Chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 76)

1.3 .Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững

3.1. Các quan điểm định hướng

3.1.1. Chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên đến năm 2020

Quan điểm Chiến lược phát triển bền vững Tây Nguyên đến năm 2020

Từ thực trạng kinh tế xã hội Tây Nguyên cùng bối cảnh trong nước và quốc tế, nội dung cơ bản của quan điểm định hướng chiến lược phát triển Tây Nguyên trong thòi gian tới bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất là thay đổi nhận thức một cách toàn diện về vùng Tây Nguyên:

Sau năm 1975, quan điểm phát triển chủ đạo của Đảng và Nhà nước đối với Tây Nguyên là tổ chức Tây Nguyên thành một vùng kinh tế trọng điểm, một địa bàn vững chắc về an ninh quốc phòng. Trong quan điểm này khía cạnh kinh tế và chính trị được đặt lên hàng đầu; các khía cạnh khác như môi trường sinh thái và văn hóa xã hội không được nhắc tới. Sau đó phát triển kinh tế thực sự nổi lên như một định hướng bao trùm sự phát triển của toàn vùng. Với định hướng như vậy trong các thập niên qua, Tây Nguyên được xem như một vùng có nguồn tài nguyên phong phú và vô tận. Thực chất việc phát triển Tây Nguyên chính là khai thác các nguồn tài nguyên để phục vụ cho mục tiêu phát triển của chính nó và của cả nước. Định hướng này đã làm phá vỡ hết hầu như toàn bộ nền tảng tự nhiên và các cấu trúc nhân văn cũ, hình thành nên một Tây Nguyên hoàn toàn khác so với trước đó cả về điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa xã hội, dân cư, và cơ cấu dân tộc…Tây Nguyên hiện nay là một Tây Nguyên đang tiềm ẩn những bất ổn, biến động khó lường.

Trong bối cảnh đó thay đổi nhận thức về Tây Nguyên chính là một đòi hỏi tiên quyết và tất yếu trên lộ trình phát triển bền vững vùng Tây Nguyên và của cả nước. Nhận thức mới về Tây Nguyên đòi hỏi tính toàn diện, cụ thể và đầy đủ như bản chất vốn có của nó. Thể hiện ở chỗ:

+ Với vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng mọi chiến lược phát triển Tây Nguyên đều dựa trên trục quy chiếu là góp phần bảo toàn, củng cố sự toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, sự phát triển ổn định của vùng và các vùng lân cận.

+ Do đặc điểm địa hình, địa chất và khí hậu quy định, xét về mặt sinh thái Tây Nguyên có vai trò chi phối bao trùm đối với cả vùng phía Nam bán đảo Đông Dương. Là một vùng dự trữ sinh thái chiến lược nên phát triển Tây Nguyên cần không đơn thuần là khai thác tài nguyên thiên nhiên mà phải chú ý đến những khía cạnh khác của tự nhiên, khí hậu, rừng, môi trường sinh thái. Qua đó bảo tồn Tây Nguyên trở thành một vùng dự trữ sinh thái da dạng vì tương lai lâu dài của nhiều thế hệ, nhiều cộng đồng, nhiều vùng kinh tế liên quan.

+ Ngày nay Tây Nguyên đã trở thành một vùng đa dân tộc, đa tôn giáo, đa văn hóa. Do đó chính sách phát triển Tây Nguyên cần đảm bảo quyền lợi hài hòa, công bằng giữa các chủ thể tộc người, chủ thể văn hóa, tôn giáo. Đặc biệt cần quan tâm tới sự phát triển của cộng đồng các dân tộc tại chỗ là những chủ nhân đầu tiên của Tây Nguyên. Phát triển văn hóa, tôn giáo, tộc người là yếu tố có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển bền vững của Tây Nguyên. Nhất là trong bối cảnh vấn đề dân tộc tôn giáo đang dễ chuyển thành các vấn đề chính trị. Trong khi nhóm các dân tộc tại chỗ đang ngày càng tụt hậu so với sự phát triển chung thì nhân tố đầu tiên hình thành khối đại đoàn kết dân tộc là tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo nhu cầu sinh tồn cơ bản cho các tộc người tại chỗ ở Tây Nguyên.

