CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ QUAN HỆ LAO ĐỘNG
1.1. Khái niệm và nội dung cơ bản của quản lý quan hệ lao động
1.1.3. Nội dung của quan hệ lao động
Việc làm
Hiến pháp nước ta quy định lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân, nhà nước và xã hội có kế hoạch tạo ngày càng nhiều việc làm cho NLĐ.
Bộ luật Lao động cũng quy định: “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo”.
Có thể thấy mỗi một NLĐ đều có quyền có việc làm và tự do lựa chọn nơi làm việc. Nhà nước, các doanh nghiệp và toàn xã hội được quy định trách nhiệm một cách rõ ràng trong việc tạo điều kiện cho NLĐ có việc làm và được làm việc, đảm bảo NLĐ được hưởng và thực hiện các quyền nói trên.
Tiền lƣơng, tiền thƣởng
Tiền lương:
Tiền lương là động lực chủ yếu kích thích NLĐ hang hái làm việc, tăng năng suất lao động. Tiền lương một mặt tạo ra sự thỏa mãn trong công việc, một mặt tạo ra sự bất mãn, ngưng trệ sản xuất nếu như tiền lương không phản ánh đúng giá trị đóng góp của mỗi cá nhân NLĐ. Vì thế trong QHLĐ, tiền lương là vấn đề nhạy cảm nhưng đó là một trong những vấn đề trọng tâm, phổ biến trong các cuộc thương lượng tập thể.
Bộ luật lao động quy định tiền lương của NLĐ do hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Đồng thời để đảm bảo quyền lợi của NLĐ trong việc được trả lương và hưởng lương
trên cơ sở thỏa thuận, pháp luật lao động cũng quy định những biện pháp bảo vệ NLĐ và bảo hộ tiền lương của NLĐ.
Tiền lương trong QHLĐ tập trung vào vấn đề về vai trò của các đối tác, các cơ chế thỏa thuận, thương lượng về tiền lương.
Tiền thưởng:
Khái niệm tiền thưởng được quy định tại điều 103, Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:
“- Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.’’
- Quy chế thưởng do NSDLĐ quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
Bên cạnh khuyến khích bằng tiền lương thì tiền thưởng cũng có tác dụng kích thích lao động to lớn. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho NLĐ. NSDLĐ luôn coi đây là một biện pháp khuyến khích có hiệu quả, tác động đến động cơ, thái độ, năng suất và hiệu quả làm việc của NLĐ bởi lẽ tiền thưởng là phương tiện để đánh giá thành tích của NLĐ, tinh thần trách nhiệm của NLĐ đối với doanh nghiệp. Tiền thưởng còn là đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy động lực làm việc cho NLĐ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.
Theo quy định tại điều 103 Bộ luật lao động thì việc thưởng cho NLĐ hay không là quyền của NSDLĐ, các nguyên tắc, các trường hợp, tiêu chuẩn, thời gian, mức thưởng, cách thức, nguồn kinh phí thực hiện …sẽ được quy định trong quy chế thưởng của doanh nghiệp. Thậm chí ở nhiều doanh nghiệp, tiền thưởng của NLĐ sẽ được thỏa thuận ghi trong TƯLĐTT hoặc hợp đồng lao động của hai bên.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trong QHLĐ, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời.
Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa thuận của các bên, trong thời gian đó NLĐ phải có mặt tại địa điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó NLĐ không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình.
Để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ và tăng năng suất lao động thì NSDLĐ phải bố trí thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi một cách hợp lý.
Điều kiện lao động và vấn đề an toàn - vệ sinh lao động
Điều 6, Luật An toàn vệ sinh lao động nêu rõ:
“Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
- Được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động, yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động tại nơi làm việc.
- Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
-Yêu cầu người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sau khi điều trị ổn định do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Từ chối làm công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn được trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo ngay cho người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục các nguy cơ để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Có thể nói vấn đề đảm bảo về điều kiện làm việc, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là trách nhiệm và nghĩa vụ của cả NSDLĐ lẫn NLĐ. Cá nhân NLĐ cần thực hiện đúng các nội dung của chương trình an toàn lao động do NSDLĐ đề ra.