Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị đạo đức truyền thống việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay (Trang 38 - 41)

1.1. Một số vấn đề lý luận về đạo đức và phát huy giá trị đạo đức truyền thống

1.1.3. Phát huy giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam

Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “phát huy” được hiểu là “làm cho cái hay, cái tốt, cái đúng tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [trích theo 25, 1023]. Đó là việc khơi dậy, sử dụng và tăng cường các yếu tố tích cực, tiến bộ và hữu ích trong các sự vật, hiện tượng vào một mục đích nào đó. Phát huy là một quá trình

liên tục từ thấp đến cao, gắn với cái hay, cái đúng, cái tốt được nảy nở và gia tăng không ngừng, gắn với sự loại bỏ cái không hay, cái lỗi thời, lạc hậu.

Phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chính là làm cho mặt tốt, mặt tích cực của các giá trị đạo đức truyền thống như yêu nước; đoàn kết; cần cù, sáng tạo trong lao động; lòng nhân ái; hiếu học được lan tỏa vào đời sống xã hội làm cho đời sống này ngày một phát triển. Nhưng để các giá trị đạo đức truyền thống phát huy hết khả năng của mình chúng ta cần thực hiện như thế nào? Điều đó sẽ phụ thuộc công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhận thức các giá trị đạo đức truyền thống đến với người dân.

Như chúng ta đã biết, giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của dân tộc, vì vậy, việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống cần được thực hiện liên tục, một cách có hiệu quả. Hiện nay, chúng ta đã và đang thực hiện nhiều phong trào vận động, tuyên truyền, giáo dục nhận thức giá trị đạo đức truyền thống để khơi dậy những hiệu quả mà các giá trị này đã đạt được trong quá khứ. Chẳng hạn, giá trị đạo đức truyền thống tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam trước kia là truyền thống đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, ngày nay, chúng ta phát huy tinh thần yêu nước chính là phát huy sức mạnh của cả dân tộc vào công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, nhân dân có cuộc sống hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhưng để đạt được mục đích đó chúng ta cần có những phương pháp phù hợp, vận động, tuyên truyền, giáo dục để người dân nhận thức tầm quan trọng của việc phát huy tinh thần yêu nước. Để những giá trị đó phát huy hiệu quả trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần chú trọng biện phát phát huy để không những giữ vững bản chất của giá trị mà có thể bổ sung thêm nội dung mới vào các giá trị cho phù hợp với điều kiện thực tại, có như vậy, mới đạt hiệu quả gia tăng tối đa các giá trị đạo đức truyền thống đó.

Vậy thực chất của phát huy giá trị đạo đức truyền thống là khơi dậy, khai

đồng thời đó là quá trình bổ sung, lựa chọn nội dung giá trị đạo đức truyền thống mới phù hợp với sự phát triển của kinh tế - xã hội và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm “phát huy”, chúng ta so sánh khái niệm “phát huy” với “phát triển”. V.I.Lênin viết hai quan niệm cơ bản về sự phát triển (sự tiến hóa): “sự phát triển coi như là giảm đi và tăng lên, như là lặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặt đối lập.

Với quan niệm thứ nhất về sự vận động, sự tự vận động, động lực của nó, nguồn gốc của nó, động cơ của nó nằm trong bóng tối. Với quan niệm thứ hai sự lưu ý chủ yếu lại hướng chính vào sự nhận thức nguồn gốc của tự vận động.

Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn, khô khan, quan niệm thứ hai là sinh động. Chỉ có quan niệm thứ hai mới cho ta là chìa khóa của sự tự vận động của tất cả mọi cái đang tồn tại, chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những bước nhảy vọt, của sự gián đoạn của tính phiến diện, sự chuyển hóa thành mặt đối lập, sự tiêu diệt cái cũ và nảy sinh cái mới” [27, 379].

Quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, “phát triển” là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Theo đó phát triển chỉ bao quát xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ.

Phát triển không chỉ đơn thuần là sự tăng lên về lượng hay sự tiến hóa mà phát triển là sự thống nhất giữa thay đổi về lượng và những bước nhảy vọt về chất. Do có sự tác động của quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất này, sự phát triển của sự vật, hiện tượng biểu hiện ra như một quá trình biện chứng thống nhất mang tính liên tục và đứt đoạn, giữa tiệm tiến và nhảy vọt. Đặc trưng quan trọng của phát triển là sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Cái mới ra đời không phải là sự đoạn tuyệt hoàn toàn cái cũ, mà luôn kế thừa một cách có chọn lọc những yếu tố tích cực của cái cũ, cải tạo nó cho phù hợp với cái mới. Nói cách khác, phát triển luôn chịu sự chi phối của quy luật phủ định biện chứng.

Trong khi đó, như chúng ta đã phân tích ở trên, phát huy là làm cho cái hay, cái tốt, cái đúng lan tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm. Phát huy là một quá trình liên tục từ thấp đến cao, gắn với cái hay, cái đúng, cái tốt được nảy nở và gia tăng không ngừng, gắn với sự loại bỏ cái không hay, cái lỗi thời, lạc hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị đạo đức truyền thống việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiên nay (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)