Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 83)

1.3 .Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống và phát triển bền vững

3.2. Một số giải pháp chủ yếu

3.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Để chủ trương chính sách phát triển Tây Nguyên có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn có tính khả thi cao và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng cần thực hiện điều chỉnh, ra soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng gắn với quy hoạch của từng địa phương nhất là các ngành mang tính đặc thù của vùng. Có chính sách quy hoạch vùng hợp lý, tạo điều kiện cho liên kết nội vùng và các vùng phụ cận.

Nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên Đảng và Nhà nước ta cần có cơ chế chính sách đặc thù nhằm đảm bảo cho phát triển kinh tế, phát triển xã hội, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng. Hoàn thiện cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Tây Nguyên trong sinh kế truyền thống, các giá trị văn hóa vật chất và các giá trị văn hóa tinh thần.

Về sinh kế truyền thống: Cùng với chính sách phát triển miền núi của cả nước, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đặc thù đối với vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đẩy mạnh thực hiện chính sách dân tộc, tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách về đất đai, nhà ở, giao rừng, giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đảm bảo sinh kế cho đồng bào dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Nhà nước đã dành một nguồn lực lớn từ Chương trình 168, 135 và các chương trình mục tiêu quốc gia khác về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình 132, 134 về giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai, thực hiện quyết liệt. Đã có nhiều chủ trương, giải pháp và tổ chức lồng ghép các dự án, chương trình

mục tiêu quốc gia để đầu tư, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho đồng bào; hình thành mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm hoạt động ở buôn làng. Nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã xây dựng mô hình liên kết làm ăn với doanh nghiệp có hiệu quả trên cơ sở đất đai, lao động của dân và doanh nghiệp tạo nguồn vốn, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Thực tiễn cho thấy, sự ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số đã tạo nền tảng, động lực cho sự phát triển ổn định, bền vững của Tây Nguyên. Thông qua đó một phần nào góp phần vào công tác nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, giải quyết một bước các tồn đọng về y tế, giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực và công tác xóa đói giảm nghèo tại Tây Nguyên hiện nay.

Về các giá trị văn hóa như nhà Rông, luật tục trong xã hội cổ truyền, cồng chiêng và các hình thức văn hóa dân gian khác thì cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp. Cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể phải đưa nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật vào nghị quyết, các chương trình, kế hoạch hành động để tổ chức thực hiện. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, cần phải có sự kế thừa, chọn lọc và phát huy có hiệu quả bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp, đấu tranh bài trừ các sản phẩm văn hóa, loại hình văn hóa độc hại, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội.

Hoàn thiện hành lang pháp lý và môi trường văn hóa cho quá trình hội nhập, giao lưu văn hóa phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng phát triển bền vững. Cần phát huy tối đa vai trò của luật tục trong quản lý xã hội ở các làng bản Tây Nguyên, sử dụng những yếu tố tích cực của luật tục. Tuy nhiên luật tục cũng cần được hướng dẫn điều chỉnh theo những chế định của pháp luật hiện hành cho phù hợp với xã hội mới.

Trong quá trình phát triển bền vững về mặt xã hội của Tây Nguyên việc đánh giá đúng vai trò của luật tục và sự hỗ trợ của luật tục cho luật pháp có ý nghĩa quan trọng.

Hội nhập kinh tế quốc tế tuy có nhiều thách thức, nhưng cũng tạo ra cho Tây Nguyên nhiều cơ hội phát triển. Các chính sách phát triển các loại hình văn hóa Tây Nguyên cần gắn với việc phát triển du lịch và lễ hội như không gian văn hóa cồng chiêng, tham quan nhà Rông, nhà Dài của người dân tộc, tham gia các lễ hội trong năm của đồng bào, qua đó phát triển kinh tế địa phương tạo điều kiện cho cư dân có thu nhập, nhằm cải thiện đời sống trong cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong phát triển bền vững tại tây nguyên giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 83)