Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 79)

4.3.3.1. Đánh giá thông qua phiếu điều tra

a. Phiếu điều tra hộ gia đình.

Bảng 4.9. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra hộ gia đình tại hai dự án

STT Nội dung Dự án 1 Dự án 2

Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%)

1.

Xác định đối tượng được bồi thường về

đất Tổng phiếu 168 100 99 100 Đồng ý 162 96,43 96 96,97 Không đồng ý 6 3,57 3 3,03 2. Xác định đối tượng được hỗ trợ Tổng phiếu 168 100 99 100 Đồng ý 167 99,40 99 100 Không đồng ý 1 0,6 0 0

3. Giá bồi thường đất

Tổng phiếu 103 100 99 100 Phù hợp 6 5,83 24 24,24 Chưa phù hợp 97 94,17 75 75,76 4 Bồi thường nhà, công trình so với xây dựng mới Tổng phiếu 79 100 20 100 Bằng 75 94,94 17 85,00 Chưa bằng 4 5,06 3 15,00

5 Bồi thường cây trồng, vật nuôi

Tổng phiếu 144 100 51 100

Phù hợp 132 91,67 40 78,43

STT Nội dung Dự án 1 Dự án 2 Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 6 Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm Tổng phiếu 66 100 48 100 Phù hợp 55 83,33 41 85,42 Chưa phù hợp 11 16,67 7 14,58

7 tại các cơ sở đào tạo Tham gia học nghề

Tổng phiếu 66 100 48 100 Có 1 1,52 5 10,42 Không 65 98,48 43 89,8 8 Việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích chính Tổng phiếu 168 100 99 100 Đầu tư SXKD 66 39,29 19 19,19

Gửi tiết kiệm 27 16,07 14 14,14 Xây dựng nhà 56 33,33 37 37,37

Mua đồ dùng 18 10,71 24 24,24

Học nghề 1 0,60 5 5,05

9

Nguồn thu nhập chính hiện tại của

gia đình

Tổng phiếu 168 100 99 100

Sản xuất NN 77 45,83 45 45,46

Kinh doanh 88 52,38 40 40,40

Công chức, C nhân 3 1,79 14 14,14

10 Đời sống hiện tại của gia đình

Tổng phiếu 168 100 99 100

Tốt hơn trước 67 39,88 79 79,80

Kém hơn 15 8,93 2 2,02

Không thay đổi 86 51,19 18 18,18

11

Tình hình anh ninh, xã hội tại địa phương sau thu hồi

đất Tổng phiếu 168 100 99 100 Tốt hơn trước 125 74,40 91 91,92 Xấu đi 4 2,38 0 0,00 Như cũ 39 23,22 8 8,08 12 Sự phù hợp của chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Tổng phiếu 168 100 99 100 Phù hợp 164 97,62 98 98,99 Chưa phù hợp 4 2,38 1 1,01 13 Tính công bằng, dân chủ và công khai trong thực hiện bồi

thường, hỗ trợ

Tổng phiếu 168 100 99 100

Có 164 97,62 98 98,99

Không 4 2,38 1 1,01

14 Đơn thư, kiến nghị Tổng phiếu Có 168 3 1,79 100 99 1 1,01 100

Không 165 98,21 98 98,99

Nguồn: Từ phiếu điều tra của các hộ thuộc dự án thu hồi Một số đánh giá thông qua bảng tổng hợp phiếu điều tra hai dự án:

có 3 hộ (chiếm 3,03%) không đồng í về việc xác định đối tượng được bồi thường về đất. Đối với dự án 1, các hộ này không đc bồi thường về đất mà chỉ được bồi thường về tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ là giấy cũ, cấp từ giai đoạn 1990-1995 theo bản đồ dân cư, độ chính xác kém. Ban bồi thường, GPMB đã căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ địa chính và phối hợp chính quyền địa phương để xác định mốc giới thửa đất, kết luận các hộ này không được bồi thường về đất. Tuy nhiên hộ gia đình không hài lòng về kết luận của ban bồi thường, GPMB. Đối với dự án 2, hộ gia đình không đồng í về diện tích được bồi thường, họ cho rằng mình phải được bồi thường nhiều hơn.

