Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2.5. Năng suất và chất lượng sữa
Để đánh giá một cách toàn diện về khả năng sản xuất sữa của đàn bò HF, ngoài yếu tố về sản lượng sữa chúng ta cần xem xét về thành phần và chất lượng sữa của đàn bò. Thông thường để đánh giá chất lượng sữa, người ta sẽ quan tâm đến nhiều yếu tố khác nhau, ngoài các yếu tố về cảm quan như màu sắc, mùi vị, tỷ trọng, độ chua,... người ta thường dựa vào các thành phần có trong sữa như: lipit, protein, lactoza, khoáng, vitamin,... trong đó hai thành phần chiếm tỷ lệ cao nhất là lipit và protein.
Sau khi tiến hành thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy sản lượng và chất lượng sữa của bò ở 2 lô sử dụng khẩu phần thí nghiệm là tốt. Điều này phản ánh sự ảnh hưởng của vỏ chanh leo ủ chua tới sản lượng sữa là theo hướng tích cực. Hay nói cách khác việc bảo quản, tích lũy vỏ chanh leo bằng phương pháp ủ chua thay thế cây ngô ủ chua không có ảnh hưởng nhiều tới năng suất sữa của bò thí nghiệm. Có thể thấy rằng ủ chua là một phương pháp bảo quản thức ăn đơn giản, hiệu quả và dễ áp dụng ở các quy mô lớn nhỏ khác nhau. Phương pháp này giúp tận dụng phụ phẩm nông nghiệp mà ít ảnh hưởng tới năng suất sữa và chất lượng sữa. Kết quả theo dõi năng suất và chất lượng sữa của bò ở các lô thí nghiệm được chúng tôi theo dõi và trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Năng suất và chất lượng sữa bò thí nghiệm Chỉ tiêu Chỉ tiêu
ĐC TN1 TN2 SEM P-
value
Năng suất sữa Thời gian tiết sữa
Năng suất sữa thực tế Trước TN (kg/con/ngày) 21,03 21,10 20,90 0,54 ns Tháng 1 (kg/con/ngày) 21,70 21,53 21,67 0,73 ns Tháng 2 (kg/con/ngày) 21,93 21,77 21,87 0,68 ns Tháng 3 (kg/con/ngày) 21,43 21,37 21,30 0,61 ns Trung bình (kg/con/ngày) 21,69 21,56 21,61 0,67 ns Năng suất sữa tiêu chuẩn Tháng 1 (kg/con/ngày) 20,15 20,09 20,18 0,78 ns Tháng 2 (kg/con/ngày) 20,37 20,31 20,37 0,58 ns Tháng 3 (kg/con/ngày) 19,90 19,94 19,84 0,72 ns Trung bình (kg/con/ngày) 20,14 20,11 20,13 0,57 ns Chất lượng sữa Chất rắn không mỡ (%) 8,55 8,62 8,59 0,111 ns Protein (%) 3,45 3,48 3,51 0,036 ns Mỡ (%) 3,52 3,55 3,54 0,048 ns
Ghi chú: (ns) Không sai khác thống kê (P>0,05);
Từ bảng 4.9 cho thấy năng suất sữa thực tế trước và sau thí nghiệm giữa các lô không có sự sai khác về mặt thống kê (P>0,05). Năng suất sữa thực tế tăng trong tháng 1 của khẩu phần TN2 (0,77kg/con/ngày) cao hơn so với khẩu phần ĐC (0,67kg/con/ngày). Tháng 3 lượng sữa ở cả 3 công thức đều giảm so với tháng 2. Khẩu phần TN1 có lượng giảm thấp nhất (0,4kg/con/ngày) và lượng giảm cao nhất là ở khẩu phần TN2 (0,57kg/con/ngày). Sản lượng sữa trung bình của lô thí nghiệm TN2 (21,61kg/con/ngày) tốt hơn so với lô TN1 (21,56kg/con/ngày), chỉ kém sản lượng của lô ĐC (21,69) là 0,08kg/con/ngày.
