Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị đạo đức truyền thống việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay (Trang 25 - 38)

1.1. Một số vấn đề lý luận về đạo đức và phát huy giá trị đạo đức truyền thống

1.1.2. Giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam

Bất cứ một dân tộc, quốc gia nào trên thế giới cũng đều có truyền thống của mình, vậy truyền thống là gì?

Theo Từ điển tiếng Việt, truyền thống là “thói quen hình thành đã lâu đời

trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác” [44]. Theo nghĩa tổng quát nhất “truyền thống là những yếu tố của di tồn văn hóa thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục tập quán, thói quen, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được lưu giữ lại lâu dài”

[6, 9]. Như vậy, truyền thống ở đây được đề cập đến là khái niệm với vấn đề thuộc phạm vi văn hóa tinh thần, đặt trong mối quan hệ với hiện đại, được hiểu như là tập hợp những tư tưởng tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng nhất định được hình thành trong lịch sử và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tuy nhiên, truyền thống cũng chịu sự quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội, vì vậy, một khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì truyền thống cũng có sự thay đổi hoặc bị loại bỏ nếu không còn phù hợp, hay được bổ sung và phát triển. Truyền thống thể hiện ở các cấp độ khác nhau như: truyền thống gia đình, dòng họ, địa phương, dân tộc, truyền thống phương Đông, phương Tây. Truyền thống là cái lâu đời vì vậy nó có tác động vô cùng to lớn tới sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Một mặt, truyền thống là nơi để suy tôn, giữ gìn những gì quý báu, là nền tảng cho sự phát triển, vận động đi lên của xã hội tạo nên sức mạnh làm chỗ dựa cho mỗi quốc gia, dân tộc phát triển. Mặt khác, truyền thống lại là mảnh đất thuận lợi để dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi điều kiện lịch sử - xã hội thay đổi. Vì thế, trong chừng mực nào đó thuyền thống có thể trở thành vật cản kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Theo tác giả Trần Văn Giàu “truyền thống là những đức tính hay thói tục kéo dài qua nhiều thế hệ, nhiều thời kỳ lịch sử và hiện có tác dụng, tác dụng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực” [14, 50].

Truyền thống là do lịch sử để lại nhưng tiếp thu truyền thống như thế nào lại tùy thuộc vào các chủ thể nhận thức. Cùng là một truyền thống nhưng người này, giai cấp này có thể tiếp thu, nhưng người khác, giai cấp khác thì lại không. Sự tiếp thu truyền thống của một dân tộc lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu như quốc gia nào có ý thức, có những biện pháp giáo dục đúng đắn, có sự nghiên cứu thấu đáo thì những truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ được giữ gìn, phát huy phục vụ tốt cho quá trình phát triển của đất nước, đồng thời có biện pháp khắc phục những yếu tố tiêu cực của truyền thống.

Giữa truyền thống và hiện đại vừa thống nhất vừa có mâu thuẫn với nhau. Chúng thống nhất với nhau ở chỗ không có truyền thống thì không có hiện đại. Cái hiện đại không thể được sinh ra từ hư vô mà trên cơ sở truyền thống mới sản sinh ra cái hiện đại. Có hiểu biết sâu sắc về truyền thống thì cái hiện đại mới đúng đắn, mới phát triển lành mạnh. Có hiểu biết về cái hiện đại chúng ta mới bổ sung và phát triển cái truyền thống một cách đúng đắn. Mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại thể hiện ở chỗ, cái truyền thống thường có tính bảo thủ, trì trệ do vậy có thể níu kéo, cản trở những cái mới tiến bộ. Cái mới mà thoát ly khỏi cái truyền thống có thể dẫn tới mất bản sắc dân tộc, thiếu sức sống trong nhân dân. Do vậy, một mặt cần khắc phục những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, tạo điều kiện cho những cái mới ra đời và phát triển. Mặt khác, cần khắc phục tư tưởng muốn phủ định sạch trơn những giá trị quý báu của truyền thống dân tộc.

Tóm lại, truyền thống được thể hiện rõ nét thông qua một số đặc trưng sau:

Một là, truyền thống là những hiện tượng mang tính xã hội, lặp đi lặp lại, ổn định trong một thời điểm nhất định. Truyền thống hình thành trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi thì truyền thống cũng

thay đổi theo. Hai là, truyền thống ăn sâu vào tư tưởng, tình cảm, thói quen, trở

thành phong tục tập quán. Do vậy, khi điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi, truyền

thống không mất đi ngay mà nó còn có quán tính ì kéo dài. Ba là, truyền thống đã

hình thành, được giữ gìn và phát huy, được bổ sung và phát triển nếu nó phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và những yêu cầu hiện tại. Truyền thống sẽ bị loại bỏ nếu nó không phù hợp, tuy nhiên cuộc đấu tranh xóa bỏ những cái lạc hậu là vô cùng khó khăn.

Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi quan niệm Truyền thống là những

hiện tượng, thói quen và nhất là những giá trị được hình thành từ lâu đời, được truyền lại cho thế hệ sau giữ gìn và phát huy, bổ sung và phát triển cho phù hợp với điều kiện hiện tại.

Giá trị truyền thống là một khái niệm tổng hợp của hai khái niệm giá trị và truyền thống. Song, truyền thống như đã phân tích có mặt tích cực và mặt tiêu cực, có thể thúc đẩy và có thể kìm hãm sự phát triển xã hội. Còn giá trị thì lại bao gồm các giá trị cũ đã được tạo ra trong lịch sử và các giá trị mới được tạo ra trong hiện tại. Do vậy, giá trị truyền thống không bao gồm tất cả mọi truyền thống và mọi giá trị. Nói cách khác, không thể đồng nhất hoàn toàn truyền thống với giá trị hay với giá trị truyền thống. Khi nói đến giá trị truyền thống là chỉ nói tới những truyền thống tốt đẹp “tạo nên các giá trị và bản sắc riêng cần phải được duy trì, bảo tồn và phát triển” nghĩa là, “những truyền thống nào đã có sự đánh giá, đã được thẩm định nghiêm ngặt bởi thời gian, đã có sự chọn lọc, sự phân định và sự khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với cộng đồng trong những giai đoạn lịch sử nhất định” [3, 10]. Để thẩm định một giá trị tuyền thống nào đó đương nhiên không thể dựa vào ý muốn chủ quan, duy ý chí của một ai đó. Mà sự thẩm định đó trước hết phải dựa trên cơ sở khách quan, tức là phải xuất phát từ cội nguồn lịch sử đã qua, từ những đòi hỏi của thực tiễn, trên nền tảng kinh tế xã hội, khoa học, công nghệ và đời sống tinh thần của con người tại thời điểm thẩm định.

Bên cạnh sự thẩm định khách quan thì vai trò tích cực của nhân tố chủ quan nhằm bảo vệ các chân giá trị và ngăn chặn các phản giá trị của truyền thống cũng hết sức quan trọng. Chỉ những truyền thống nào được thẩm định như vậy mới trở thành giá trị truyền thống, nó sẽ tồn tại và phát huy tác dụng lâu dài. Cũng cần phân biệt những giá trị truyền thống với những giá trị nhất thời, có tác dụng trong phạm vi hẹp, với các giá trị đang phai nhạt dần hoặc đã lỗi thời và với cả những cái đang hình thành. Giá trị truyền thống của một cộng đồng, dân tộc không phải tự nhiên sẵn có, mà đó là kết tinh của toàn bộ tinh hoa được chắt lọc, cô đúc nên từ tất cả các di sản truyền thống trong suốt tiến trình lịch sử của dân tộc. Toàn bộ giá trị truyền thống của dân tộc là cái thể hiện cô đọng nhất, độc đáo nhất, rõ nét nhất bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, không thể đồng nhất cũng như không thể tách rời giá trị truyền thống với văn hóa dân tộc mà giá trị truyền thống là một bộ

phận của văn hóa, hơn thế là bộ phận cốt lõi nhất làm nên sức mạnh nội sinh của một nền văn hóa.

Cũng như văn hóa, giá trị truyền thống của dân tộc sẽ thay đổi, biến đổi theo sự vận động của lịch sử, của đời sống xã hội. Trong quá trình biến đổi, giá trị truyền thống vẫn giữ được cái cốt lõi của nó và được bổ sung hay thay đổi hình thức cho phù hợp với yêu cầu mới của thực tiễn. Tính chất mềm dẻo, linh hoạt của giá trị truyền thống làm cho nó có sức mạnh và khả năng huy động sức mạnh của các thế hệ trước giúp thế hệ sau vượt qua khó khăn thách thức. Giá trị truyền thống có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của mỗi dân tộc nên trong mọi thời đại các dân tộc cần phải biết khai thác và phát huy những giá trị truyền thống của chính mình.

Như vậy, giá trị đạo đức truyền thống trước hết thuộc về truyền thống nhưng không phải mọi truyền thống đều có giá trị và giá trị đạo đức truyền thống, khi nói đến giá trị đạo đức truyền thống là muốn nói đến những truyền thống nào đã được thẩm định nghiêm ngặt bởi thời gian, đã có sự chọn lọc, sự phân định và khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng đối với xã hội trong một giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Giá trị đạo đức truyền thống được cô đúc nên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc. Nó gắn liền với đời sống với những thăng trầm của dân tộc, những giá trị đạo đức truyền thống này được cô đúc thành giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc, vì vậy có thể coi giá trị đạo đức truyền thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng và cốt lõi nhất của văn hóa dân tộc, từ đó tạo nên sức mạnh tiềm tàng. Nhưng mặt khác giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc không phải là những giá trị vĩnh viễn, một khi đã hình thành rồi thì không biến đổi mà cùng với sự vận động biến đổi của lịch sử xã hội, nó cũng có những thay đổi cho phù hợp.