Đối tượng được hỗ trợ: Dự án 1, trong 168 phiếu điều tra chỉ có một hộ không đồng í còn dự án 2 thì 100% các hộ được hỏi đồng í với việc xác định đối tượng được hỗ trợ.

Giá bồi thường về đất: Dự án 1 chỉ có 6 hộ (chiếm 5.83%) cho rằng giá bồi thường là phù hợp còn đối với dự án 2 tỉ lệ này là 24,24%. Ở cả hai dự án, đa số các hộ được hỏi đều trả lời rằng giá đất bồi thường là chưa phù hợp, vẫn còn thấp hơn nhiều so với giá thực tế.

Bảng 4.10. Giá đất bồi thường tại hai dự án và giá thị trường.

Dự án Hạng mục Giá bồi thường (đ/m2) Giá thị trường (đ/m2) GBT/ GTT (lần) Dự án 1 Đất ở 2.500.000 8.000.000 0,31 Đất nông nghiệp 40.000 100.000 0.4 Dự án 2 Cầu Thắm Đất ở 350.000 800.000 0.44 Đất nông nghiệp 40.000 100.000 0.4 Cầu Do Hạ Đất ở 6.000.000 12.000.000 0,5 Cầu Sài Đất ở 1.100.000 3.000.000 0,44

Nguồn: Từ phiếu điều tra của các hộ thuộc dự án thu hồi Giá đất thị trường được xác định dựa trên cơ sở tổng hợp thông tin từ phiếu điều tra, từ phòng Tài nguyên và môi trường, tính toán trung bình cho mức giá thị trường tại thời điểm thu hồi.

Từ bảng 4.10 cho thấy giá bồi thường tại 02 dự án trên có nhiều sự bất cập: Tại Dự án 1, giá bồi thường áp theo quy định của Nhà nước đối với đất nông

nghiệp chỉ bằng 0.4 lần so với giá thực tế thị trường, đất ở chỉ bằng 0.31 lần so với giá thị trường; Dự án 2, giá bồi thường áp theo quy định của Nhà nước đối với đất ở và đất nông nghiệp chỉ bằng từ 0.4 đến 0.5 lần so với giá thực tế trên thị trường.

Vấn đề hỗ trợ đào tạo nghề và học nghề: Ở cả hai dự án trên 80% các hộ đánh giá mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm là phù hợp (bảng 4.9). Mức hộ trợ này giúp người dân có một khoản tiền để tham gia các khóa học nghề, tuy nhiên ở dự án 1 chỉ có 1 hộ và dự án 2 có 5 hộ tham gia học nghề, các trường hợp này đều tự tìm hiểu thông tin nghề nghiệp qua người thân, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Việc học nghề của các hộ trong hai dự án là tự túc, về phía nhà nước không có các chính sách định hướng hay tổ chức các lớp đạo tạo nghề, hướng nghiệp.

Về đời sống: Sau khi thực hiện hai dự án, đời sống của nhân dân có phần khá hơn trước. Hai dự án đều là về giao thông, đường xá được nâng cấp và mở rộng, việc di chuyển, mua bán trao đổi hàng hóa được thuận lợi, đặc biệt là đối với các hộ ngay mặt đường, việc kinh doanh khá hơn trước. Cả hai dự án còn một bộ phận nhỏ các hộ có đời sống khó khăn hơn trước, các trường hợp này thuộc đối tượng bị thu hồi đất nông nghiệp và chưa tìm được hướng chuyển đồi nghề, thu nhập không ổn định.