Theo công bố của Mai Thị Thơm (2004) năng suất sữa trung bình của bò cái sữa HF ở lứa đẻ thứ 4 là 18,29kg/con/ngày. Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007) cho biết năng suất sữa theo tháng của chu kỳ sữa của đàn bò HF nuôi tại tỉnh Lâm Đồng đạt 517,4kg/con/tháng (tương ứng 17,15kg/con/ngày) ở
tháng thứ nhất, đạt cao nhất ở tháng thứ 2 là 554,7kg/con/tháng (tương ứng 18,49kg/con/ngày), sau đó giảm dần và ở tháng thứ 10 năng suất sữa chỉ còn 278,5 kg/tháng (tương ứng 9,28kg/con/ngày). Qua so sánh thì nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, điều này phù hợp với kết luận của Nguyễn Quốc Đạt và cs. (2005) cho rằng năng suất sữa của bò HF ở chu kỳ 1 đạt cao nhất vào tháng sữa thứ 2, chu kỳ 2 đạt cao nhất vào tháng sữa thứ 3.
Biểu đồ 4.6. Năng suất sữa tiêu chuẩn của bò sữa trong thí nghiệm (kg/con/ngày)
Năng suất sữa tiêu chuẩn quy ra từ sữa thực tế phụ thuộc vào tỷ lệ mỡ sữa thực tế, nếu hàm lượng mỡ sữa cao thì quy đổi ra sữa tiêu chuẩn có tỷ lệ cao. Số liệu bảng 4.9 và biểu đồ 4.6 cho thấy sản lượng sữa tiêu chuẩn của bò cái sữa ở các lô ĐC, TN1, TN2 không có sự sai khác về mặt thống kê (P>0,05). Sản lượng sữa tiêu chuẩn trung bình của bò ở lô ĐC cao nhất (20,14kg/con/ngày) và của lô
ĐC TN1 TN2 Tháng 1 20.15 20.09 20.18 Tháng 2 20.37 20.31 20.37 Tháng 3 19.90 19.94 19.84 Trung bình 20.14 20.11 20.13 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 N ăng s uấ t s ữa ti êu c huẩ n (kg /c on/ ng ày )
TN1, TN2 lần lượt là: 20,11kg/ngày và 20,13 kg/ngày.
Biểu đồ 4.7. Các chỉ tiêu chất lượng sữa của bò trong thí nghiệm (%)
Các chỉ tiêu chất lượng sữa như chất rắn không mỡ, protein và mỡ sữa của bò ở ba lô không sai khác về mặt thống kê (P>0,05). Sữa của bò ở hai lô TN1 và TN2 đều có các chỉ tiêu chất lượng cao hơn so với lô ĐC. Về tỷ lệ chất rắn không mỡ, sữa của bò ở lô TN1 có hàm lượng cao nhất (8,62%), sau đó đến lô TN2 (8,59%) và lô ĐC (8,55). Tỷ lệ protein sữa tăng dần theo thứ tự các lô: ĐC (3,45%), TN1 (3,48%), TN2 (3,51%). Sữa bò ở lô TN1 có tỷ lệ mỡ sữa lớn hơn lô TN2 và lô ĐC với giá trị lần lượt là: 3,55%; 3,54%; 3,52%.
Hoàng Văn Thiện (2010) cho biết bò sữa nuôi ở Mộc Châu có chất lượng sữa như sau: bò HF Úc có mỡ sữa 3,33%; protein sữa 3,36%; SNF 8,53%; bò HF Cuba có mỡ sữa 3,46%; protein sữa 3,36%; SNF 8,47; bò HF Mỹ mỡ sữa đạt 3,44%; protein 3,36%; SNF 8,5%. Trần Quang Hạnh và Đặng Vũ Bình (2007) kết luận rằng hàm lượng vật chất khô không mỡ, protein sữa, mỡ sữa tương ứng là: 8,53%; 3,27%; 3,47%.
