Phần 3 Nội dung và̀ phương phá́p nghiên cứu
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Nghiên cứu công thức ủ chua vỏ chanh leo làm thức ăn cho bò.
Đề tài tiến hành thử nghiệm 3 công thức ủ chua (tính theo dạng sử dụng) trong phòng thí nghiệm Trung tâm – Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam như sau:
CT1: 30% BM + 65% CN + 5% RM
CT2: 75% VCL + 20% LN + 5% RM
CT3: 75% VCL + 10% BM + 10% LN + 5% RM
Một phần diện tích trồng ngô đã bị người dân ở Mộc Châu chuyển sang trồng chanh leo. Cho nên, giá cây ngô tăng lên ảnh hưởng đến giá thức ăn cho bò sữa, làm tăng chi phí sản xuất sữa. Do vậy, chúng tôi ủ thử nghiệm công thức CT1 nhằm mục đích thay thế 1 phần CN bằng BM trong thức ăn ủ chua để giảm chi phí thức ăn của bò sữa.
- Phương pháp ủ chua:Trước khi tiến hành phối trộn nguyên liệu để ủ, vỏ chanh leo, lõi ngô được phay thái bằng máy có độ dài 1-2cm, sau đó trộn các thành phần theo từng công thức ủ. Nguyên liệu sau trộn được nén chặt theo từng lớp một vào bình nhựa có dung tích 10 lít mỗi bình. Mỗi công thức ủ 9 bình (3 lần lặp lại cho 3 khoảng thời gian bảo quản).
- Thời điểm đánh giá chất lượng thức ăn ủ chua là 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày sau ủ.
- Phương pháp lấy mẫu: Mẫu thức ăn được lấy theo TCVN-86 (Tiêu chuẩn Việt Nam-Thức ăn chăn nuôi, Tổng cục đo lường chất lượng 1986). Mẫu được phân tích tại Phòng thí nghiệm trung tâm – Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
+ Mẫu ban đầu: là mẫu được lấy từ một đối tượng vật chất cần phân tích. Để đảm bảo độ đồng đều phải lấy mẫu ở điều kiện khác nhau.
+ Mẫu bình quân: Đem rải mỏng mẫu lên khay, trộn đều rồi lấy nhiều điểm trên đó gộp lại thành mẫu bình quân.
+ Mẫu phân tích: Mẫu bình quân được nghiền nhỏ, trộn đều để lấy mẫu phân tích. Mẫu phân tích được cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 103oC ± 2oC cho đến khô. Sau đó mẫu phân tích được đem nghiền bằng máy nghiền có kích thước lỗ sàng 1mm. Đem mẫu đựng trong túi nilon rồi buộc kín để bảo quản trong bình hút ẩm.
* Phương pháp phân tích thành phần dinh dưỡng:
- Xác định hàm lượng chất khô theo phương pháp AOAC (2006) theo TCVN 4326:2007;
- Định lượng protein thô (CP) được tính toán trên cơ sở xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng phương pháp Kjeldahl theo TCVN 4328-1:2007;
- Định lượng lipid theo TCVN 4321:2007; - Định lượng xơ thô theo TCVN 4329:2007;
- Định lượng khoáng tổng số theo TCVN 4327:2007;
- Các chỉ tiêu NDF, ADF được phân tích theo hướng dẫn của Van Soest (1994).
- Chất lượng thức ăn ủ chua được đánh giá theo hai cách: + Trực tiếp (cảm quan) được đánh giá như sau:
Màu sắc: Được đánh giá bằng cảm quan xem độ đồng đều, có màu vàng đặc trưng của sản phẩm ủ chua là tốt nhất; có màu nâu sẫm hoặc đen là sản phẩm ủ chua không đạt.
Trạng thái: thức ăn có độ cứng như thức ăn chưa ủ, cong mềm nhũn hoặc nát ra là không dùng được nữa.
Mùi vị: Được đánh giá bằng cảm quan, có mùi chua nhẹ, mùi thơm của acid hữu cơ là sản phẩm ủ chua tốt.
Độ mốc: Được đánh giá bằng cảm quan không có mốc hoặc thấp không đáng kể là sản phẩm ủ chua đạt.
+ Gián tiếp: đánh giá trong phòng thí nghiệm trung tâm – Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Chuẩn bị mẫu: sấy khô đĩa hộp lồng tới khối lượng không đổi để nguội trong bình hút ẩm 30 phút. Cân 5g mẫu cho vào đĩa, hòa 100ml nước cất với mẫu trong cốc, ngâm trong 15 phút.
Xác định giá trị pH: Giá trị pH của thức ăn ủ chua được xác định bằng máy đo pH HANNA, HI 8424, Singapo.
