Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.4. Thử nghiệm tiền xử lý nguyên liệu (phế thải sau sản xuất tinh bột sắn) và
XUẤT TINH BỘT SẮN) VÀ LÊN MEN TẠO CỒN SINH HỌC, XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ SINH CỒN
Quá trình lên men phế phụ phẩm sau sản xuất tinh bột sắn để tạo cồn sinh học được thực hiện theo quy trình lên men sơ bộ (hình 4.2) theo Nguyễn Thị Minh và cs. (2012) (Phụ lục 1).
Với kết quả tuyển chọn được 7 loại VSV hữu ích được chia thành 2 tổ hợp giống vi sinh vật:
- Tổ hợp VSV 1: Hỗn hợp các giống xạ khuẩn (Streptomyces sp), vi khuẩn (Bacilus subtilis) và nấm mốc (Mucor, Aspergillus niger).
- Tổ hợp VSV 2: Hỗn hợp các giống nấm men (Saccharomyces sp1,
Saccharomyces sp2, Saccharomyces cerevisie).
Các chủng giống vi sinh vật được bổ sung gián đoạn trong quá trình lên men cồn phù hợp với quy trình lên men (Nguyễn Thị Minh và cs., 2012).
Sau lên men, đánh giá các chỉ tiêu dinh dưỡng và tỷ lệ cồn tạo thành, kết quả được thể hiện trong bảng 4.10.
Bảng 4.10. Hiệu quả lên men cồn sinh học từ phế phụ phẩm sau sản xuất tinh bột sắn nhờ VSV
CT Hàm lượng tổng số (%) Hàm lượng cồn (g/100g) pH OC P2O5 K2O 1 6,5 29,91 3,28 2,14 0,13 2 5,8 23,24 5,47 2,82 2,56 LSD 5% 4,98 0,65 0,68 0,36 CV % 5,4 4,3 7,9 7,7
Kết quả bảng 4.10 cho thấy: Hàm lượng OC, P2O5, K2O của CT 2 cao hơn
so với công thức 1 và các số liệu phân tích đều có ý nghĩa thống kê với LSD5%.
Sở dĩ có sự sai khác như vậy là do ở CT 2 có sự tham gia của các chủng giống VSV, chúng giúp phân hủy chuyển hóa các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản và đường là cơ chất cho quá trình lên men tạo điều kiện tăng sinh khối của các chủng giống VSV. Đồng thời hàm lượng cồn tạo thành ở CT 2 đạt 2,56 (g/100g) gấp 20 lần so với CT1.
So sánh với kết quả nghiên cứu trước đây về “Nghiên cứu quá trình lên men phế thải sau thu hoạch bằng tổ hợp VSV” của Nguyễn Thị Minh và cs. (2012) cho thấy kết quả của nghiên cứu này cho hàm lượng cồn cao gấp 1,6 lần. Sự sai khác này là do nguyên liệu đầu vào là bã thải sau sản xuất tinh bột sắn có hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt là tinh bột cao hơn so với các loại phế thải nông nghiệp sau thu hoạch, phù hợp làm cơ chất cho VSV lên men tạo cồn sinh học.
4.5. CHẤT LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ VI SINH TÁI CHẾ SAU LÊN MEN 4.5.1. Quy trình ủ phân hữu cơ vi sinh