Tổng quan chung về Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 40)

1.3 .Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững

2.1.2. Tổng quan chung về Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, diện tích tự nhiên 54.474 km2, chiếm 16,8% diện tích cả nước, có đường biên giới chung với hai nước Lào và Campuchia dài 573km, dân số đến cuối năm 2009 là 5.107.437 người, là một trong bảy vùng kinh tế - sinh thái của nước ta hiện nay. Toàn vùng có 61 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 5 thành phố (Buôn Ma Thuột, Pleiku, Đà Lạt, Kon Tum, Bảo Lộc), 4 thị xã (An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ, Gia Nghĩa) và 52 huyện; 722 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 77 phường, 47 thị trấn và 598 xã; 7.334 thôn buôn, tổ dân phố, trong đó có 2.764 thôn, buôn, bon, làng có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống.

Ở vào vị trí trung tâm của miền núi Nam Đông Dương, có những hành lang tự nhiên thông với Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; có hệ thống đường giao thông liên hoàn nối với các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ; có các cửa khẩu quốc tế trên tuyến hành lang Đông - Tây và không quá xa các cảng biển nước sâu như Dung Quất, Chân Mây, Nhơn Hội. Vì vậy, Tây Nguyên vừa có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh, vừa có điều kiện để phát triển một nền kinh tế mở.

Tây Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên rộng lớn, khí hậu tương đối mát mẻ, mưa nhiều, đất đai màu mỡ là điều kiện lý tưởng cho phát triển nhiều loài cây công nghiệp với giá trị kinh tế cao. Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật điện, đường, trường, trạm qua nhiều năm được nhà nước đầu tư xây dựng đã phát triển rộng khắp đến xã, thôn. Tây nguyên cũng là vùng đất giàu tiềm năng du lịch với những thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng,

những kho tàng văn hóa dân tộc phong phú, nhiều màu sắc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, anh ninh, văn hóa – xã hội, môi trường sinh thái. Trước năm 1954, Tây nguyên từng được người Pháp xem là nóc nhà của Đông Dương, ai chiếm được Tây Nguyên sẽ làm chủ cả miền nam Đông Dương. Người Mĩ cũng sẵn sàng bỏ ra vô số tiền để nắm giữ, chi phối vùng đất và cộng đồng người bản xứ nơi đây. Tây Nguyên cũng là vùng có nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của cả nước nói chung, thậm chỉ ở khu vực các nước có liên quan như Lào và Campuchia.

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan trong thời đại ngày nay. Không một quốc gia nào có thể phát triển được nếu không tham gia vào quá trình này. Đối với các nước đang và kém phát triển, trong đó có Việt Nam, thì hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn sự tụt hậu so với các nước khác và có điều kiện phát huy hiệu quả hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. Đảng và Nhà nước đã hành ban hành và triển khai nhiều chủ trương chính sách phát triển vùng Tây Nguyên, mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết nhiều vấn đề quan trọng và đã đạt được thành tựu nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu đặt ra đối với phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Một trong những vấn đề quan trọng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tiến trình giải quyết các vấn đề xã hội của Tây Nguyên đó là quản lý phát triển xã hội. Các vấn đề về giáo dục, y tế, môi trường, đói nghèo, bất bình đẳng…. đang là những vấn đề bức xúc của xã hội Tây Nguyên. Trong rất nhiều vấn đề đang nổi lên hàng đầu của Tây Nguyên đòi hỏi sự tham gia tích cực của Đảng và Nhà nước thì việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên trong quá trình phát triển bền

vững cũng được đề cấp đến rất nhiều trong các nghiên cứu của các nhà khoa học, các học giả nghiên cứu về Tây Nguyên.

Tây Nguyên hiện nay thực sự là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, với rất nhiều đặc trưng, sắc thái của nhiều tộc người, nhiều địa phương trong cả nước hội tụ. Tây Nguyên hôm nay cũng có nhiều vấn đề rộng lớn bao trùm nhiều lĩnh vực xã hội. Do đó, ổn định và phát triển là một điều kiện tiên quyết đối với các vùng dân tộc thiểu số nhất là dân tộc thiểu số tại chỗ. Với cách nhìn cân bằng động về sự phát triển ở Tây Nguyên, cần đánh giá đúng, thực tế hơn các thách thức trong phát triển bền vững Tây Nguyên với tư cách là một chỉnh thể đang vận động, mang theo bảo tồn, kế thừa nhiều giá trị truyền thống. Với những đặc thù của Tây Nguyên về địa lý tự nhiên, địa kinh tế, địa chính trị nếu không giữ thế cân bằng trong quá trình phát triển sẽ gây nhiều tổn thất khó khắc phục. Phát triển Tây Nguyên hiện nay cần coi con người là chủ thể, là động lực của sự phát triển, trước hết con người với tư cách là chủ nhân của Tây Nguyên, toàn bộ chính sách của Đảng và Nhà nước phải vì con người và phục vụ đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Đây là nhiệm vụ cấp bách nhất đảm bảo thúc đẩy quá trình phát triền bền vững ở Tây Nguyên.

