thi đua cao điểm, chiến dịch triển khai, sự quyết tâm và cố gắng của các phòng, ban theo từng lĩnh vực và sự phối hợp giữa UBND cấp xã với chủ đầu tư, nhà thầu, cùng với Chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi nhà nước thu hồi đất đã dần hoàn thiện, đặc biệt là Nghị định 84/2007/NĐ-CP, Nghị định 69/2009/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn, công tác kiểm kê, áp giá và chi trả bồi thường, GPMB cơ bản đã hoàn thành theo kế hoạch đề ra, đảm bảo tiến độ và thời gian thi công công trình. Trong quá trình GPMB một số tồn tại, vướng mắc của dân đã được giải thích hướng dẫn, nhưng chưa giải quyết dứt điểm, do đó công tác GPMB vẫn còn chậm so với tiến độ đề ra. Về nguyên nhân.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở huyện trước đây còn buông lỏng, nhiều vướng mắc còn tồn đọng khá dai dẳng nhưng không kịp thời giải quyết. Không ít các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế. Những hạn chế của công tác này làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Những nơi công tác quản lý đất đai yếu kém, số liệu không đảm bảo độ tin cậy, việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng không sát với thực tế thì ở đó công tác GPMB gặp nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả thấp.

Các văn bản pháp lý liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước về đất đai nói chung, trong công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC nói riêng thiếu tính thực tế, không ổn định và chưa thực sự hoàn chỉnh. Chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động thường xuyên và không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trái phép. Chính điều này gây khó khăn cho người thi hành đồng thời làm mất lòng tin trong dân. Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ, ách tắc trong công tác giải quyết các mối quan hệ đất đai nói chung và GPMB nói riêng.

Việc giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền, tình trạng quản lý đất đai thiếu chặt chẽ, diện tích thực tế chênh lệch nhiều so với diện tích ghi trong giấy tờ quyền sử dụng đất và các hiện tượng tiêu cực trong giao đất, thuê đất đã làm ảnh hưởng đến việc đền bù chưa hợp lý. Đây là một trong những nguyên nhân gây khiếu kiện trong dân khi tiến hành GPMB. (Đã nhận thấy trong công tác GPMB dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 1A).

Cấp Giấy CNQSD đất còn chậm và thiếu chính xác vì vậy, việc xem xét tính pháp lý đất đai khi giải phóng mặt bằng gặp không ít khó khăn. Việc xác định loại đường, vị trí để áp giá các loại đất trên cơ sở khung giá của UBND tỉnh của UBND cấp huyện là nguyên nhân gây nên sự tuỳ tiện trong việc xác định giá đất, không phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế. Hậu quả là người dân không tự giác di dời làm chậm tiến độ thi công;

Một số người làm công tác GPMB không được đào tạo nghiệp vụ, không nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, họ thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là dựa vào khả năng cá nhân và kinh nghiệm công tác. Đây là nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong công tác lập phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC; Bên cạnh đó mô hình tổ chức bộ máy thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và cơ chế phối hợp chưa đáp ứng được yêu cầu và tiến độ của các chủ đầu tư, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, TĐC trì trệ trong việc lập và xây dựng phương án cũng như việc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp dụng những biện pháp cưỡng chế đối với những hộ gia đình, cá nhân không chấp hành việc đo đạc đất đai, kiểm đếm tài sản;

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC bằng tiền chưa thật công bằng giữa các loại đất; giữa các xã và phường; giữa hộ gia đình với nhau và giữa 2 địa phương liền kề trong cùng một khu vực GPMB đang có sự chênh lệch bất hợp lý. Giá đất để bồi thường, hỗ trợ, TĐC thấp so với giá chuyển nhượng thực tế tại địa phương, tạo ra mức chênh lệch làm cho người dân cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền bồi thường, không bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Về chính sách hỗ trợ. Một số dự án chưa thực hiện chính sách hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo việc làm cho các các hộ thuộc diện chính sách, mặc dù số hộ được hưởng chính sách rất cao. Một số dự án có thực hiện chính sách đào tạo việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp song chất lượng đào tạo không đảm bảo trình độ tay nghề để làm việc ở các nhà máy.

Về diện tích đất bồi thường, giá đất bồi thương. Cách xác định hạn mức đất ở để bồi thường, hỗ trợ, TĐC so với quy định còn tuỳ tiện, không thống nhất giữa các địa phương và các dự án với nhau.

Giấy CNQSD đất là chứng thư pháp lý quan trọng trong việc xác định điều kiện được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng công tác cấp Giấy CNQSD đất ở các huyện còn rất chậm trễ, thiếu chính xác đã gây không ít khó khăn cho công tác GPMB.

Về TĐC và cơ sở hạ tầng khu TĐC. Những năm vừa qua cho thấy: việc xây dựng các khu TĐC của các dự án rất bị động, trong đó tồn tại lớn nhất là cơ sở hạ tầng khu TĐC không được đầu tư theo quy định. Các dự án thiếu biện pháp khôi phục nguồn thu nhập tại nơi ở mới cho người được bố trí TĐC. Hội đồng giải phóng mặt bằng chỉ tham gia với tư cách tư vấn vì vậy trách nhiệm của chính quyền địa phương thường không cao và là nguyên nhân làm giảm hiệu lực pháp luật của các chính sách bồi thường,TĐC ảnh hưởng đến tiến độ GPMB.

