Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.6. Đánh giá hiệu quả của phân bón hữu cơ trên rau xà lách
LÁCH
4.6.1. Hiệu quả của phân bón hữu cơ đến sinh trưởng và phát triển của rau xà lách xà lách
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của rau xà lách (sau 25 ngày trồng) được thể hiện ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh tái chế đến sinh trưởng và phát triển của rau xà lách
Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá/ cây (cái) Độ rộng lá (cm) Độ dài lá (cm) Khối lượng (g/cây) Tỷ lệ sâu bệnh (%) CT1 10,00 10,00 8,00 10,00 180,00 10,00 CT2 14,00 14,00 10,00 12,00 208,00 6,67 CT3 18,00 17,00 15,00 17,00 222,00 2,00 LSD0,05 1,73 3,42 1,10 2,77 15,84 1,00 CV% 5,5 11,0 4,4 9,4 3,4 7,1 Ghi chú: CT1: Đối chứng CT2: Bón phân hóa học CT3:Bón phân hữu cơ vi sinh
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây trồng cho thấy: Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng tăng cường sinh trưởng và phát triển của rau và giảm tỷ lệ sâu bệnh hại so với rau ở công thức không bón phân hoặc bón phân hóa học, cụ thể:
- Chiều cao cây: Chiều cao cây ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh cao gấp 1,8 lần so với công thức đối chứng và 1,3 lần so với công thức có bón phân hóa học.
- Số lá/cây: Số lá trên cây ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh cao hơn đối chứng là 41%, cao hơn công thức có bón phân hóa học là 18%.
- Độ rộng lá: Độ rộng lá ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh cao gấp 1,9 lần so với đối chứng và gấp 0,5 lần so với công thức có bón phân hóa học.
- Độ dài lá: Độ dài lá ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh cao hơn đối chứng trắng là 41%, cao hơn công thức có bón phân hóa học là 29%.
- Khối lượng: Khối lượng cây ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh đạt 222 (g/cây), cao hơn đối chứng trắng là 18%, cao hơn đối chứng có bón phân hóa học là 5%.
- Tỷ lệ sâu bệnh: Ở công thức có bón phân hữu cơ vi sinh, tỷ lệ sâu bệnh hại chỉ chiếm 2%, giảm 5 lần so với đối chứng không bón phân và giảm 3,3 lần so với công thức có bón phân hóa học.
Sự sai khác giữa các công thức xét ở cả 6 chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
của rau xà lách đều là sai khác có ý nghĩa ở mức LSD5%. Như vậy, hiệu quả của
phân hữu cơ trên cây rau ăn lá là tương đối rõ, giúp tăng năng suất cây trồng và giảm tỷ lệ sâu bệnh hại. Sở dĩ như vậy là vì ở công thức thí nghiệm bón phân hữu cơ có sự tham gia của các chủng giống VSV hữu ích, chúng giúp phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ khó tan trong đất thành những chất dễ tiêu mà cây trồng có thể hấp thụ được. Hơn nữa, cùng với các chủng giống VSV có sẵn trong phân bón hữu cơ, nó kích thích khu hệ VSV trong đất phát triển theo chiều hướng có lợi cho cây trồng, giúp bảo vệ cây trồng chống lại loài sâu bệnh nên tỷ lệ sâu bệnh hại cây ở công thức có bón phân hữu cơ giảm hơn rất nhiều.
Kết quả thí nghiệm trong nghiên cứu này, khá tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thao và cs. (2015), thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học sau tái chế từ bã thải nấm và phân gà trên rau cải chíp đã chỉ ra việc sử dụng phân bón hữu cơ có tác dụng rất tốt tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Hình 4.4. Cây rau ăn lá ở 3 công thức sau 25 trồng 4.6.2. Hiệu quả của phân bón hữu cơ đến tính chất của đất 4.6.2. Hiệu quả của phân bón hữu cơ đến tính chất của đất
Bên cạnh tác dụng tốt đối với cây trồng, phân hữu cơ còn có tác dụng cải tạo đất, VSV trong phân hữu cơ giúp chuyển hóa các hợp chất khó tan trong đất thành dễ tan, giúp cây sử dụng dễ hơn và cải thiện tính chất đất tốt hơn. Kết quả tính chất đất sau thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.14.
Bảng 4.14. Chất lượng đất sau thí nghiệm
Chỉ tiêu Chất lượng đất sau thí nghiệm
CT1 CT2 CT3 N (ts) (%) 0,19 0,24 0,25 P2O5 (ts) (%) 0,17 0,18 0,22 K2O (ts) (%) 2,73 2,77 2,96 P2O5 (dt) (mg/100g) 24,1 28,9 40,1 K2O (dt) (mg/100g) 15,2 15,8 26,5 VSVTS (CFU/g) 1,19x107 5,5x108 3,8x109 VSV phân giải xenlulo (CFU/g) 5,1x105 2,6x106 4,6x108 VSV phân giải lân (CFU/g) 5,4x103 6,5x103 7,3x105
Kết quả phân tích bảng 4.14 cho thấy: Thành phần dinh dưỡng N, P, K tổng số; P, K dễ tiêu; VSVTS, VSV phân giải xenlulo và VSV phân giải lân ở công thức có bón phân hữu cơ vi sinh đều cao hơn so với công thức có bón phân hóa học và công thức đối chứng. Điển hình như hàm lượng Pdễ tiêu ở
công thức có bón phân hữu cơ vi sinh đạt 40,1 (mg/100g) cao gấp 1,7 lần so với công thức không bón phân và gấp 1,4 lần so với công thức có bón phân hóa học. Hàm lượng K dễ tiêu ở công thức có bón phân hữu cơ vi sinh đạt 26,5 (mg/100g) đều cao gấp 1,7 lần so với công thức không bón phân và công thức có bón phân hóa học. Sở dĩ như vậy là vì đối với công thức có bón phân hữu cơ vi sinh dưới tác dụng của các giống VSV hữu ích giúp phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ thành các chất dễ tiêu giúp cây rau có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời, sự có mặt của các hệ VSV có trong phân bón hữu cơ làm kích thích khu hệ VSV vốn có trong đất phát triển theo chiều hướng có lợi nên hàm lượng VSVTS, VSV phân giải lân và VSV phân giải xenlulo ở công thức có bón phân hữu cơ vi sinh đều cao hơn đối chứng và công thức có bón phân hóa học. Trong đó, hàm
lượng VSV tổng số ở công thức có bón phân hữu cơ vi sinh tăng 3,7x109 (CFU/g)
so với công thức không sử dụng phân bón.
Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu
trước đó của Đinh Thị Bưởi (2015), “Phân lập và tuyển chọn giống vi sinh vật dùng để sản xuất chế phẩm sinh học xử lý bã nấm và phân gà thành phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn” đã chỉ ra tác dụng của phân bón hữu cơ trên đất trồng rau cải chíp được cải thiện rất nhiều về hàm lượng dinh dưỡng N, P, K dễ tiêu do VSV phân hủy và chuyển hóa các hợp chất khó tiêu thành dễ tiêu, giúp tăng cường hàm lượng dinh dưỡng cho cây và cải tạo đất trồng trọt.