Chất lượng cảm quan của thức ăn ủ chua trên thực địa sau 30 ngày ủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vỏ chanh leo ủ chua trong khẩu phần ăn cho bò sữa nuôi tại công ty cổ phần giống bò sữa mộc châu sơn la (Trang 63 - 64)

ngày ủ

Công thức Màu sắc Mùi, trạng thái Độ mốc

CT1 Vàng nâu nhạt, ngọn

lá ngô hơi xanh.

Mùi chua xen mùi rượu nhẹ, thức

ăn mềm xen mẩu giăm cứng Không

CT2 Vàng nâu nhạt Chua nhẹ, thức ăn mềm Không

CT3 Vàng nâu nhạt Chua nhẹ, thức ăn mềm xen mẩu

giăm cứng Không

Sau khi thực hiện thử nghiệm trên thực địa chúng tôi nhận thấy thức ăn ủ chua có chất lượng tương đương với thức ăn được ủ trong phòng thí nghiệm. Thức ăn sử dụng công thức CT1 có mùi rượu nhẹ và thức ăn có xen mẩu giăm cứng nên bò giảm ăn. Công thức CT3 trạng thái thức ăn có xen mẩu giăm cứng (do xơ cứng của bã mía không được làm mềm trong quá trình ủ chua) đâm vào miệng làm bò sữa khó chịu dẫn đến lượng thức ăn thu nhận giảm. Thức ăn được ủ theo công thức CT2 có màu sắc tốt, mùi chua nhẹ, trạng thái thức ăn mềm và không bị mốc. Chính vì những nguyên nhân trên chúng tôi đã chọn công thức CT2 (75% VCL + 20% LN + 5% RM) để sử dụng thử nghiệm trên bò sữa.

4.2.2. Thành phần hóa học của khẩu phần chăn nuôi

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Sơn La chanh leo được trồng tập trung tại các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Thuận Châu và Yên Châu với tổng diện tích khoảng 700 ha. Riêng huyện Mộc Châu có diện tích khoảng gần 300 ha. Phần cơm quả chanh leo được các công ty chế biến thực phẩm sử dụng để sản xuất thực phẩm phục vụ cho con người. Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2006) quả chanh leo loại tía cho 49,6% vỏ quả, nên đây là nguồn phụ phẩm rất lớn nhưng chưa được sử dụng đúng mức để phục vụ chăn nuôi do còn hạn chế về kỹ thuật bảo quản và chế biến. Nguồn phụ phẩm này nếu không được sử dụng sẽ bị thối hỏng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân địa phương.

Để khắc phục tình trạng trên chúng tôi tiến hành ủ chua vỏ chanh leo với công thức: 75% VCL + 20% LNK + 5% RM để làm thức ăn cho bò sữa với mục đích tận dụng tối đa nguồn vỏ chanh leo có sẵn ở địa phương, tạo lợi nhuận từ những thứ tưởng chừng bỏ đi. Thí nghiệm được tiến hành tại trang trại của công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu trên 45 bò sữa cái HF có khối lượng bình quân đạt 530,3-532,3kg; có tháng tiết sữa từ tháng 2-5 (3 đợt thí nghiệm), đồng đều về năng suất sữa và được chia làm 3 lô ngẫu nhiên (1 lô đối chứng và 2 lô thí

nghiệm). Thí nghiệm được bố trí như bảng 3.1. Khẩu phần ăn thực tế được phối trộn theo phương pháp khẩu phần hỗn hợp hoàn chỉnh, trình bày ở bảng 3.2. Thành phần hóa học của khẩu phần thí nghiệm được phân tích trong phòng thí nghiệm trung tâm – Khoa Chăn nuôi – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam và được thể hiện qua bảng 4.6.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng vỏ chanh leo ủ chua trong khẩu phần ăn cho bò sữa nuôi tại công ty cổ phần giống bò sữa mộc châu sơn la (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)