Thứ hai là phát triển Tây Nguyên dựa trên tính đặc thù của vùng: mặc dù là vùng có nhiều nét đặc thù rõ rệt nhưng các chính sách hay công tác phát triển vùng Tây Nguyên chưa được xem là đặc thù của vùng như một cơ sở tham chiếu mang tính nền tảng. Trong điều kiện hiện nay phát triển Tây Nguyên cần chú ý đến một số vấn đề trọng tâm như:

+ Phát huy các lợi thế so sánh của vùng về địa kinh tế, địa chính trị, địa xã hội, địa văn hóa trong quá trình phân công lao động xã hội giữa các vùng kinh tế xã hội trong cả nước và quốc tế. Từ đó thúc đẩy chuyển biến mạnh mẽ, tích cực của các ngành và các thành phần trong nền kinh tế, gián tiếp góp phần ổn định xã hội củng cố an ninh quốc phòng.

+ Chuyển trọng tâm từ khai thác sang bảo tồn, phục hồi tái tạo, phát triển các nguồn lực tài nguyên và môi trường đặc biệt là tài nguyên đất và rừng.

+ Giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là giải quyết nhu cầu đất ở và đất sản xuất cho người dân tộc tại chỗ - những chủ nhân đầu tiên của Tây Nguyên.

Thứ ba là phát triển Tây Nguyên cần đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, ổn định xã hội, đa dạng văn hóa và đảm bảo an ninh quốc phòng:

+ Trước hết là phát triển kinh tế xanh trên cơ sở tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường để tạo đà tăng trưởng kích thích kinh tế vững chắc đồng thời góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Phát triển kinh tế gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đặc thù của Tây Nguyên. Quá trình phát triển kinh tế xanh tạo điều kiện cho các không gian sinh thái được phục hồi, tái tạo, mở rộng từ đó cũng thúc đẩy

quá trình tái sinh các giá trị văn hóa truyền thống. Đến lượt nó các giá trị văn hóa truyền thống lại trở thành một loại vốn nhân văn có khả năng kích thích các loại hình dịch vụ khác như du lịch, tài chính, thương mại, gián tiếp hỗ trợ cho sự phát triển các loại hình dịch vụ môi trường và môi trường tự nhiên. Quá trình chuyển dịch cấu trúc kinh tế cũng chứng kiến một số vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế mới bên cạnh các chủ thể quen thuộc là cộng đồng và hộ gia đình.

+ Phân phối các nguồn lực và tạo cơ hội phát triển một cách công bằng và bình đẳng giữa các nhóm dân tộc, qua đó giảm đi tình trạng nghèo và phân hóa giàu nghèo giữa các nhóm dân tộc, nhóm xã hội. Đó là tiền đề để đi đến xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và đồng thuận xã hội tại Tây Nguyên. Trong điều kiện Tây Nguyên hiện nay muốn hướng tới sự bình đẳng xã hội giữa các nhóm dân tộc tại chỗ có khả năng giải quyết được nhu cầu sinh tồn và nhu cầu bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống.

Thứ tư là phát triển Tây Nguyên cần đặt trong mối liên hệ với các vùng miền lân cận và trên cơ sở xác định chức năng phát triển của Tây Nguyên trong tổng thể của cả nước. Vị trí độc đáo của Tây Nguyên là nằm

trong một mạng lưới liên vùng rộng lớn. Đây là điều kiện lý tưởng để đẩy mạnh giao lưu với các vùng lãnh thổ khác trong cả nước. Tuy nhiên trong những năm qua Tây Nguyên chưa phát huy được lợi thế này của mình. Vì vậy phát triển bền vững vùng Tây Nguyên cần đẩy mạnh liên kết nội vùng và ngoại vùng là hướng đi chiến lược trong thời gian tới. Cùng với xu hướng liên kết vùng, phát triển Tây Nguyên không thể nằm ngoài định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước đến năm 2020. Để nhất quán với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của cả nước trong điều kiện cụ thể của Tây Nguyên phải đảm bảo tính bền vững của phát triển về các vấn đề an ninh quốc phòng, xã hội và bảo vệ môi trường. Để làm được điều đó

cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đồng thời nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân tộc trong vùng. Đặc biệt ưu tiên nhóm dân tộc tại chỗ.

Thứ năm là phát triển Tây Nguyên cần đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm hướng tới xây dựng một mô hình phát triển kinh tế xanh quy mô cấp vùng. Phát triển Tây Nguyên không thể

tách rời xu thế phát triển chung của xu thế toàn cầu hóa. Do đó cần đảm bảo đủ điều kiện và khả năng để thích ứng với xu thế biến đổi của thế giới như toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, thị trường nông nghiệp, thị trường tài chính… mặt khác cần tranh thủ nắm bắt các cơ hội đến từ bên ngoài để tối ưu hóa các nguồn lực nội sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 76)