Ảnh hưởng của nhiệt độ đến điều kiện nhân sinh khối của VSV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý phế phụ phậm sau sản xuất tinh bột sẵn để tạo cồn sinh học và phân bón hữu cơ (Trang 54 - 55)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3. Tuyển chọn các chủng giống vi sinh vật chịu nhiệt có khả năng phân giả

4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến điều kiện nhân sinh khối của VSV

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng, phát triển của các chủng giống vi sinh vật. Mỗi giống vi sinh vật khác nhau sẽ có những mức nhiệt độ tối ưu khác nhau để sinh trưởng và phát triển. Để xác định nhiệt độ thích hợp cho quá trình nhân sinh khối các chủng giống vi sinh vật sử dụng trong nghiên cứu, đề tài đã tiến hành nhân sinh khối các chủng giống vi sinh vật được lựa chọn ở các mức nhiệt độ khác nhau. Kết quả kiểm tra mật độ tế bào các giống vi sinh vật được thể hiện trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh trưởng và phát triển của VSV

STT Tên chủng giống VSV Số lượng khuẩn lạc (CFU/mlx10

8 ) 28ºC 30ºC 35ºC 30ºC 45ºC 1 Aspergillus niger 9,2 14,3 14,0 7,9 3,6 2 Bacillus subtilis 12,3 11,8 8,6 7,5 0,4 3 Mucor 13,0 14,0 10,9 6,5 3,2 4 Streptomyces 12,0 12,5 12,2 11,8 11,5 5 Saccharomyces sp1 13,8 14,1 13,1 2,9 1,5 6 Saccharomyces sp2 14,5 14,2 14,0 8,8 5,5 7 S. cerevisiae 12,7 13,8 6,6 3,0 1,9

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Đối với tổ hợp giống VSV 1 có 3 giống là

Aspergillus niger, Mucor, Streptomyces sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện nhiệt độ 30ºC, riêng giống Bacillus subtilis sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở điều kiện 28ºC, nhưng mật độ tế bào chênh lệch không quá lớn so với nuôi cấy ở điều kiện 30ºC. Vì vậy, lựa chọn nhiệt độ tối ưu nhất cho tổ hợp giống VSV 1

là 30ºC. Đối với tổ hợp giống VSV 2 có khoảng nhiệt độ thích hợp là 28 – 30ºC,

nhưng hai trong ba giống là Saccharomyces sp1S. Cerevisiae có nhiệt độ tối

ưu là 30 ºC nên điều kiện nhiệt độ lựa chọn để nhân sinh khối cho tổ hợp giống VSV 2 cũng là 30ºC.

4.3.3. Ảnh hưởng của lưu lượng cấp không khí đến điều kiện nhân sinh khối của VSV

Mỗi một chủng loại vi sinh vật đều có nhu cầu sử dụng oxy khác nhau, oxy tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Do vậy việc xác định nồng độ oxy phù hợp cho sinh trưởng của vi sinh vật là rất cần thiết. Các chủng giống vi sinh vật được lựa chọn nhân sinh khối trong điều kiện các mức không khí được sục vào lần lượt là: 0,6; 0,7; 0,8; 0,9; 1,0 (lít không khí/lít môi trường/phút). Các yếu tố giữ cố định là: pH = 6, nhiệt độ 30ºC, tốc độ cánh khuấy 200 vòng/phút. Kết quả được thể hiện như bảng 4.7.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của lưu lượng cấp khí đến sinh khối VSV

STT Tên chủng giống VSV Mật độ tế bào (CFU/ml)

0,6 0,7 0,8 0,9 1,0

1 Bacillus subtilis 0,9 11,5 6,7 4,5 2,8

2 Saccharomyces sp1 3,0 14,1 14,8 6,0 2,8

3 Saccharomyces sp2 3,5 14,5 14,2 7,2 3,8

4 S. cerevisiae 1,7 13,6 13,8 5,6 1,2

Từ kết quả bảng 4.7 cho thấy giống Bacillus subtilis sinh trưởng và phát

triển tốt nhất ở điều kiện cấp khí vào là 0,7 (lít không khí/lít môi trường/phút) và mật độ tế bào VSV giảm nhiều khi thay đổi ở các mức điều kiện cấp khí khác.

Đối với 3 giống nấm men (Saccharomyces sp1, Saccharomyces sp2, S.

Cerevisiae) sinh trưởng phát triển tốt nhất ở điều kiện cấp khí vào từ 0,7 – 0,8 (lít không khí/lít môi trường/phút). Như vậy, sự lựa chọn lưu lượng cấp khí tối ưu nhất cho cả 4 giống VSV trên là 0,7 (lít không khí/lít môi trường/phút).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý phế phụ phậm sau sản xuất tinh bột sẵn để tạo cồn sinh học và phân bón hữu cơ (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)