1.3 .Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững
2.4. Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa truyền thống đến bảo vệ môi trường
Giá trị văn hóa truyền thống đã xây dựng mối quan hệ hài hòa giữa con người và tự nhiên là vấn đề chính cần quan tâm để đảm bảo tốt nhất môi trường sống của con người. Văn hóa Việt Nam gắn với văn minh nông nghiệp, từ trước đến nay, người Việt Nam đã có mối liên hệ đặc biệt, phụ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy, con người có mối quan hệ gắn bó vô cùng mật thiết với tự nhiên. Tự nhiên chính là môi trường sống của con người. Môi trường sống không chỉ cung cấp những điều kiện cơ bản cho con người sinh hoạt như: ăn, mặc, ở… Như vậy, có thể nhìn nhận thấy tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với con người. Trong quá trình phát triển bền vững, vô tình sự phát triển kinh tế xã hội đã làm tổn hại đến môi trường tự nhiên. Điều này sẽ đe dọa đến sự sống của con người. Con người luôn nhận thức rõ mối quan hệ hài hòa của mình với tự nhiên. Cần phải giữ gìn và bảo vệ tài nguyên là vấn đề cấp bách để có thể phát triển bền vững.
Ở Tây Nguyên hiện nay, vấn đề môi trường và ảnh hưởng của nó đến phát triển con người đang trở thành thách thức lớn đối với quá trình phát triển bền vững vùng. Ô nhiễm trên quy mô rộng, suy thoái cục bộ, có dấu
hiệu khủng hoảng môi trường do quá trình phát triển ưu tiên cho tăng trưởng kinh tế, coi nhẹ bảo vệ môi trường đang trở thành những rào cản lớn đối với sự phát triển của chính đồng bào dân tộc Tây Nguyên – nó được hiểu như quá trình không ngừng mở rộng cơ hội và nâng cao năng lực lựa chọn cho con người.
Việc gìn giữ những sinh kế truyền thống trở vai trò to lớn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Người đồng bào Tây Nguyên du canh du cư, sống chung với núi rừng nhưng diện tích rừng biến thành đất trống đồi trọc do việc chuyển đổi mục đích sử dụng sang phát triển cây công nghiệp, thủy điện dẫn đến hiện tượng rửa trôi, xói mòn, sạt lở đất, vỡ hồ đập… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân và môi trường sinh thái. Sinh kế truyền thống nguyên gốc của đồng bào Tây Nguyên hướng đồng bào dân tộc nơi đây đến lối sống hòa hợp, ứng xử thân thiện với môi trường tự nhiên. Qua đó hạn chế được phần nào tác hại của quá trình phát triển kinh tế xã hội đến môi trường sinh thái.
Luật tục đề cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống tộc người, trong đó có môi trường thiên nhiên, việc bảo vệ môi trường hay sản xuất. Luật tục khuyến cáo không được phát rẫy nơi rừng thiêng, do các vị thần cai quản nếu vi phạm sẽ bị động rừng hoặc gây tai họa. Đây chính là ý thức hoang sơ nhất của việc bảo vệ rừng. Cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên căn cứ vào luật tục để tạo sự cân bằng trong xã hội. Mỗi thành viên trong cộng đồng tự thân hiểu và biết điều chỉnh các hành vi của mình theo nguyên tắc của luật tục. Việc giữ gìn phát huy giá trị của luật tục kết hợp những yếu tố hợp lý của luật tục với luật pháp hiện hành có tác dụng to lớn trong bảo vệ môi trường sinh thái. Các giá trị văn hóa khác như các lễ hội hàng năm cũng liên quan đến việc bảo vệ môi trường là lễ cúng bến nước. Người dân sẽ dọn dẹp vệ sinh bến nước xung quanh nơi cư trú nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường sống sau đó mới ăn mặc đẹp để hưởng lễ hội.
Việc duy trì và phát triển các nhà Rông, nhà Dài làm không gian sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng cũng rất cần thiết trong bảo vệ môi trường sinh thái. Từ buổi sơ khai người dân Tây Nguyên đã tự học cách chung sống hòa hợp với rừng. Việc duy trì nhà Rông, nhà Dài làm nơi để các già làng trưởng bản có thể khơi gợi những gì tốt đẹp đã có trong luật tục, trong cộng đồng, đặc biệt là trong đời sống văn hóa truyền thống. Từ đó nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường sống.
Cồng chiêng và sử thi đóng vai trò là phương tiện khẳng định cộng đồng và bản sắc văn hoá dân tộc của cộng đồng các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. Người dân nơi đây có cồng chiêng để ứng xử với thiên nhiên, cầu xin, giãi bày với thần linh, tổ tiên, đối thoại với cộng đồng và với chính mình. Việc giữ gìn phát huy tốt không gian văn hóa cồng chiêng và các hình thức văn hóa dân gian khác (sử thi) là giữ lại không gian của rừng, của làng.
