Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1.1. Thành phần hóa học của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm
Phân tích thành phần hóa học của nguyên liệu thức ăn thí nghiệm để biết được thành phần giá trị dinh dưỡng trong nguyên liệu, từ đó, đánh giá được giá trị sử dụng của chúng đối với gia súc. Qua quá trình phân tích tại phòng thí nghiệm trung tâm – Khoa Chăn nuôi – Học viện Nông nghiệp Việt Nam thì thành phần các nguyên liệu thức ăn sử dụng trong thí nghiệm được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 4.1. Thành phần hóa học của các nguyên liệu thức ăn thí nghiệm Nguyên liệu CK Nguyên liệu CK (%) %CK ME (Mj/kg CK) CP CF Lipit KTS DXKN NDF ADF Cây ngô ủ
chua trang trại 33,79 5,82 22,82 3,37 4,55 63,44 50,66 31,82 10,07 Cỏ voi 18,00 12,00 34,28 3,78 9,89 40,05 57,13 33,28 8,69 Vỏ chanh leo 16,37 14,11 29,83 0,98 7,55 47,53 50,43 30,26 7,98 Bột ngô 84,60 11,57 2,60 6,02 2,83 76,98 4,48 2,80 12,50 Bột sắn 89,12 3,27 4,02 2,67 2,45 87,59 7,05 4,30 12,14 Khô dầu 89,00 50,11 5,72 1,68 7,29 35,20 0,00 0,00 13,53 Lõi ngô khô 91,88 2,57 35,33 0,22 1,62 60,26 59,53 35,12 7,95 Cây ngô chín sáp 30,77 7,68 30,62 0,75 6,12 54,83 51,03 31,44 9,18 Rỉ mật 78,00 11,00 0,00 0,00 7,50 81,50 9,47 5,68 11,63 DCP 91,35 0,00 0,00 0,00 98,52 0,00 0,00 0,00 0,00 Premix khoáng 91,20 0,00 0,00 0,00 97,35 0,00 0,00 0,00 0,00 Muối ăn 90,06 0,00 0,00 0,00 96,66 0,00 0,00 0,00 0,00 Bã mía 64,75 2,70 36,71 0,20 2,06 58,30 61,20 36,72 8,37 Bảng 4.1 cho thấy vỏ chanh leo có hàm lượng protein thô là 14,11% trong CK nên nếu tận dụng được làm thức ăn cho trâu bò thì sẽ giúp giảm sử dụng thức ăn tinh trong khẩu phần. Điểm bất lợi của vỏ chanh leo khi sử dụng để ủ chua là hàm lượng chất khô rất thấp chỉ đạt 16,37%. Như vậy để ủ chua vỏ chanh leo đạt được kết quả tốt thì phải bổ sung thêm nguồn phụ phẩm chứa hàm lượng chất
khô cao như bã mía (64,75%), lõi ngô khô (91,88%)…
Kết quả phân tích thu được cho thấy, hàm lượng protein thô của vỏ chanh leo là 14,11% trong chất khô và xấp xỉ với một số cây thức ăn họ đậu được trồng ở nước ta như Stylo (15,45%), chè đại (15,17%) theo công bố của Bùi Quang Tuấn (2005). Nếu so với hàm lượng protein thô trong cỏ voi (12,0% trong chất khô), cây ngô sau thu bắp (6-7%CK), rơm khô (2-3% trong chất khô) (Viện chăn nuôi Quốc gia, 2001) thì chúng tôi thấy chỉ tiêu này của vỏ chanh leo cao hơn, từ đó sơ bộ cho thấy vỏ chanh leo là loại phụ phẩm khá có tiềm năng sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi.
Hàm lượng lipit thô của cỏ chanh leo ở mức trung bình 0,98% trong CK, đây là một hạn chế của vỏ chanh leo so với nhiều cây cỏ hoà thảo thường sử dụng trong chăn nuôi động vật nhai lại như cỏ voi (3,78% trong CK) và cây ngô (3,37% trong CK).
Hàm lượng xơ thô của vỏ chanh leo là 29,83% trong chất khô cao hơn so với một số cây thức ăn khác do Bùi Quang Tuấn (2005) công bố như cây keo dậu (17,58% CK), cây đậu Stylo (26,8% CK), cỏ voi tươi 45 ngày tuổi là 6,17% và chỉ thấp hơn cỏ Ghine (30,3% CK) theo công bố của Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001).
Hàm lượng khoáng tổng số là chỉ tiêu quan trọng của thức ăn chăn nuôi. Chỉ tiêu này trong vỏ chanh leo là khá thấp chỉ đạt 7,55% CK, tương đương với các loại cây cỏ hoà thảo – đây cũng là một trong những nhược điểm của nhóm cây thức ăn xanh này như cỏ voi 45 ngày (9,89% trong CK), cỏ Ruzi tái sinh 45 ngày (6,19% trong CK) (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001).
Từ kết quả thu được, chúng tôi ước tính giá trị năng lượng trao đổi (ME) của vỏ chanh leo theo phương pháp của Wardeh (1981) (dẫn theo Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001) là 7,98 Mj/kg CK và khi so sánh với năng lượng trao đổi của cỏ voi thì thấp hơn một chút (ME trong chất khô là 8,69 Mj/kg CK).
Hàm lượng NDF là một yếu tố có ảnh hưởng đến tiêu hóa khi có mặt quá nhiều trong khẩu phần. Vỏ chanh leo có hàm lượng NDF là 50,43% CK, các thức ăn như cây ngô chín sáp, cây ngô ủ chua, cỏ voi, lõi ngô khô, bã mía đều có NDF cao từ 50,66-61,20% CK. Theo Meissner and Zacharias (2000) khi NDF trong cỏ nhiệt đới cao hơn 60% thì chất khô ăn vào bắt đầu giảm. Như vậy, vỏ chanh leo phù hợp để làm thức ăn cho bò mà không làm giảm chất khô ăn vào.
Từ kết quả phân tích thành phần hoá học của vỏ chanh leo chúng tôi thấy, chúng có giá trị dinh dưỡng phù hợp, có thể đáp ứng được phần lớn nhu cầu dinh dưỡng của gia súc. Tuy nhiên, cần có những nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn về loại phụ phẩm giàu tiềm năng này để có sự định hướng và khuyến cáo sử dụng làm thức ăn cho gia súc.