Tuy nhiên, những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong quá trình biến đổi vẫn giữ được cái cốt lõi của nó và chỉ bổ sung, thay đổi hình thức cho phù hợp với đặc trưng và tính chất của thời đại. Giá trị đạo đức truyền thống của dân

tộc là sức mạnh vốn có để mỗi dân tộc tồn tại và phát triển. Một dân tộc có bản sắc văn hóa dân tộc đậm đà, có các giá trị đạo đức truyền thống mạnh mẽ sẽ không bao giờ bị thôn tính, bị hòa tan hay xóa nhòa dù nó có bị những lực lượng xâm lược bên ngoài mạnh hơn nó. Với sức mạnh nội sinh đó, tiếp thu các yếu tố tiên tiến, hợp lí từ bên ngoài, bổ sung cho những cái bên trong đang bị thiếu hụt, giá trị đạo đức truyền thống sẽ là cơ sở vững chắc cho sự vận động của xã hội cho sự phát triển bền vững của một dân tộc.

Theo tác giả Trần Văn Giàu trong cuốn Giá trị tinh thần truyền thống của

dân tộc Việt Nam thì giá trị đạo đức truyền thống là cốt lõi của hệ giá trị tinh thần của dân tộc. Hễ nói đến giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc là nói đến các truyền thống: Yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Trong đó tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị là yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước là tư tưởng chủ đạo, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Theo tác giả Nguyễn Hồng Phong trong cuốn Những vấn đề văn hóa Việt

Nam hiện đại, hệ giá trị của dân tộc Việt Nam bao gồm; lòng yêu nước, yêu thương quê hương; gắn bó cộng đồng; lòng nhân ái, trọng đạo đức, trọng học thức và yêu cái đẹp; khát vọng dân chủ, lấy dân làm gốc; bình đẳng và công bằng xã hội. Vai trò của các cá nhân và sự thành đạt. Trong hệ giá trị đó “lòng yêu nước, yêu quê hương là phẩm chất hàng đầu của hệ giá trị Việt Nam” [45, 184].

Trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi tập trung nghiên cứu Giá trị đạo

đức truyền thống của dân tộc Việt Nam là những giá trị đạo đức mang tính tương đối ổn định, tốt đẹp và tiêu biểu cho bản sắc riêng của dân tộc, được truyền lại cho thế hệ sau gìn giữ và phát huy.

Cũng như giá trị đạo đức truyền thống, giá trị văn hóa truyền thống là những gì bền vững tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, có tác động tích cực thúc đẩy sự phát triển của dân tộc đó trong suốt chiều dài lịch sử, được giữ gìn, kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giá trị văn hóa truyền thống của một dân tộc cũng bao

gồm cả những nguyên tắc đạo đức lớn mà con người trong một nước thuộc các thời đại, các giai đoạn lịch sử đều dựa vào để phân biệt phải trái đúng sai để định hướng cho các hoạt động vì mục đích xây dựng cuộc sống tự do và tiến bộ của dân tộc đó. Cụ thể hơn, giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực đạo đức được cộng đồng thừa nhận và bảo tồn gìn giữ từ đời này sang đời khác. Như vậy, giá trị đạo đức truyền thống chỉ là một phần của giá trị văn hóa truyền thống.

Các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam cần phát huy hiện nay là: yêu nước; đoàn kết; cần cù, sáng tạo trong lao động; nhân ái và truyền thống hiếu học. Có thể sơ qua vài nét về nội dung của những giá trị đạo đức truyền thống đó như sau:

Thứ nhất, giá trị đạo đức truyền thống yêu nước. Yêu nước là tình cảm đặc

biệt, phổ biến của nhân dân các dân tộc trên thế giới và V.I.Lênin cho rằng yêu nước là “một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được củng cố qua hàng trăm năm, hàng nghìn năm tồn tại của các quốc gia biệt lập” [28, 226]. Tất cả chúng ta từ khi sinh ra đã gắn liền với quê hương, đất nước của mình, đó là một nét tình cảm phổ biến của mỗi con người. Chúng ta đều thấy tự hào về quê hương, đất nước của mình, chính niềm tự hào đó đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh bảo vệ bờ cõi mỗi khi có giặc xâm lăng.

Đối với dân tộc Việt Nam, tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản trong hệ giá trị truyền thống. Theo tác giả Trần Văn Giàu “tình cảm và tư tưởng yêu nước là tư tưởng và tình cảm lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam” và “chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam” [14, 100-101].

Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc, trải qua hàng nghìn năm của lịch sử đau thương và

hào hùng của dân tộc, tinh thần yêu nước đã phát triển thành một triết lý nhân sinh, triết lý xã hội, thấm nhuần vào lối sống, nhận thức của mỗi con người từ đó chi phối mọi hành vi ứng xử của con người để từ đó phát triển thành chủ nghĩa yêu nước của dân tộc.

Lịch sử của dân tộc Việt Nam gắn liền với các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, mở đầu cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, tiếp đến chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938, Lê Hoàn đánh tan quân Tống, ba lần Trần Hưng Đạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị đạo đức truyền thống việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)