Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của người sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định giai đoạn 2012 2016 (Trang 87 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của người sử

QUYỀN CỦA NGƢỜI SỬ DỤNG ĐẤT Ở TẠI HUYỆN TRỰC NINH

4.4.1. Giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức pháp luật về đất đai cho ngƣời sử dụng đất

- Tăng cường hơn nữa các công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai cho nhân dân trên địa bàn huyện Trực Ninh nhằm giúp người dân hiểu rõ được tầm quan trong và có ý thức chấp hành các quy định pháp luật về đất đai.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tới người dân còn nhiều bất cập, một bộ phận người dân và thậm chí cả những cán bộ ở cơ sở còn chưa nắm bắt được đầy đủ quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đất đai nói chung và trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất nói riêng. Do đó, ngoài việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin, cần xây dựng cơ sở dữ liệu pháp luật về đất đai theo các chủ đề phù hợp với nội dung quản lý nhà nước về đất đai để cung cấp cho các địa phương.

- Có một trường hợp công dân có thái độ hợp tác với công chức, viên chức trong quá trình thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì vẫn còn các trường hợp công dân chưa có thái độ hợp tác tốt vì thế cần tuyên truyền và phổ biến

pháp luật về đất đai cho các công dân này một cách đặc biệt có thể là một buổi học hay tập huấn về luật đất đai để công dân có thái độ hợp tác tốt hơn với các công chức và viên chức để thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

- Qua công tác tuyên truyền giúp người dân hiểu rõ các bước thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai giúp người dân chủ động hơn trong khi làm các thủ tục hành chính.

- Ban hành những tài liệu, văn bản một cách dễ hiểu, gọn gàng, có tính minh họa cao để người dân dễ dàng hiểu và tiếp thu các kiến thức pháp luật.

- Có chế tài sử phạt hành chính đối với các trường hợp thực hiện quyền không làm thủ tục tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.4.2. Giải pháp tăng cƣờng khả năng tiếp cận thủ tục hành chính đối với ngƣời sử dụng đất

- Công khai các thủ tục hành chính phải thực hiện của người dân khi thực hiện các quyền sử dụng đất tại UBND các xã, thị trấn để người dân không phải đi xa hay lên tận chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai của huyện để hỏi về các thủ tục hành chính.

- Tổ chức các hoạt động, các trò chơi mang tính chất tập thể về việc phổ biến luật đất đai để người dân có hứng thú hơn trong việc tìm hiểu và tiếp cận pháp luật về đất đai.

- Các thủ tục hành chính phải thực hiện của người dân khi thực hiện các quyền sử dụng đất cần được đưa lên các phương tiện truyền thông như đài, báo, truyền hình hay in lên áp phích, ban nơ, tờ rơi để người dân tiếp cận một cách dễ dàng hơn

- Đưa các thủ tục hành chính phải thực hiện lên các trang web của sở, văn phòng sở, UBND huyện để người dân có thể truy cập tìm kiếm nhanh chóng.

4.4.3. Giải pháp về đầu tƣ cho con ngƣời và cơ sở vật chất

- Cải thiện, nâng cấp, mở rộng các trụ sở cơ quan, đơn vị sự nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu về diện tích, không gian hoạt động phục vụ cho các hoạt động hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai và trong thực hiện quyền của người sử dụng đất. Đầu tư trang thiết bị, hệ thống máy tính và mạng internet phục vụ cho các hoạt động công vụ của cán bộ, viên chức tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Cần quan tâm hơn nữa về ngân sách chi cho công tác quản lý đất đai đặc biệt là công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người sử dụng đất thực hiện quyền sử dụng đất được thuận lợi hơn.

Cần có quy định dành một tỷ lệ nhất định trong nguồn thu tài chính từ đất đai để đầu tư trực tiếp cho công tác quản lý đất đai của địa phương như đào tạo nguồn nhân lực, mua sắm trang thiết bị, cung cấp thông tin, tài liệu chuyên môn, pháp luật, internet... chế độ khen thưởng.

- Trong giai đoạn tới UBND huyện Trực Ninh cần đề xuất với UBND tỉnh Nam Định xem xét về việc tăng chỉ tiêu tuyển dụng cán bộ, viên chức trong lĩnh vực quản lý đất đai (11 người) nhằm đáp ứng yêu cầu về số lượng cán bộ, viên chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý đất đai nói chung và việc thực hiện các quyền sử dụng đất nói riêng.

- Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý đất đại đặc biệt là địa chính xã còn kém nên cần có các khóa học đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho những cán bộ này.

4.4.4. Giải pháp về chính sách

- Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các phòng ban tránh chồng chéo, các bước thực hiện thủ tục hành chính cần được loại bỏ để tránh lặp để người sử dụng đất thực hiện các quyền được thuận tiện, việc thẩm định được nhanh chóng.

- Căn cứ vào khung giá đất nhà nước, tiến hành cập nhật thường xuyên giá đất thực tế tại địa phương nhằm xây dựng cơ chế định giá đất phù hợp với thực tế làm cơ sở tính thuế chuyển quyền khi các chủ sử dụng đất thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất giúp hạn chế việc kê khai không đúng thực tế.

- Công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: xác định rõ địa chỉ, vị trí, ranh giới thửa đất thuộc dự án đầu tư, người sử dụng đất không được sử dụng vào mục đích khác.Quy hoạch sử dụng đất phải đi trước một bước, hoạch định rõ ràng các các khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất s có kế hoạch sử dụng đất hợp lý yên tâm chuyển nhượng cũng như thực hiện các QSDĐ khác để đầu tư phát triển.

- Qua điều tra nhận thấy thủ tục hành chính còn phức tạp nên huyện cần tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính để người sử dụng đất thực hiện các quyền được thuận tiện, nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định giai đoạn 2012 2016 (Trang 87 - 90)