Phân tích các axit hữu cơ: axit lactic, axit axetic, axit butyric được xác định theo phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
- Phương pháp ước tính giá trị năng lượng trao đổi (ME):
ME được tính toán theo phương pháp của Wardeh (1981). Giá trị ME của thức ăn được ước tính như sau:
+ DE (Mcal/kg VCK) = 0,04409 x TDN; + ME (Mcal/kg VCK) = 0,82 x DE. * TDN được tính như sau:
+ Đối với cỏ xanh:
TDN (% VCK thức ăn) = -21,7656 + 1,4284 x %Protein thô + 1,0277 x %DXKN + 1,2321 x %Lipid thô + 0,4867 x %Xơ thô.
+ Đối với thức ăn giàu năng lượng:
TDN (% VCK thức ăn) = 40,2625 + 0,1969 x %Protein thô + 0,4228 x %DXKN + 1,1903 x %Lipid thô + 0,1379 x %Xơ thô.
+ Đối với thức ăn thô khô:
TDN (% VCK thức ăn) = -17,2649 + 1,2120 x %Protein thô + 0,8352 x %DXKN + 2,4637 x %Lipid thô + 0,4475 x %Xơ thô.
+ Đối với thức ăn ủ chua:
TDN (% VCK thức ăn) = -21,9391 + 1,0538 x %Protein thô + 0,9736 x %DXKN + 3,0016 x %Lipid thô + 0,4590 x %Xơ thô.
Trong đó:
+ TDN (Total Digestile Nutrients) là tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa tính bằng % trong chất khô (%VCK) của thức ăn;
+ DE: Năng lượng tiêu hóa (kcal/kg VCK); + ME: Năng lượng trao đổi (kcal/kg VCK).
3.4.2. Khả năng sử dụng vỏ chanh leo ủ chua làm thức ăn cho bò sữa
Chọn 45 bò sữa HF có tháng sữa từ tháng 2-5 (3 đợt thí nghiệm), đồng đều về khối lượng và năng suất sữa, chia thành 3 công thức được phối trộn theo phương pháp khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR) dựa trên tiêu chuẩn của NRC
(2001). Thí nghiệm được bố trí theo mô hình phân lô ngẫu nhiên hoàn toàn. Bò được nuôi riêng rẽ để theo dõi các chỉ tiêu từng cá thể. Trong thí nghiệm, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh, thú y ở các công thức là như nhau (theo quy trình của trang trại) chỉ khác biệt duy nhất là bò ở mỗi công thức được ăn 1 khẩu phần TMR riêng (Bảng 3.2). Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2 n (con) 5 5 5 Lặp lại (lần) 3 3 3 Tổng số bò TN (con) 15 15 15 KL trung bình (kg) 532,3 530,3 532,2
Giai đoạn (tháng sữa) 2-5 2-5 2-5
Thời gian theo dõi (tháng) 3 3 3
Thức ăn nuôi bò ĐC TN1 TN2
Nước uống Tự do Tự do Tự do
Ghi chú: ĐC: Khẩu phần sử dụng thức ăn ủ chua của trại
Bảng 3.2. Khẩu phần thí nghiệm (tính theo dạng sử dụng)
Nguyên liệu ĐC TN1 TN2
TĂ ủ chua CT2 (%) 0 12.5 25
Ngô ủ chua trang trại (%) 32 0 0
Cỏ voi (%) 20 36 24 Bột ngô (%) 15.3 15 15 Bột sắn (%) 8 9.8 9 Khô dầu (%) 14 16 16.3 Rỉ mật (%) 10 10 10 DCP (%) 0.3 0.3 0.3 Premix khoáng (%) 0.2 0.2 0.2 Muối ăn (%) 0.2 0.2 0.2 Tổng (%) 100 100 100
Ghi chú: ĐC: Khẩu phần sử dụng thức ăn ủ chua của trại
- Quản lý thí nghiệm: Các loại thức ăn trong khẩu phần được trộn lẫn thành thức ăn hỗn hợp trước khi cho ăn. Bò được nhốt riêng mỗi khi cho ăn và được cho ăn hai lần vào buổi sáng (8h) và buổi chiều (16h), nước uống cung cấp tự do. Thức ăn cho ăn và thức ăn thừa được cân hàng ngày trước khi cho ăn.
- Xác định năng suất sữa (kg/con/ngày): Sữa của bò thí nghiệm được cân hàng ngày vào buổi sáng và buổi chiều, đến cuối tháng và cuối kỳ thí nghiệm tính toán năng suất sữa trung bình từng con. Năng suất sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) được tính theo công thức:
FCM (kg) = Năng suất sữa thực tế x (0,4 + 0,15 x % Mỡ sữa thực tế) - Đánh giá chất lượng sữa: Cứ 5 ngày một lần mẫu sữa được lấy vào buổi sáng và buổi chiều, toàn bộ mẫu sữa được phân tích các chỉ tiêu: % mỡ sữa, % protein sữa, % vật chất khô không mỡ (SNF). Phương pháp lấy mẫu sữa: vào buổi sáng và buổi chiều sau khi mỗi cá thể bò được vắt xong, trước khi lấy mẫu bình sữa được khuấy đều và lấy bằng cốc chuyên dụng ở vị trí giữa bình. Sau khi lấy, mẫu sữa được bảo quản trong thùng xốp vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích bằng máy phân tích ECOMILK M90.