Theo Nguyễn Đăng Vang và cs. (2006) đàn bò HF nhập từ Mỹ nuôi tại Mộc Châu (giai đoạn 2001 – 2006) có tỷ lệ mỡ sữa 3,03%; protein sữa 3,04%; chất khô trừ mỡ 8,08%. Tại Lâm Đồng, tỷ lệ này lần lượt là: 3,41%; 3,15%; 8,32%. Nguyễn Hữu Lương và cs. (2006) cho biết bò HF nhập từ Úc nuôi tại Mộc Châu (2002-2005) có tỷ lệ mỡ sữa là 2,8%; protein sữa 3,12% và chất khô trừ mỡ là 8,31%. 8.55 8.62 8.59 3.45 3.52 3.48 3.55 3.51 3.54 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN1 TN2 (% )
Khi so sánh kết quả nghiên cứu với các kết quả trước đây chúng tôi thấy chất lượng sữa bò HF nuôi tại Mộc Châu đã được cải thiện cả về SNF, protein sữa và mỡ sữa.
Kết quả trên cho thấy vỏ chanh leo ủ chua là một loại thức ăn chất lượng có thể thay thế cây ngô ủ chua trong khẩu phần nuôi bò sữa mà ít gây ảnh hưởng đến năng suất sữa, không những thế, chúng còn giúp nâng cao chất lượng sữa.
4.3. HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG VỎ CHANH LEO Ủ CHUA TRONG CHĂN NUÔI BÒ SỮA
Để đánh giá hiệu quả của khẩu phần chứa vỏ chanh leo ủ chua thì cần phải dựa trên hiệu quả kinh tế khi thí nghiệm thực tế. Doanh thu được tính dựa trên thu nhập từ việc bán sữa sau khi đã trừ chi phí thức ăn sử dụng cho vật nuôi.
Bảng 4.10. Tiêu tốn và chi phí thức ăn của bò sữa trong thí nghiệm
Chỉ tiêu ĐC TN1 TN2
Tiêu tốn VCK (kg/kg FCM) 0,91 0,91 0,91
Tiêu tốn ME (MJ/kg FCM) 9,18 9,10 8,87
Tiêu tốn protein (g/kg FCM) 123,99 131,61 140,69 Tiền chi phí TĂ (1.000đ/kg FCM) 4,41 3,98 3,95 Tiền bán sữa (1.000đ/con/ngày) 281,97 280,28 280,93 Tiền TĂ (1.000đ/con/ngày) 88,81 79,94 79,50 Doanh thu (1.000đ/con/ngày) 193,16 200,34 201,43
Qua bảng 4.10 có thể thấy, tiêu tốn VCK để sản xuất 1kg sữa ở cả 3 lô là như nhau (0,91kg/kg FCM). Năng lượng ME để bò sản xuất 1kg sữa ở lô TN là tốt nhất (8,87MJ/kg FCM), tiếp đó lần lượt đến lô TN1 (9,10MJ/kg FCM) và lô ĐC (9,18MJ/kg FCM). Ngược lại với tiêu tốn ME/kg FCM thì lượng tiêu tốn protein/kg FCM lại tăng dần theo thứ tự các lô: ĐC, TN1 và TN2 (giá trị lần lượt là: 123,99g/kg FCM; 131,61g/kg FCM và 140,69g/kg FCM).
Biểu đồ 4.8. Doanh thu của bò sữa trong thí nghiệm
Các lô thí nghiệm và ĐC có sản lượng sữa và chất lượng sữa tương đương nhau nên tiền bán sữa của bò ở các lô không khác nhau nhiều (lô ĐC là 281.970đ/con/ngày, lô TN1 là 280.280đ/con/ngày, lô TN2 là 280.930đ/con/ngày). Về chi phí thức ăn cho 1kg sữa khẩu phần TN1, TN2 thấp hơn khẩu phần ĐC lần lượt là: 430đ/kg sữa, 460đ/kg sữa. Chính vì thế, số tiền sữa thu về sau khi trừ chi phí thức ăn ở lô TN1, TN2 cao hơn lô ĐC. Trong khi, lô TN có số tiền chênh lệch chỉ là 193.160đ/con/ngày thì ở 2 lô TN1 và TN2 có số tiền chênh lệch lần lượt như sau: 200.340đ/con/ngày và 201.430đ/con/ngày.
Doanh thu thu về sau khi trừ chi phí thức ăn ở lô TN2 cao hơn so với lô ĐC là 8.270đ/con/ngày. Nếu tính cả chu kỳ tiết sữa 305 ngày thì số tiền doanh thu chênh lệch giữa lô ĐC và TN2 lên đến 2.522.350đ/bò sữa. Đây là số tiền lớn và rất có ý nghĩa đối với người chăn nuôi.
