Qua hình 4.3 cho thấy quá trình ủ phân từ bã sắn sau lên men được thực hiện trong 25 ngày và diễn biến thay đổi nhiệt độ theo các ngày theo dõi khác nhau. Bã thải sau lên men được tiến hành ủ mức nhiệt độ nền là 35ºC, sau 10 ngày ủ nhiệt độ tăng cao lên tới 56ºC. Tại mức nhiệt độ cao các VSV có khả năng gây bệnh sẽ bị tiêu diệt (E.Coli, Samonella,…), còn các VSV tuyển chọn sẽ càng dễ phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ do khả năng bền nhiệt và sinh enzym ngoại bào. Nhiệt độ giảm dần từ ngày thứ 10 và giảm đến mức độ nhiệt độ thường là 28 ºC vào ngày thứ 15 và quá trình ủ kết thúc vào ngày thứ 25.
Như vậy, dưới sự hoạt động của vi sinh vật tồn tại trong bã thải sau lên men và những chủng giống VSV được bổ sung trong quá trình ủ, bã thải sau lên men có những biến đổi về màu sắc, mùi và nhiệt độ sau các giai đoạn ủ rõ rệt. Khi nhiệt độ đưa về mức nhiệt độ thường, bã thải sau khi ủ tạo thành phân bón hữu cơ có màu nâu, tơi xốp và không mùi.
4.5.3. Đánh giá chất lượng phân bón hữu cơ tái chế
Kết quả phân tích ở bảng 4.12 cho thấy hàm lượng dinh dưỡng của đống ủ thí nghiệm có sự tham gia của các chủng giống VSV đều cao hơn so với đống ủ đối chứng, đồng thời các loại VSV gây hại như E.Coli không còn
nữa. Và so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, chất lượng phân tái chế từ bã thải sau lên men không những đạt tiêu chuẩn chất lượng phân bón hữu cơ mà còn đạt tiêu chuẩn chất lượng phân bón hữu cơ theo TCVN (Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT). Vì vậy, phân hữu cơ vi sinh tái chế này đạt chất lượng được phép sử dụng.
Bảng 4.12. Chất lượng của phân bón hữu cơ
STT Thông số Đối chứng Thí nghiệm TCVN
1 Độ ẩm (%) 21 20,3 ≤ 22% 2 OC% 20,2 23,8 ≥22% 3 Nts % 2,83 3,27 ≥2,5% 4 Kts % 2,23 2,93 - 5 Pts % 3,56 5,45 - Pdt (mg/100g) 7,46 12,92 6 Kdt (mg/100g) 6,12 10,25 - 7 E.Coli (CFU/25g) 2,5x102 0 0 8 VSV phân giải xenlulo (CFU/g) 2,34x103 3.25x107 ≥106
4.6. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ TRÊN RAU XÀ LÁCH LÁCH
4.6.1. Hiệu quả của phân bón hữu cơ đến sinh trưởng và phát triển của rau xà lách xà lách
Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng của rau xà lách (sau 25 ngày trồng) được thể hiện ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh tái chế đến sinh trưởng và phát triển của rau xà lách
Công thức Chiều cao cây (cm) Số lá/ cây (cái) Độ rộng lá (cm) Độ dài lá (cm) Khối lượng (g/cây) Tỷ lệ sâu bệnh (%) CT1 10,00 10,00 8,00 10,00 180,00 10,00 CT2 14,00 14,00 10,00 12,00 208,00 6,67 CT3 18,00 17,00 15,00 17,00 222,00 2,00 LSD0,05 1,73 3,42 1,10 2,77 15,84 1,00 CV% 5,5 11,0 4,4 9,4 3,4 7,1 Ghi chú: CT1: Đối chứng CT2: Bón phân hóa học CT3:Bón phân hữu cơ vi sinh
Kết quả theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây trồng cho thấy: Phân hữu cơ vi sinh có tác dụng tăng cường sinh trưởng và phát triển của rau và giảm tỷ lệ sâu bệnh hại so với rau ở công thức không bón phân hoặc bón phân hóa học, cụ thể:
- Chiều cao cây: Chiều cao cây ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh cao gấp 1,8 lần so với công thức đối chứng và 1,3 lần so với công thức có bón phân hóa học.
- Số lá/cây: Số lá trên cây ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh cao hơn đối chứng là 41%, cao hơn công thức có bón phân hóa học là 18%.
- Độ rộng lá: Độ rộng lá ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh cao gấp 1,9 lần so với đối chứng và gấp 0,5 lần so với công thức có bón phân hóa học.
- Độ dài lá: Độ dài lá ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh cao hơn đối chứng trắng là 41%, cao hơn công thức có bón phân hóa học là 29%.
- Khối lượng: Khối lượng cây ở công thức bón phân hữu cơ vi sinh đạt 222 (g/cây), cao hơn đối chứng trắng là 18%, cao hơn đối chứng có bón phân hóa học là 5%.
- Tỷ lệ sâu bệnh: Ở công thức có bón phân hữu cơ vi sinh, tỷ lệ sâu bệnh hại chỉ chiếm 2%, giảm 5 lần so với đối chứng không bón phân và giảm 3,3 lần so với công thức có bón phân hóa học.
Sự sai khác giữa các công thức xét ở cả 6 chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển
của rau xà lách đều là sai khác có ý nghĩa ở mức LSD5%. Như vậy, hiệu quả của
phân hữu cơ trên cây rau ăn lá là tương đối rõ, giúp tăng năng suất cây trồng và giảm tỷ lệ sâu bệnh hại. Sở dĩ như vậy là vì ở công thức thí nghiệm bón phân hữu cơ có sự tham gia của các chủng giống VSV hữu ích, chúng giúp phân hủy chuyển hóa các chất hữu cơ khó tan trong đất thành những chất dễ tiêu mà cây trồng có thể hấp thụ được. Hơn nữa, cùng với các chủng giống VSV có sẵn trong phân bón hữu cơ, nó kích thích khu hệ VSV trong đất phát triển theo chiều hướng có lợi cho cây trồng, giúp bảo vệ cây trồng chống lại loài sâu bệnh nên tỷ lệ sâu bệnh hại cây ở công thức có bón phân hữu cơ giảm hơn rất nhiều.
Kết quả thí nghiệm trong nghiên cứu này, khá tương đồng so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Thao và cs. (2015), thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ sinh học sau tái chế từ bã thải nấm và phân gà trên rau cải chíp đã chỉ ra việc sử dụng phân bón hữu cơ có tác dụng rất tốt tới sinh trưởng và phát triển của cây trồng.