- Phương pháp xác định lượng thức ăn thu nhận:
Lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của bò được xác định bằng cách cân lượng thức ăn cho ăn, thức ăn thừa hàng ngày theo từng cá thể. Thức ăn thừa và thức ăn cho ăn được thu lấy mẫu, sấy khô ở nhiệt độ 105˚C đến khối lượng không đổi để xác định hàm lượng vật chất khô.
Lượng thức ăn thu nhận (theo VCK) được tính theo công thức sau: Lượng thức ăn thu nhận = Lượng thức ăn cho ăn – Lượng thức ăn thừa. Hàng tháng lấy mẫu thức ăn cho ăn, thức ăn thừa để phân tích thành phần hóa học và ước tính giá trị ME.
- Phương pháp xác định khối lượng bò:
Ở thời điểm đầu và kết thúc thí nghiệm: khối lượng bò được xác định bằng cân điện tử RudWeight. Khi đó, sự thay đổi khối lượng bò sau thí nghiệm sẽ được tính theo công thức:
Thay đổi KL(kg/3 tháng) = KL bắt đầu TN – KL kết thúc TN
- Xác định điểm thể trạng của bò: Theo phương pháp của Ferguson et al.,
(1994).
Đánh giá thể trạng bò được thực hiện thông qua việc đánh giá mức độ tích mỡ dưới da ở một số vùng nhất định của cơ thể có tương quan chặt chẽ với tổng lượng mỡ dự trữ trong cơ thể. Có các phương pháp sau để đánh giá thể trạng của bò:
sống lưng) và các phần của các đầu nhô của xương ngồi, xương chậu, xương sườn. - Đánh giá bằng sờ nắn: Sờ các vùng gốc đuôi, cột sống lưng, đầu các xương ngồi, xương chậu, xương sườn cụt và mông. Đây là những phần quan trọng để đánh giá thể trạng vì các phần này chỉ được phủ bằng mỡ và da.
Nhằm đưa ra chỉ số dự trữ chất béo của cơ thể bò người ta đánh giá thể trạng của bò theo thang 5 điểm như sau:
Điểm 1: Bò quá gầy, cơ thể không có mỡ dự trữ và ở trong tình trạng “da bọc xương”: Lõm gốc đuôi sâu, không sờ thấy mô mỡ mà dễ sờ thấy xương chậu, da mỏng, xương sườn nhô rõ, khe sống lưng sâu.
Điểm 2: Bò gầy:Lõm gốc đuôi nông, có mô mỡ ở gốc đuôi; có một ít mỡ dưới đầu xương ngồi; dễ sờ thấy xương chậu; cuối của các xương sườn cụt tròn.
Điểm 3: Bò trong tình trạng tốt: Không nhìn thấy lõm ở gốc đuôi, dễ sờ thấy mô mỡ trên mông, da trơn, tỳ nhẹ sẽ sờ được xương chậu, đầu các xương sườn cụt và có một lớp mô mỡ dày ở phía trên.
Điểm 4: Bò trong tình trạng cơ thể “nặng nề” : Thấy các lớp mỡ ở gốc đuôi; mỡ phủ dày trên xương ngồi và chỉ sờ được xương chậu khi tỳ mạnh; không sờ thấy xương sườn cụt cả khi ấn mạnh; không thấy rõ hõm hông.
Điểm 5: Bò quá béo trong tình trạng “nân xổi”: Gốc đuôi nằm sâu trong mô mỡ, da căng; không thể sờ thấy xương chậu cả khi ấn mạnh tay; có các lớp mỡ trên các xương sườn cụt; không sờ thấy các cấu trúc xương.
- Hiệu quả sử dụng thức ăn: từ các kết quả về năng suất sữa và lượng thức ăn thu nhận hàng ngày tính toán được hiệu quả sử dụng thức ăn.
+ Tiêu tốn VCK trên 1 kg sữa tiêu chuẩn:
Tiêu tốn VCK(kg/kg sữa) = ậ ă ấ ữ ê ẩ
+ Tiêu tốn ME trên 1 kg sữa tiêu chuẩn:
Tiêu tốn ME(MJ/kg sữa) = ậ ă ấ ữ ê ẩ + Tiêu tốn protein trên 1 kg sữa tiêu chuẩn:
Tiêu tốn protein(g/kg sữa) = ậ ă ấ ữ ê ẩ
+ Chi phí thức ăn cho 1kg sữa(nghìn đồng/kg sữa) = í ứ ă ă ấ ữ ê ẩ + Doanh thu từ tiền bán sữa đã trừ chi phí thức ăn:
Doanh thu(nghìn đồng/con/ ngày) = ề !á ữ # í ứ ă $ố !ò ữ