1.3 .Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững
1.3.2. Tác động của phát triển bền vững đến những giá trị văn hoá truyền
tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây dựng văn hóa được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, một định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững.
1.3.2. Tác động của phát triển bền vững đến những giá trị văn hoá truyền thống thống
Quá trình phát triển bền vững cũng có những tác động nhất định đến giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Một chính sách phát triển bền vững đúng đắn là chính sách làm cho các yếu tố cấu thành giá trị văn truyền thống hóa thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực sáng tạo của con người: văn hóa trong sản xuất, văn hóa trong quản lý, văn hóa trong lối sống, văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong sinh hoạt gia đình, ngoài xã hội, văn hóa trong giao lưu và hợp tác quốc tế… Nói cách khác, hàm lượng trí tuệ, hàm lượng văn hóa trong các lĩnh vực của đời sống con người càng cao bao nhiêu thì khả năng phát triển kinh tế - xã hội càng trở nên hiện thực bấy nhiêu.
Việc phát triển bền vững về mọi mặt của đời sống xã hội cũng tạo điều kiện cho những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng ăn sâu, bám rễ vào trong đời sống con người, tạo nên sự thống nhất hài hòa trong tổng thể phát triển đất nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội tại mỗi địa bàn, mỗi đất nước không chỉ là sự vận hành của riêng hệ thống kinh tế, mà là một tổng thể phức tạp các mối quan hệ tương tác và gắn bó hữu cơ, được bao hàm trong khái niệm “văn hoá”. Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu song phải dựa trên sự tôn trọng các giá trị văn hóa thì mới đảm bảo ổn định xã hội,
cũng đã đề cập đến văn hóa như một phần của bền vững xã hội. Tuy nhiên, tính bền vững về văn hóa là một thuật ngữ mới đang được cộng đồng quốc tế quan tâm. UNESCO, Liên minh các đô thị và chính quyền địa phương (UCLG) đã có nhiều nỗ lực đề cao vai trò của văn hóa như một yếu tố thứ tư, đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển bền vững bên cạnh các yếu tố môi trường, kinh tế và xã hội đã được công nhận rộng rãi. Năm 2001, nhà nghiên cứu Jon Hawkes (Australia) đã đưa ra định nghĩa cơ bản và được chấp nhận rộng rãi về “bền vững văn hóa”: Bền vững văn hóa là sự phát triển, làm mới và duy trì văn hóa để tạo ra các mối quan hệ tích cực và lâu bền giữa con người với con người và con người với tự nhiên.
Kết luận chương 1:
Với cơ sở lý luận như trên, trong luận văn này, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên được hiểu theo những khía cạnh cụ thể sau:
Văn hóa truyền thống là một trong những nhân tố riêng có tạo nên một Tây Nguyên với bản sắc vô cùng độc đáo. Việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống này một cách tốt nhất là một trong những điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên khi mà văn hóa đang trở thành trụ cột thứ tư của sự phát triển. Với đặc trưng là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa nên chịu nhiều tác động từ các tương tác xã hội như buôn, làng, các chuẩn mực văn hóa, niềm tin, tín ngưỡng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng do vậy mà giá trị văn hóa truyền thống có những nét đặc trưng và sức mạnh rất lớn trong đời sống đồng bào Tây Nguyên. Với tư cách như một chỉnh thể đang vận động, mang theo bảo tồn, kế thừa nhiều giá trị văn hóa truyền thống, chịu nhiều áp lực từ nội tại sự vận động và từ bên ngoài hệ thống xã hội đang phát triển thì cần đánh giá và nhìn nhận đúng hơn vai trò của văn
hóa truyền thống trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Việc kế thừa phải đảm bảo cho các giá trị văn hóa truyền thống này ngày một phát triển hơn, có ảnh hưởng to lớn đến các lĩnh vực trong điều kiện ngày nay như phát triển kinh tế, phát triển xã hội – nâng cao chất lượng sống cho con người, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.
Văn hóa truyền thống Tây Nguyên hướng dẫn và cổ vũ lối sống hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên. Nó đưa ra mô hình ứng xử có văn hóa của con người với thiên nhiên vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con cháu mai sau. Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc của dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng của một dân tộc khác. Do vậy mà những văn hóa truyền thống Tây Nguyên cần được nhìn nhận đánh giá đúng về giá trị của mình để giữ vững được vai trò trong nền kinh tế thị trường.
Một trong những định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững đó là xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tây Nguyên cũng là một vùng văn hóa đặc trưng của cả nước do đó việc kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống Tây Nguyên sẽ giúp cho nền văn hóa này hòa đồng chung với nền văn hóa truyền thống của dân tộc. Đồng thời có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và văn hóa thế giới làm cho các giá trị này vẫn giữ được bản sắc của mình nhưng ngày càng hiện đại, có khả năng hội nhập quốc tế cao trong điều kiện ngày nay.
Chương 2
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI TÂY NGUYÊN TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. Tổng quan về Tây Nguyên và các giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới