1.3 .Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững
3.2. Một số giải pháp chủ yếu
3.2.3. Nhóm giải pháp về công tác giáo dục, tuyên truyền
Nhóm giải pháp giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò của giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên đến phát triển bền vững. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao vai trò, ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân tham gia vào công tác xây dựng và phát triển đời sống văn hóa trong tình hình mới. Đề cao vai trò của việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, quản lý, đảm bảo mối quan hệ phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa. Phải sớm xây dựng đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số có trình độ chuyên môn, có tâm huyết trong sưu tầm, sáng tác, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống Tây Nguyên có nguy cơ thất truyền.
Tăng cường sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, áp dụng các phương pháp giáo dục, vận động truyền truyền người dân, phát huy tối đa tác dụng của các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí địa phương nhằm đưa đến người dân những thông tin mới cập nhật về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương
đặc biệt là trong công tác xây dựng nông thôn mới đang tiến hành tại Tây Nguyên hiện nay.
Tiếp tục thực hiện các chương trình, chiến lược, đề án về giáo dục. Mở rộng, tăng cường các chế độ hỗ trợ nhất là đối với thanh niên thuộc hộ nghèo, thanh niên là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn để đảm bảo phổ cập giáo dục bền vững. Tăng số lượng học sinh trong các trường dân tộc nội trú, mở rộng mô hình trường bán trú, xây dựng, củng cố nhà trẻ trong khu công nghiệp và các vùng nông thôn. Xây dựng đề án phổ cập trẻ mầm non, nâng cao chất lượng phổ cập trung học cơ sở cho học sinh đặc biệt là với con em hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn.
Trong nhóm giải pháp về giáo dục tuyên truyền cần đặc biệt quan tâm đến vai trò của già làng, những người có uy tín trong cộng đồng. Cần có chính sách riêng và chế độ đặc thù để phát huy vai trò của già làng các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Tây Nguyên vì già làng là nhóm người có uy tín đặc biệt, có những vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội riêng và lớn hơn so với người có uy tín; tách già làng thành đối tượng riêng để có chế độ đãi ngộ riêng; đồng thời xuất phát từ vai trò đặc biệt của già làng, từ nguyện vọng của người dân và các già làng, cần có chế độ đặc thù cho già làng Tây Nguyên, giải quyết để già làng hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước. Bằng uy tín và kinh nghiệm của mình, các già làng đã góp phần to lớn trong việc giáo dục, tuyên truyền củng cố khối đại đoàn kết, vận động bà con giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa; xóa bỏ các tập tục lạc hậu; đấu tranh với những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó, để nhóm giải pháp về tuyên truyền, giáo dục thực hiện có hiệu quả đáp ứng sự phát triển bền vững vùng Tây Nguyên thì việc tăng
Nguyên như Luật tục, nhà Rông, không gian văn hóa cồng chiêng và các lễ hội, các hình thức văn hóa dân gian khác cũng là điều rất cần thiết. Việc tuyên truyền ngoài thông qua các già làng, các cán bộ làm công tác văn hóa thì cần phát thanh thường xuyên trên hệ thống thông tin đại chúng để đồng bào biết và tự ý thức được việc giữ gìn những bản sắc văn hóa mang tính tộc người đó.