Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 40)

1.3 .Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững

2.1.1. Thực trạng phát triển bền vững ở Việt Nam: Thành tựu và hạn chế

Sau hai thập niên tiến hành đổi mới và thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Về mặt kinh tế: những năm qua nền kinh tế nước ta liên tục tăng

trưởng với mức độ khá cao, tương đối ổn định, tổng sản phẩm trong nước liên tục tăng. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng công nghiệp từng bước hiện đại hóa, kinh tế vĩ mô cơ bản được giữ vững, thâm hụt gân sách và nợ quốc gia được kiểm soát trong giới hạn an toàn tỷ lệ xuất khẩu trên GDP ngày một tăng. Năng lực nội sinh được cải thiện đáng kể. Những thành tựu đạt được về kinh tế đã tạo điều kiện giải quyết thành công hàng loạt các vấn đề xã hội.

Về xã hội: kết quả của tăng trưởng kinh tế đã đưa đến nâng cao chất

lượng cuộc sống của dân cư. Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng nhanh, tuổi thọ bình quân đạt 71 tuổi, ngang bằng với các nước có thu nhập trung bình. Cùng với những nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động. Xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Tỷ lệ nghèo đói giảm nhanh tính theo chuẩn nghèo quốc tế và chuẩn nghèo của Việt Nam.

Về môi trường: hình thành hệ thống tổ chức bảo vệ môi trường từ

Nhờ đó, công tác bảo vệ môi trường đạt kết quả tốt hơn. Độ che phủ rừng tăng nhanh. Các doanh nghiệp quan tâm hơn đến đổi mới công nghệ, xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

Song bên cạnh những thành tựu đạt được thì trong chiến lược phát triển bền vững vẫn còn nhiều hạn chế, thành tựu đạt được còn chưa tương xứng với tiền năng thực tế của Việt Nam, cụ thể là:

Về kinh tế: tăng trưởng kinh tế của nước ta chủ yếu dựa vào vốn, tài

nguyên và lao động, phần đóng góp của khoa học – công nghệ còn nhỏ bé. Các nền tảng cơ bản cho tăng trưởng kinh tế cao, bền vững ở mức thấp như: trình độ công nghệ thấp, chất lượng nguồn nhân lực kém, sức cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế yếu, hệ thống kết cấu hạ tầng lạc hậu. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch chậm. Nguồn thu ngân sách nhà nước chủ yếu còn dựa vào bán tài nguyên và thuế nhập khẩu. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước thấp. Theo chỉ số năng lực cạnh tranh do Diễn đàn kinh tế thế giới xếp hạng thì Việt Nam đứng số 77/125 nước được xếp hạng, đứng sau Philippin (71), Indonesia (50), Thái Lan (35) và đứng trước Capuchia (111). Tỷ lệ đóng góp vốn và tăng tưởng GDP còn khá cao 57,5%.

Về xã hội: mặc dù thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam có

tăng lên, song vẫn ở mức thấp, chưa vượt ngưỡng cửa của nước có thu nhập thấp. Khoảng cách giàu nghèo chưa thật bền vững. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn cao. Chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng.

Về môi trường: chưa kết hợp hài hòa mục tiêu tăng trưởng kinh tế

với khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Môi trường sinh thái đang bị hủy hoại, suy thoái và xuống cấp nghiêm trọng. Công tác bảo vệ môi trường thiếu sự phối kết hợp giữa các vùng, liên vùng, quốc gia và toàn cầu, giữa trung ương và địa phương, nhất là ở

các cấp huyện và cấp xã. Xét về góc độ an toàn môi trường thì Việt Nam đứng cuối bảng trong số 8 nước ASEAN, và xếp thứ 98 trong 117 nước đang phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)