Quá trình phát triển Tây Nguyên một cách ồ ạt, không đảm bảo bền vững về môi trường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đó là: sức khỏe, tính mạng người dân bị đe dọa trực tiếp do tình trạng suy thoái rừng, đất, nước, thực phẩm, bùng phát dịch bệnh; suy thoái môi trường làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên tái sinh nuôi sống con người; bất bình đẳng xã hội gia tăng do những doanh nghiệp gây ô nhiễm tạo ra chi phí kéo theo về bệnh tật, đặc biệt là nhóm yếu thế như người nghèo, dân cư các vùng sâu, vùng xa, người dân tộc thiểu số như Tây Nguyên; khủng hoảng môi trường, thiên tai bùng phát, biến đổi khí hậu đe dọa an ninh, tính mạng và tài sản của con người. Chính vì vậy xây dựng ý thức tự giác của con người đối với việc bảo vệ môi trường chiếm vị trí quan trọng hàng đầu đến sự sống còn của con người. Các giá trị văn hóa truyền thống như luật tục, cồng chiêng, sử thi hay sinh kế truyền thống… sẽ xây dựng ý thức tự giác của con người,
cách ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
2.5. Ảnh hưởng của các giá trị văn hóa truyền thống đến chính trị, an ninh – quốc phòng
Tây Nguyên là một địa bàn chiến lược của nước ta. Xuyên suốt lịch sử kể từ khi vùng đất này được định hình trong diện mạo quốc gia dân tộc Việt Nam, Tây Nguyên luôn được coi là “xương sống” và là “nóc nhà” của hình hài đất nước do vị thế địa quân sự của nó quy định. Tây Nguyên hiện nay có tiềm năng phát triển bền vững, đồng thời là một trong những địa bàn triển khai các nhiệm vụ trọng yếu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và là một không gian chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, do đặc điểm về tự nhiên, xã hội cùng những vấn đề dân tộc, tôn giáo,… khá phức tạp, Tây Nguyên cũng chính là địa bàn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…
Vấn đề đang đặt ra bức thiết hiện nay là, nếu không giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định thì không những không bảo đảm được cho công cuộc xây dựng phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên một cách bền vững, mà còn không giữ được thành quả cách mạng, ảnh hưởng đến toàn bộ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Do vậy, vấn đề phát triển bền vững Tây Nguyên liên quan chặt chẽ với chiến lược phát triển chung của đất nước, cũng như gắn với vị trí chiến lược, tầm quan trọng của vấn đề quốc phòng và an ninh trên địa bàn. Theo đó, quốc phòng và an ninh trong phát triển bền vững Tây Nguyên là một hệ vấn đề khoa học không chỉ có tiền
đề từ những kinh nghiệm lớn trong thực tiễn lịch sử, mà còn xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn cách mạng nước ta trong tình hình mới.
Để luận giải những vấn đề lý luận và nội dung cơ bản của vấn đề giá trị văn hóa truyền thống đối với quốc phòng và an ninh trong phát triển bền vững Tây Nguyên trước hết cần nhận thức vị trí chiến lược của Tây Nguyên và thực chất vấn đề quốc phòng và an ninh trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Xuất phát từ địa - chiến lược của Tây Nguyên, cả từ kinh nghiệm lịch sử cũng như theo cách tiếp cận mới về lý luận và thực tiễn, có thể thấy quốc phòng và an ninh là một trụ cột trong phát triển bền vững Tây Nguyên. Vị trí chiến lược ấy không chỉ được khẳng định trong tổng thể chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng trọng điểm, đất nước và khu vực, mà còn được khẳng định trong tổng thể chiến lược quốc phòng và an ninh quốc gia. Tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội ở Tây Nguyên như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và việc giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo, đối ngoại, biên giới, tài nguyên, môi trường,... để phát triển thực sự bền vững thì không thể không tính đến trụ cột quốc phòng và an ninh. Một mặt, quốc phòng và an ninh là nhân tố bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển tất cả các lĩnh vực xã hội theo tiêu chí phát triển bền vững. Mặt khác, chính sự phát triển bền vững tất cả các lĩnh vực xã hội lại tạo cơ sở, tiền đề vững chắc để củng cố, tăng cường quốc phòng và an ninh trên địa bàn chiến lược này. Trong đó yếu tố văn hóa truyền thống của các tộc người Tây Nguyên là nhân tố quan trọng trong giữ vững trật tự an ninh, quốc phòng của khu vực. Thể hiện cụ thể là:
Thứ nhất là tác động của sinh kế truyền thống đến đảm bảo chính trị an ninh quốc phòng: với việc đảm bảo sinh kế truyền thống của đồng bào kết hợp với các chính sách giao đất, giao rừng cho đồng bào một cách hợp lý sẽ giúp đồng bào ổn định làm ăn kinh tế, bám rừng, phát triển kinh tế hộ
gia đình. Một khi đồng bào có cuộc sống ổn định, chất lượng cuộc sống ngày một tăng cao, đồng bào thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Như vậy các thế thực thù địch sẽ không thể lợi dụng cuộc sống khó khăn và lòng tin của nhân dân để chống phá cách mạng được.