Việc xây dựng các khu TĐC ở nông thôn chưa phù hợp với tập quan sinh hoạt của người dân, đất giao mới có quy mô diện tích như hiện nay không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân.

Công tác phổ biến Luật đất đai và chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC của Hội đồng bồi thương, giải phóng mặt bằng cho người bị thu hồi đất ở các địa phương tính theo mặt bằng chung tỉ lệ không cao. Phần lớn người dân rất quan

tâm đến chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng nhưng công tác tuyên truyền chính sách này ở các địa phương còn rất hạn chế. Bồi thường, hỗ trợ, TĐC là một bộ phận quan trọng trong công tác GPMB, nó quyết định đến tiến độ thực hiện dự án. Bồi thường, hỗ trợ một cách thoả đáng thì người dân sẽ thoả mãn và tự nguyện di dời, ngược lại nếu chính sách bồi thường hỗ trợ không hợp lý, không công bằng, không đảm bảo được cuộc sống cho người dân bằng hoặc tốt hơn trước khi có dự án thì sẽ gây nên sự so bì, khiếu kiện cản trở đến việc thực hiện dự án. Những vướng mắc xung quanh vấn đề Bồi thường, hỗ trợ, TĐC ngày càng phức tạp, nhất là từ khi đất đai trở nên có giá. Công tác GPMB của Thanh hóa trong những năm qua đã có những tiến bộ đáng kể đã đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, cơ bản phù hợp với ý chí, nguyện vọng chính đáng của đông đảo tầng lớp nhân dân.

Để đạt được kết quả tốt trong công tác giải phóng mặt bằng, trong điều kiện hiện nay sự vào cuộc của các ngành chức năng, của cả hệ thống chính trị, còn cần có sự linh hoạt và luôn đổi mới phương pháp trong thực hiện nhiệm vụ, sự đồng thuận trong nhân dân. Cần phải quan tâm, đầu tư hơn nữa cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, thiết lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSD đất đầy đủ, chính xác. tạo điều kiện để giải quyết những ách tắc trong công tác GPMB, giao đất và thu hồi đất; Nâng cao vai trò, trách nhiệm của HĐGPMB cấp huyện, đặc biệt là nghiệp vụ chuyên môn, không làm việc theo cảm tính, không đùn đẩy trách nhiệm. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá và lập phương án tiền khả thi các dự án có GPMB. Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng khuyến khích cộng đồng tham gia vào dự án GPMB. Cần quán triệt nguyên tắc công khai hoá và dân chủ hoá các phương án đề bù GPMB, để mọi đối tượng liên quan đến đều biết, thống nhất, tránh so bì thắc mắc và tiêu cực.

Bảng 4.2. Kết quả thu hồi đất một số dự án trọng điểm của huyện Hậu Lộc TT Tên dự án TT Tên dự án Năm thực hiện Tổng diện tích thu hôi (ha) Tổng diện tích đã bồi thường GPMB (ha) Tổ chức, cá nhân bị thu hồi Tổ chức Cá nhân bị thu hồi đất 1 Nâng cấp, mở rộng Q. Lộ 1A 2011 2,71 2,71 0 290 2 Dự án Đường Mỹ Lộc - Đồng Lộc 2011 3,2 3,2 1 124 3 Dự án Xi Phong Kênh De 2011 4,2 4,2 3 254 4 Dự án Nạo vét Kênh 5 xã 2012 3,5 3,5 5 536 5 Dự án Trạm Biến áp 110Kw Hậu Lộc 2012 1,5 1,5 3 85

6 Dự án Đê Pam xã Đa Lộc 2012 3,2 3,2 2 224

7 Dự án Nạo vét sông lạch trường 2013 4,6 4,6 5 245 8 Dự án Xây dựng Cầu Thắm, cầu Do Hạ, Cầu Sài 2014 1,5 1,5 0 133 9 Dự án nhà máy nước sạch 2015 5,4 4,9 1 235 10 Dự án mở rộng trường THPT Hậu Lộc 4 2015 1,2 1,2 0 18 11 Dự án nâng cấp đường ngã tư Lộc Tân đi Phong Lộc 2016 3,3 3,1 2 674 12 Dự án nâng cấp đường ngã tư nghè Đại Lộc đi xã Hòa Lộc 2016 2,3 1,3 2 456

Tổng 36,61 34,91 24 3274

Nguồn: Phòng Tài nguyên và môi trường Tiến hành điều tra xã hội học đối với các dự án lớn, tiến hành phỏng vấn hộ gia đình trong khu vực sẻ tiến hành GPMB, đồng thời tổ chức tốt các bước gặp gỡ giữa chủ dự án, các cấp các ngành với nhân dân để diều chỉnh nội dung phương án GPMB thiết thực hợp lý hơn.

Việc xây dựng các khu TĐC ở nông thôn phải phù hợp với tập quan sinh hoạt của người dân như: nhà phải có sân chơi, gần gũi với họ hàng, đi lại thuận tiện. Vì vậy, cần phải quy định rõ thêm dự án nào có khu TĐC và quy trình thẩm định kế hoạch TĐC cụ thể giúp cho người bị thu hồi đất không thiệt thòi và ổn định cuộc sống sau khi giải toả.

Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong công tác vận động quần chúng như Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh… trong công tác GPMB. Tạo niềm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)