Vấn đề công bằng dân chủ và đơn thư kiến nghị: Dự án 1, có 4 hộ cho rằng việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ, TĐC là chưa đảm bảo tính công bằng, dân chủ và công khai, trong đó có 3 hộ có đơn thư kiến nghị với nội dung chưa hài lòng về đơn giá bồi thường đất và diện tích bồi thường. Ban bồi thường, GPMB cùng với chính quyền địa phương đã căn cứ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ địa chính, khung giá đất do UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành để mời các hộ lên làm việc. Tuy nhiên phải đến lần làm việc thứ 3 các hộ mới đồng ý với chính sách bồi thường và rút đơn thư về. Còn đối với dự án 2, có một hộ gia đình có đơn kiến nghị với nội dung là gia đình được bồi thường với mức giá thấp hơn các hộ khác.

Ban bồi thường, GPMB đã giao cho UBND xã làm việc với gia đình. Sau hi làm việc với gia đình thì đã xác định được việc gửi đơn thư là do có một số cá nhân đã đưa ra nhưng thông tin thiếu chính xác về chính sách bồi thường, hỗ trợ gây hoang mang trong dân chúng. Nắm được tình hình đó, UBND xã đã mời các hộ dân khu vực cầu Do Hạ lên làm việc, phổ biến lại các chính sách của nhà nước để người dân hiểu và tránh bị những kẻ xấu kích động.

Bồi thường về nhà cửa và cây cối hoa màu: Đa số các hộ dân đều đồng ý với mức bồi thường về nhà cửa và cây cối, việc định giá tài sản đã được ban bồi thường thực hiện nghiêm túc và tỉ mỉ, xác định hết tất cả các thiệt hại của người dân để tính tiền bồi thường. Việc tính tiền bồi thường được căn cứ trên các bảng đơn giá do UBND tỉnh thanh hóa ban hành.

Việc sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ vào mục đích chính: theo khảo sát thì người dân sử dụng tiền vào nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là rất ít hộ sử dụng tiền vào việc học nghề. Như vậy dự án đã chi chả tiền bồi thường cho người dân nhưng không có những chính sách định hướng để người dân sử dụng số tiền đó một cách hiệu quả nhất, đời sống của nhân dân sau thu hồi đất chưa được chính quyền quan tâm, người dân phải tự khắc phục khó khăn sau khi bị mất đất. b. Phiếu điều tra cán bộ có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vấn đề giá đất: Dự án 1 có 27 cán bộ (chiếm 90%) cho rằng giá đất bồi thường là thấp hơn giá thị trường, con số này ở dự án 2 còn cao hơn, lên tới 96,67% (bảng 4.11). Như vậy chính những người thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC cũng có quan điểm là giá đất bồi thường chưa hợp lí. Tuy nhiên cũng cần xét đến một yếu tố khách quan là giá đất chuyển nhượng thực tế trên thị trường luôn biến động, lúc cao lúc thấp do đó việc xác định một mức giá hợp lí là tương đối khó khăn.

Vấn đề hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và đào tạo, chuyển đổi nghề: Việc áp dụng các chính sách hỗ trợ cho người có đất thu hồi đã được UBND huyện thực hiện đúng quy định của UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành. Trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC, hầu hết í kiến của các cán bộ đều nhận định các khoản hỗ trợ này chỉ ở mức thấp và trung bình (bảng 4.11). Các khoản hỗ trợ mới chỉ phần nào giải quyết được những khó khăn lúc ban đầu của người bị thu hồi đất.

Vấn đề TĐC: Đối với công tác tái định cư, việc lập và xây dựng các khu tái định đã được UBND huyện chỉ đạo thực hiện theo đúng quy trình. Qua đó, phần lớn cán bộ được điều tra phỏng vấn cho rằng các khu tái định cư là phù hợp với người có ở đất thu hồi. Tuy nhiên đấy mới chỉ là ý kiến một chiều, trên thực tế các hộ thuộc diện TĐC của dự án 1 đã từ chối nhận đất TĐC. Như vậy trong vấn đề này đã không tìm được sự thống nhất ý kiên giữa nhà nước và người dân.

Bảng 4.11. Tổng hợp ý kiến của các cán bộ liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

STT Nội dung Số Dự án 1 Dự án 2

phiếu Tỷ lệ (%) phiếu Số Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu 30 100 30 100

1.