Giá trị văn hóa vật chất là nhà Rông, nhà Dài cũng có ý nghĩa trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng. Với tính chất là nơi tập trung của toàn bộ dân làng các già làng trưởng bản sẽ tập trung đồng bào để tuyên truyền chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, âm mưu chống phá của bọn phản động ngày càng tinh vi, bằng nhiều hình thức khác nhau các lực lượng phản động xuyên tạc chủ trương đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng cho khu vực Tây Nguyên. Chúng lợi dụng những thiếu sót trong thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, để chia rẽ đồng bào… Do vậy việc sử dụng những già làng trưởng bản những người có uy tín trong làng để đoàn kết nhân dân là rất cần thiết vì ở các buôn làng họ vẫn là linh hồn, là người phát ngôn tự nguyện của nhân dân, là cầu nối giữa đồng bào với Đảng, với Nhà nước. Thông qua các buổi họp dân, sinh hoạt cộng đồng tại các nhà Rông già làng thường xuyên nhắc nhở cảnh báo, nêu cao tinh thần cảnh giác, không tin, không nghe lời kẻ xấu xúi giục, giảng giải cho đồng bào hiểu sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đến đời sống của nhân dân. Từ đó tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đảm bảo được an ninh chính trị và quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên.
Không gian văn hóa cồng chiêng và các hình thức văn hóa dân gian khác là bộ phận để kết nối cộng đồng, kết nối cộng đồng với cá thể và kết nối cộng đồng dân tộc này với cộng đồng dân tộc khác trong cùng một dân tộc. Thông qua đó gắn kết tình cảm của đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn. Giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống chính là giữ gìn tình đoàn kết, thống
chiêng và các hình thức văn hóa dân gian chính là các dân tộc luôn hoà hợp lẫn nhau trong văn hoá cồng chiêng mà vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc mình, không có hiện tượng loại trừ hay đồng hoá văn hoá của nhau trong sinh hoạt văn hoá cồng chiêng. Chính sự hòa hợp đó tạo nên sức mạnh cộng đồng, là nhân tố đảm bào cho ổn định chính trị, phát triển an ninh quốc phòng.
Như vậy việc đánh giá, nhìn nhận xác đáng những giá trị văn hóa truyền thống đối với vấn đề quốc phòng và an ninh là rất cần thiết trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. Song nhất thiết, cần đặt trên điểm tựa của sự nghiên cứu khẳng định những quan điểm rất cơ bản về bảo đảm cũng như tăng cường quốc phòng và an ninh trong phát triển bền vững Tây Nguyên thời kỳ mới. Quốc phòng và an ninh trên địa bàn Tây Nguyên phải lấy giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường hòa bình và ổn định cho sự phát triển bền vững làm mục tiêu cao nhất; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết đồng bào các dân tộc.
Kết luận chương 2:
Tây Nguyên hôm nay có nhiều thay đổi về nhiều phương diện: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng… nhiều vấn đề liên quan cụ thể bao trùm các lĩnh vực của xã hội. Tuy nhiên ổn định và phát triển là hai mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu ở Tây Nguyên mà trước hết là ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số là nhân tố vô cùng quan trọng.
Qua sự phân tích những ảnh hưởng của giá trị văn hóa truyền thống đối với sự phát triển kinh tế, sự phát triển trong các lĩnh vực xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng ta nhận thấy tầm quan trọng của những giá trị văn hóa truyền thống đối với sự phát triển bền vững vùng Tây
Nguyên. Trong quá trình phát triển xã hội bền vững trước hết đòi hỏi đánh giá đúng về các giá trị truyền thống như sinh kế truyền thống, văn hóa vật thể, văn hóa phi vật thể và giá trị văn hóa khác
Nhìn chung, các giá trị văn hóa truyền thống đã có ảnh hưởng to lớn đối với phát triển bền vững ở Tây Nguyên trong tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên vẫn còn có những hạn chế nhất định đó là: các giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một, không được giữ gìn một cách đúng đắn, không phát huy được tối đa vai trò của giá trị văn hóa truyền thống trong các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng. Sự mai một các giá trị văn hóa truyền thống thể hiện nay trong đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên khi mà có nhiều thiết chế văn hóa đã không còn chặt chẽ như xưa nữa.
Sự mai một những giá trị văn hóa truyền thống có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong phạm vi luận văn này tác giả tập trung vào các nguyên nhân sau:
Thứ nhất là về nguyên nhân khách quan: có thể kể đến đó là cơ chế chính sách cho phát triển bền vững vùng Tây Nguyên còn nhiều bất cập, đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, công tác tuyên truyền giáo dục chưa được thực hiện có hiệu quả.
Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan chi phối tới quá trình phát triển bền vững vùng Tây Nguyên như do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chủ yếu là địa hình đồi núi và