Như vậy, khẩu phần có chứa thức ăn CT2 ở 2 mức 12,5% và 25% đều đáp ứng được nhu cầu của bò sữa cái trong quá trình sinh trưởng và sản xuất sữa. Thức ăn ủ bằng công thức CT2: 75% VCL + 20% LNK + 5% RM hoàn toàn có thể thay thế cây ngô ủ chua trong khẩu phần nuôi dưỡng bò sữa cái trong chu kỳ tiết sữa mà không ảnh hưởng đến thể trạng, năng suất và chất lượng sữa của bò sữa. Qua đó, góp phần làm giảm chi phí thức ăn và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò sữa.
281.97 280.28 280.93 88.81 79.94 79.50 193.16 200.34 201.43 0 50 100 150 200 250 300 ĐC TN1 TN2 1000đ/ con/ ng ày
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN 5.1. KẾT LUẬN
Qua kết quả thu được trong quá trình thí nghiệm có thể đưa ra một số kết luận sau:
1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của vỏ chanh leo tương đối cao so với một số loại cỏ và phù hợp làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Hàm lượng trong chất khô như sau: protein thô 14,11%, xơ thô 29,83%, lipit thô 0,98%, DXKN 47,53%, khoáng tổng số 7,55%, năng lượng trao đổi 7,98 MJ/kg CK. Tuy nhiên, chúng có nhược điểm là hàm lượng chất khô chỉ đạt 16,37%CK gây bất lợi cho việc ủ chua.
2. Ủ chua vỏ chanh leo với cả 2 công thức CT2: 75% VCL + 20% LN + 5% RM và CT3: 75% VCL + 10% BM + 10% LNK + 5% RM trong thời gian dài (3 tháng) đều cho kết quả tốt: có mùi thơm đặc trưng, pH thấp (3,90-4,18).
3. Nuôi bò sữa sử dụng khẩu phần có thức ăn ủ chua CT2 ở hai mức 12,5% và 25% (theo lượng sử dụng) có kết quả tốt về thay đổi điểm thể trạng, các chỉ tiêu chất lượng sữa, chi phí thức ăn và doanh thu từ việc bán sữa sau khi trừ chi phí thức ăn. Sử dụng thức ăn CT2 trong TMR với tỷ lệ 25% (tính theo lượng sử dụng) cho hiệu quả nhất với năng suất sữa thực tế 21,61kg/con/ngày, năng suất sữa tiêu chuẩn 20,13kg/con/ngày, SNF 8,59%, protein sữa 3,51%, mỡ sữa đạt 3,54%, tiêu tốn VCK 0,91kg/kg sữa, tiêu tốn ME 8,87MJ/kg sữa, tiêu tốn protein 140,69g/kg sữa, doanh thu từ tiền bán sữa sau khi trừ chi phí thức ăn đạt 201,43 nghìn đồng/con/ngày.
5.2. KIẾN NGHỊ
- Sử dụng công thức ủ chua CT2: 75% vỏ chanh leo với 20% lõi ngô khô và 5% rỉ mật để làm thức ăn cho bò sữa.
- Sử dụng vỏ chanh leo ủ chua CT2 ở mức 25% trong TMR cho bò sữa để đem lại hiệu quả chăn nuôi cao.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Anh:
1. Bo Gohl (1993). Thức ăn gia súc nhiệt đới. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bùi Văn Chính và Nguyễn Văn Hải (2001). Nghiên cứu khẩu phần ăn cho bò sữa
trong vụ đông xuân trên cơ sở sử dụng một số loại phụ phẩm nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Báo cáo chăn nuôi thú y 1999 - 2000. TPHCM. Tr. 59 - 65.
3. Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly, Nguyễn Hữu Tào, Nguyễn Văn Hải, Đỗ Viết Minh, Trần Quốc Tuấn, Lê Trọng Lạp (1995). Nghiên cứu chế biến và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp và nguồn thức ăn sẵn có ở nông thôn. Tuyển tập những công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969 - 1995). Viện Chăn nuôi. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Tr. 35 - 44.
4. Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiển, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập 1. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
5. Đỗ Thị Thanh Vân, Lê Văn Hùng và Vũ Chí Cương (4/2010). Sử dụng thân lá lạc ủ chua trong khẩu phần ăn của bò vỗ béo tại tỉnh Quảng Trị. Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi. (24).
6. Hoàng Văn Thiện (2010). Đánh giá năng suất và chất lượng sữa của bò Holstein Friesian nuôi tại Công ty giống bò sữa Mộc Châu – Sơn La. Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
7. Lê Văn Liễn và Nguyễn Hữu Tào (2005). Kỹ thuật chế biến phụ phẩm nông nghiệp và thủy hải sản làm thức ăn chăn nuôi. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 8. Mai Thị Thơm (2004). Đặc điểm sinh sản và sức sản xuất của đàn bò Holstein
Friesian nuôi tại Công ty giống bò sữa Mộc Châu – Sơn La. Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật khoa Chăn nuôi – Thú y 2000 - 2004, Trường Đại học Nông Nghiệp I- Hà Nội.
9. Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch, Nguyễn Thị Tú (2010). Sử dụng thân lá ủ chua làm thức ăn nuôi bò thịt tại Bắc Giang. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 8. (2). Tr. 263-268.
10. Ngọc Tân (2017). Toàn tỉnh Sơn La hiện có 487 ha cây chanh leo, Đài phát thanh truyền hình Sơn La. Truy cập ngày 06/09/2019 tại: http://sonlatv.vn/tin-tuc-
n6350/toan-tinh-son-la-hien-co-487-ha-cay-chanh-leo.html.
11. Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Hữu Lương, Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Viết Hải, Vũ Văn Nội, Lã Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh, Nguyễn Hùng Sơn và Nguyễn Thị Dương Huyền (2006). Nghiên cứu một số chỉ tiêu kỹ thuật của bò sữa Mỹ nhập nội Việt Nam. Báo cáo khoa học năm 2005. Phần nghiên cứu giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi, Hà Nội, 8 – 2006. tr 28 - 37.
12. Nguyễn Hữu Lương, Đỗ Kim Tuyên, Hoàng Kim Giao, Nguyễn Viết Hải, Vũ Văn Nội, Lã Văn Thảo, Trần Sơn Hà, Vũ Ngọc Hiệu, Nguyễn Sức Mạnh, Nguyễn Hùng Sơn, Nguyễn Thị Dương Huyền (2006). Nghiên cứu một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của bò sữa Úc nhập nội Việt Nam (2002 - 2004). Báo cáo khoa học năm 2005, Phần nghiên cứu giống vật nuôi, Viện Chăn nuôi Việt Nam, tháng 8 - 2006, tr 37 - 49. 13. Nguyễn Nga (2019). Sơn La tăng độ che phủ rừng nhờ cây ăn quả, Báo con người và
thiên nhiên. Truy cập ngày 21/11/2019 tại https://www.thiennhien.net/2019/02/20/son- la-tang-do-che-phu-rung-nho-cay-an-qua/.
14. Nguyễn Quốc Đạt, Nguyễn Thanh Bình (2005). Khả năng sinh sản và sản xuất của bò Holstein Friesian nhập nội nuôi tại khu vực TP. Hồ Chí Minh. Tóm tắt báo cáo khoa học 2004-Viện Chăn nuôi, 6/2005. tr 13-16.
15. Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị Thơm, Lê Văn Ban (2001). Giáo trình chăn nuôi trâu bò. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Nguyễn Văn Hải, Bùi Văn Chính và Nguyễn Hữu Tào (2008). Xác định tỷ lệ tiêu hoá in vivo các chất dinh dưỡng của ngọn lá mía chế biến theo phương pháp khác nhau. Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi. (12). tháng 6-2008.
17. Nguyễn Văn Tuế, Đặng Vũ Bình và Mai Văn Sánh (2010). Sử dụng rơm ủ urê thay thế một phần cỏ voi trong khẩu phần ăn của bò lai vắt sữa. Tạp chí Khoa học Công nghệ chăn nuôi. (27). tháng 12-2010.
18. Nguyễn Xuân Trạch (2003a). Ảnh hưởng của kiềm hoá đến giá trị dinh dưỡng của rơm và sinh trưởng của bê. Tạp chí chăn nuôi. (8). tr. 6 - 12.