Giá đất bồi thường so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường Cao hơn 0 0 0 0 Bằng 3 10 1 3,33 Thấp hơn 27 90 29 96,67 2. Mức hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Cao 0 0 2 6,67 Trung bình 12 40 21 70 Thấp 18 60 7 2,33

3. Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm

Cao 1 3,33 3 10

Trung bình 14 46,67 16 53,33

Thấp 15 50 11 36,67

4. Khu tái định cư Phù hợp 28 93,33 30 100

Chưa phù hợp 2 6,67 0 0

5. Đơn vị được giao nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Trung tâm PTQĐ tỉnh 0 0 0 0

Hội đồng bồi thường hỗ trợ, TĐC 30 100 30 100

Chủ dự án 0 0 0 0

Tổ chức khác 0 0

6. Thông báo thu hồi đất Có 28 93,33 30 100

Không 2 6,67 0 0

7. Họp phổ biến người dân có đất thu hồi

Có 30 100 30 100

Không 0 0 0 0

8. Lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC

Có 30 100 30 100

Không 0 0 0 0

9. Công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC

Có 30 100 30 100

Không 0 0 0 0

10. Lập biên bản lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC Có 30 100 29 96,67 Không 0 0 1 3,33 11. Tổng hợp ý kiến người có đất thu hồi Có 30 100 30 100 Không 0 0 0 0

12. Đối thoại với người có đất thu hồi

Có 30 100 30 100

Không 0 0 0 0

13. Phổ biến, niêm yết công khai quyết định phê duyệt Phương án

Có 29 96,67 30 100

Không 1 3,33 0 0

14. Gửi quyết định thu hồi đất đến người có đất thu hồi

Có 0 0 0 0

Không 30 100 30 100

15. Số lượng cán bộ hiện có của phòng TNMT

Nhiều 0 0 0 0

Phù hợp 7 23,33 19 63,33

Thiếu 23 76,67 11 36,67

Việc thực hiện trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:

Nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Hậu Lộc được UBND huyện giao Ban bồi thường, GPMB. Qua kết quả phóng vấn cho thấy, công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, TĐC cơ bản được thực hiện đúng theo quy định tại Luật Đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.

Trước khi thu hồi đất, UBND huyện đã thực hiện gửi thông báo đến người có đất thu, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng kèm theo niên yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã. Đồng thời, tổ chức các cuộc họp phổ biến cho người dân trong khu vực thu hồi đất biết chính sách pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất và giải đáp các vướng mắc của người dân trong khu vực thực hiện dự án.

Việc công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng được triển khai thực hiện khá tốt theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Kết thúc thời gian lấy ý kiến, Ban giải phóng mặt bằng phối hợp với UBND cấp xã tiến hành lập biên bản bản lấy ý kiến phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC và tổng hợp các ý kiến của người có đất thu hồi, đối thoại với các trường hợp chưa đồng ý với dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Sau khi được UBND huyện Hậu Lộc ban hành quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC, Ban giải phóng mặt bằng phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, TĐC tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi, đồng thời gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, TĐC đến từng người có đất thu hồi.

Qua tổng hợp kết quả Phiếu phỏng vấn cán bộ có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất (30 Phiếu) cho thấy trình tự, thủ tục thu hồi đất trên địa bàn huyện Hậu Lộc cơ bản thực theo đúng quy định của pháp luật. Đội ngũ cán bộ thực hiện nắm bắt rõ chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để tổ chức thực hiện tốt tại địa phương.

Năm 2011, phòng Tài nguyên và môi trường Hậu Lộc có cán bộ 6 công chức và hai cán bộ hợp đồng. Đa số cán bộ có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC của dự án 1 cho rằng số lượng cán bộ của phòng Tài nguyên và môi trường (gọi tắt là phòng Tài nguyên) là chưa đủ để đáp ứng công việc. Công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC chỉ là một phần công việc của phòng Tài nguyên, ngoài ra các cán bộ của phòng còn phải giải quyết rất nhiều công việc khác nhau, do đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn huyện hậu lộc tỉnh thanh hóa (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)