2.1.3. Những giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên

Nói đến giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa Tây Nguyên là nói đến những cái bất biến được duy trì trong suốt quá trình lịch sử làm thành cái quý báu của nền văn hóa này. Những giá trị ấy sẽ tiếp tục tồn tại trong thời đại văn minh và góp phần làm giàu cho bản thân dân tộc đó và cho đất nước. Tây Nguyên là vùng đất tiềm ẩn những kho tàng văn hóa dân gian thật phong phú và đồ sộ; là vùng sử thi duy nhất ở nước ta và là vùng sử thi quý hiếm trên thế giới, là nơi lưu giữ không gian văn hóa cồng chiêng, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu

của nhân loại; là nơi bảo lưu hệ thống tín ngưỡng, phong tục lễ hội mang đậm chất tự nhiên và nhân văn. Tuy nhiên hiện nay Tây Nguyên đang đối mặt với các khuynh hướng biến đổi văn hóa, có thể dẫn đến hệ quả là nền văn hóa đặc sắc và phong phú của Tây Nguyên có nguy cơ biến mất. Đây là kết quả tất yếu của các hiện tượng: giao lưu và ảnh hưởng văn hóa; đứt gãy giữa truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới văn hóa các tộc người; khuynh hướng đồng hóa tự nhiên về văn hóa; xu hướng phục hồi văn hóa truyền thống của dân tộc đa số ở Việt Nam...

Trong thời kỳ đổi mới, cùng với quá trình phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội… do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra rất mạnh ở vùng đất này thì những giá trị văn hóa truyền thống cũng đang dần thay đổi. Sự biến đổi của những giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới đang gây ra những thách thức lớn cho Tây Nguyên trong quá trình phát triển bền vững.

Nhắc tới các giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên không thể không nhắc tới nét đặc sắc trong sinh kế truyền thống của đồng bào dân tộc tại chỗ ở đây với phương thức kiếm sống truyền thống của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là dưới dạng hóa canh, du canh, du cư, nông nghiệp là nguồn sống chính. Ngoài ra còn có chăn nuôi và các nghề thủ công khác. Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động mưu sinh đang có sự biến đổi lớn ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, của Luật đất đai, của quá trình di dân tự do và di dân xây dựng kinh tế mới. Cùng với đó là hàng loạt chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước về định canh, định cư, phát triển nông lâm trường, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc Tây Nguyên nói riêng. Trong nền sản xuất truyền thống của các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên, đất đai thuộc sở

hữu của cộng đồng buôn làng, không cá nhân nào có quyền chuyển nhượng. Đất đai bao gồm: đất thổ cư, đất thổ canh và đất rừng, hợp thành không gian sinh tồn của buôn làng. Nói cách khác, đất và rừng trong xã hội truyền thống ở Tây Nguyên là một loại sở hữu tập thể của cộng đồng buôn làng, do hội đồng già làng quản lý bằng luật tục. Hội đồng già làng chia từng khu rừng, khu đất sản xuất cho các hộ để làm rẫy theo quy định luật tục, vừa tận dụng các điều kiện tự nhiên đảm bảo an toàn sinh kế, vừa đảm bảo cho sự sinh tồn và phát triển lâu dài. Tương dung với sở hữu của tập thể cộng đồng buôn làng là nền sản xuất tự cấp tự túc, chủ yếu tận dụng các điều kiện tự nhiên sẵn có và thực hiện trao đổi vật phẩm giữa các hộ gia đình trong buôn làng hoặc liên buôn làng.

Quá trình hội hập kinh tế cùng với đó là sự phát triển của kinh tế thị trường, sự giao lưu, trao đổi, buôn bán của người Kinh đã làm mất đi nền kinh tế tự nhiên vốn tồn tại lâu đời. Kinh tế tự nhiên chỉ còn tồn tại trong điều kiện không nguyên bản ở một số vùng, làng trên núi cao, vùng sâu vùng xa. Còn các vùng khác các hoạt động săn bắt, hái lượm tự nhiên không còn tồn tại hoặc đã mai một nhiều.

Về văn hóa vật thể: Đây là một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể

hiện đời sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất; là kết quả của hoạt động sáng tạo, biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có giá trị sử dụng và thẩm mỹ nhằm phục vụ cuộc sống của con người.

Văn hóa vật thể quan tâm nhiều đến chất lượng và đặc điểm của đối tượng thiên nhiên, đến hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự nhiên thông qua sáng tạo của con người biến thành những sản phẩm vật chất giúp cho cuộc sống của con người.

Theo luật di sản thì giá trị văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu cũng như trong hoạt động thực tiễn, rất khó để phân biệt một cách rõ ràng giữa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Đối với Tây Nguyên các giá trị văn hóa truyền thống vật thể bao gồm các kiểu kiến trúc nhà ở, các dạng trang phục và văn hóa ẩm thực. Văn hóa tộc người phụ thuộc rất lớn về điều kiện môi trường, mà Tây Nguyên là một vùng nằm dọc biên giới Việt Nam – Campuchia thì có thể chia Tây Nguyên thành hai khu vực chính: khu vực cao nguyên và khu vực đồng bằng. Theo đó, các cộng đồng dân tộc sống trong hai khu vực đó có những đặc trưng văn hóa khác biệt.

