Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu qua 1 số năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định giai đoạn 2012 2016 (Trang 49 - 51)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2016

1/ Tăng trưởng kinh tế (Giá hiện hành) Tr. đồng 585.860 1.200.00 0 2/ Tốc độ tăng trưởng % 100 100 - Nông nghiệp - thuỷ sản “ 3,5 5,2 - Công nghiệp, xây dựng “ 10,0 17,3

- Dịch vụ “ 6,0 9,1

3/ Cơ cấu % 100 100

- Nông, ngư nghiệp “ 53,0 33,3 - Công nghiệp, xây dựng “ 18,0 35,6

- Dịch vụ “ 29,0 31,1

4/ Thu nhập bình quân đầu người (Giá hiện hành)

Tr đồng/năm 3,1 14,0

b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trực Ninh không chỉ tiếp tục giữ vững truyền thống thâm canh, mà còn thay đổi tập quán canh tác trong sản xuất lúa, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ, thuỷ sản phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp thuỷ sản năm 2016 đạt 419 tỷ đồng.

Hoạt động dịch vụ nông nghiệp

Là một trong những ngành kinh tế chủ lực, hoạt động dịch vụ nông nghiệp đang có bước chuyển mình phát triển mạnh m . Các hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nay càng có thêm cơ hội thành công nhờ nguồn vốn từ Dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp - nguồn hỗ trợ tài chính thiết thực.

Dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp chuyên cung cấp các thiết bị máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp như: Máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa; Máy xay sát, máy t hạt, máy bơm nước; máy nổ, động cơ...

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 714.000 triệu đồng, đạt 189%, giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 120 tỷ đồng. Các ngành như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp được trú trọng phát triển, song chủ yếu với quy mô nhỏ dưới hình thức tổ hợp, hộ gia đình.

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng CN-TTCN của huyện thường đạt 17,3%/năm. Năm 1997, huyện mới có 16 doanh nghiệp thì đến năm 2016 đã có 250 doanh nghiệp, số lao động làm việc tại các doanh nghiệp tăng từ 754 lao động lên gần 7.500 lao động, giá trị sản xuất CN-TTCN tăng từ 44,7 tỷ đồng lên 887 tỷ đồng, tăng 19,9 lần. Giá trị hàng xuất khẩu tăng từ 11 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng. Đến nay, số lao động trong ngành CN-TTCN và dịch vụ đạt gần 40 nghìn lao động, chiếm 41% lực lượng lao động của huyện.

Tình hình sản xuất ở các địa phương: Hầu hết các địa phương đều có nghề thủ công và các ngành nghề khác nhau; tuy vậy, đến nay có 09 làng nghề tập trung ở 6 xã, thị trấn là: Nghề dệt Trực Chính; dệt Cự Trữ, Nhự Nương, ươm tơ Cổ Chất - Phương Định, thêu ren và chế biến gỗ Trung Lao, mây tre đan An Mỹ - Trung Đông, nghề đan vó Hạ Đồng - Trực Đạo, nghề đan cót Ngọc Đông - Trực Thanh, nghề kéo sợi PE - Trực Hùng, còn một số xã tuy có nghề thủ công song còn nhỏ lẻ, manh mún là: Trực Thắng, Trực Thái, Trực Mỹ, Trực Hưng… Các ngành nghề thủ công tuy có giá trị doanh thu không lớn nhưng sản xuất tương đối ổn định và giải quyết được nhiều lao động nông thôn.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bình quân 9,1%/năm. Sản phẩm dịch vụ khá đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá hiện hành năm 2016 là 725.271 triệu đồng. Hoạt động xúc tiến thương mại và công tác quản lý thị trường được tăng cường;

Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ gồm: + 88 doanh nghiệp kinh doanh vận tải;

+ 59 doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ; + 4 doanh nghiệp thuỷ sản - môi trường;

+ 9 HTX tín dụng.

* Dân số và nguồn nhân lực

- Dân số của Trực Ninh năm 2016 là 176.807 người, đứng thứ 7 trong

tỉnh (1.830.023 người). Mật độ dân số là 1.232 người/km2 cao hơn mật độ dân

số tỉnh 1.108 người/km2, vùng Đồng bằng sông Hồng 930 người/km2 và toàn

quốc 256 người/km2.Dân số, dân cư phân bố không đều. Nơi có mật độ dân cư

tập trung đông như Phương Định, Trực Chính, TT. Cổ Lễ, Trực Phú là những xã nông nghiệp phát triển mạnh, kết hợp với các nghề thủ công truyền thống.

- Về cơ cấu dân số chia theo giới tính nam 88.195 người chiếm 49,9%, nữ 88.509 người chiếm 50,1%.

- Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị và nông thôn: Dân số thành thị năm 2016 là 23.766 người, chiếm 10% tổng dân số, tăng 13.023 người so với năm 2012, dân số khu vực nông thôn là 152.938 người giảm 17.069 người so với năm 2012. Tuy nhiên về cơ cấu dân số thành thị của huyện vẫn còn thấp (10%) so với tỉnh 17,8% vùng Đồng bằng sông Hồng 29,2% biểu hiện mức độ phát triển công nghiệp, dịch vụ của huyện còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định giai đoạn 2012 2016 (Trang 49 - 51)