Trước tiên là về kiến trúc nhà ở. Tại khu vực cao nguyên, tùy từng tộc người, nhà ở của các cộng đồng cư dân tại đây có thể là nhà sàn, hoặc nhà sạp. Nhà sàn có thể ngắn, (một gia đình nhỏ gồm cha, mẹ và con cái chưa vợ chưa chồng), với cửa ra vào chính trổ trên một vách dài của ngôi nhà; hoặc là nhà dài của một gia đình lớn hơn gồm nhiều gia đình nhỏ cùng huyết thống và sinh hoạt chung dưới một mái nhà với cửa ra vào ở hai đầu. Còn nhà chủ yếu tập trung ở Nam Tây Nguyên là nhà dài. Các cư dân nói ngôn ngữ Môn Khơ me thường ở nhà ngắn, còn các cư dân nói ngôn ngữ Maylayo Polinesien thì thường ở nhà sàn dài.

Các tộc người ở phía Bắc cao nguyên còn nổi bật với ngôi nhà chung của từng làng, mà tiếng Bar Nar gọi là NHÀ RÔNG với hai đặc trưng đập ngay vào mắt là bộ mái cao ngất, và hệ thống hoa văn ấn tượng trang trí ở trong nhà cũng như trên đường nóc. Trong truyền thống nhà Rông là ngôi nhà chung của mỗi làng. Tại đây từng làng thờ các vị thần bảo hộ hộ cho cả cộng đồng. Nhà Rông là công trình kiến trúc lớn nhất trong làng. Tùy từng

làng mà kích thước nhà rông có thể khác nhau biến động trong khoảng 10 – 15 mét chiều dài, 4 – 5 mét chiều rộng, 1 – 1,5 mét chiều cao sàn. Nhà Rông Tây Nguyên có ba chức năng chính đó là chức năng xã hội, chức năng tín ngưỡng và chức năng văn hóa mang giá trị văn hóa, kiến trúc và giá trị nghệ thuật sâu sắc.

Về trang phục: đối với các cư dân bản địa sinh sống trên cao nguyên, ở mức đơn giản nhất, nam đóng khố, nữ quấn váy, cả nam và nữ đều khoác chăn khi trời rét. Lễ phục cầu kỳ hơn thường phục: áo tay dài, khố và váy cũng xòa xuống thấp hơn, nghĩa là dài hơn, hoa văn và màu sắc phong phú hơn.

Về ẩm thực thì rượu là một nét văn hóa nổi bật của cư dân Tây Nguyên. Người Tây Nguyên không có rượu cất, chỉ có rượu “ghè”: Một chất bột (gạo nếp. gạo tẻ, kê, ngô, sắn…) được ủ men trong ghè; khi uống người ta rót nước lã vào, rồi thay phiên nhau hút bằng những ống nhỏ, dài mà dẻo gọi là cần, do đó loại rượu này cũng được gọi là rượu cần.

Từ những nét văn hóa vật thể trên có thể thấy rằng cư dân các tộc người sinh sống tại khu vực này dù thuộc tộc người nào cũng vậy họ không phải là những người hoang sơ như người ta có thể tưởng tưởng. Người dân tộc Tây Nguyên đã biết lấy trồng trọt làm lẽ sống và sống gắn bó với tự nhiên. Các tộc người sống giữa vòng vây của núi rừng đã tìm cách ứng xử với tự nhiên: họ vừa đối phó với môi trường hoang dã bao quanh, vừa thích ứng với nó. Họ đã hòa mình vào với thiên nhiên để làm chủ thiên nhiên với lối ứng xử mềm dẻo. Điều đó được thể hiện trong nếp sống của đồng bào nơi đây.

Ngày nay những yếu tố văn hóa vật chất cấu thành hệ giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Cùng với những giá trị văn hóa về mặt tinh thần thì những giá trị văn hóa vật chất của người Tây Nguyên cũng rất

quan trọng. Bởi lẽ trước tác động nhiều chiều của các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội từ bên ngoài làm mất đi những gì là cốt lõi của văn hóa truyền thống Tây Nguyên. Do đó trong quá trình phát triển bền vững rất cần đến sự quan tâm của các cấp chính quyền, Đảng và Nhà nước đến việc giữ gìn những giá trị văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc tại chỗ Tây Nguyên.

Về giá trị văn hóa tinh thần: Giá trị văn hóa tinh thần hay những di

sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.

Văn hóa phi vật thể là một lĩnh vực rộng lớn bao hàm trong nó nhiều dạng biểu hiện phi vật thể khác nhau của văn hóa. Tại Tây Nguyên – khu vực mà cho tới thời kỳ gần đây vẫn tồn tại khá tách biệt với thế giới bên ngoài. Các cư dân bản địa sinh sống tại đây có nền kinh tế, xã hội chậm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)