Một số chỉ tiêu dân số, nguồn nhân lực giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định giai đoạn 2012 2016 (Trang 51 - 62)

Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2016

1. Dân số Người 180.650 176.807

- Mật độ dân số Ng/km2 1.121 1.232 - Dân số đô thị Người 10.743 23.766 - Tỷ lệ đô thị hoá % 6,0 13,5

2. Tỷ lệ sinh %o 14,35 16,21

- Mức giảm tỷ lệ sinh %o 5,7 5,6 - Tỷ lệ tăng tự nhiên %o 8,58 10,61

3. Nguồn lao động Người 91.713 107.705

- NLĐ/Dân số % 51 60

a. Số người trong độ tuổi có khả

năng LĐ Người 98.895 107.856 b. Lao động làm việc trong các

ngành kinh tế QD Người 91.713 107.705 c. Cơ cấu lao động % 100 100 - Nông lâm thuỷ sản % 63,46 62,63 - Công nghiệp, xây dựng % 21,51 24,28

- Dịch vụ % 15,03 13,09

* Lao động, việc làm

* Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế:

- Năm 2016 huyện Trực Ninh có 109.711 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lượng lao động, chiếm 60% tổng dân số. Cả huyện có 1.382 người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực lao động, chiếm 75,5% tổng dân số.

* Phân phối nguồn lao động:

Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 107.705 người;

Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học 10.050 người; Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không làm việc 566 người; Số người trong độ tuổi có khả năng lao động không có việc làm 1327 người.

d. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông

Diện tích giao thông của huyện là 814 ha, chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Đường bộ

* Quốc lộ: QL 21 đoạn qua huyện Trực Ninh 9 km, đã hoàn thành trong dự án QL21.1 chương trình WB4 quy mô cấp III đồng bằng năm 2010.

* Tỉnh lộ: Trên địa bàn huyện có 4 tuyến đường tỉnh cụ thể như sau:

- Đường tỉnh 488B (53A+53B+480 cũ): Từ ngã ba Ngặt Kéo (km167+850 QL21) đến xã Trực Thuận (giao với đường 490C) dài 18,2.

- Đường tỉnh 486B (56 cũ): Từ Mỹ Lộc (km137+500 QL21A) đến cống Cồn Nhất (thị trấn Ngô Đồng - Giao Thuỷ) dài 65,7 km. Qua huyện Trực Ninh khoảng 7 km.

- Đường tỉnh 488: Từ Cầu Vòi (km155 QL21) đến trung tâm thị trấn Thịnh Long dài 39,3km, qua 3 huyện Nam Trực, Trực Ninh và Hải Hậu.

- Đường tỉnh 490C (55 cũ): Từ chân cầu Đò Quan đến Nam Điền dài 55,2 km đi qua Trực Ninh 1km. Hiện đã được nâng cấp theo tiêu chuẩn cấp III ĐB.

* Giao thông nông thôn:

Đường GTNT bao gồm đường huyện, đường xã và đường thôn xóm. Tính đến 31/12/ 2010 tổng chiều dài đường GTNT là 770,3 km, trong đó đường huyện

26.4 km, đường xã - liên xã 225,7 km và đường thôn xóm 518 km được phân theo loại mặt đường như sau:

- Mặt đường nhựa, BTXM: Dài 656 km chiếm 85%; - Mặt đường đá dăm, cấp phối: Dài 17,3 km chiếm 2,2%; - Mặt đường gạch, đất: Dài 97,3 km chiếm 12,8%.

Về mạng đường: Mạng đường giao thông nội đồng huyện Trực Ninh phân bố tương đối đều. Tuy nhiên, nếu tách riêng đường thôn xóm thì thấy rằng mật độ đường huyện và đường xã gần trung tâm đô thị có mật độ cao hơn.

Về chất lượng đường: Hầu hết đường huyện, đường xã đạt tiêu chuẩn cấp VI trở xuống đặc biệt đường xã đều có chiều rộng nền đường nhỏ hơn 6m, mặt đường 2-3 m; đường thôn xóm chưa được vào cấp kỹ thuật.

* Đường sông

Vận tải bằng đường thuỷ có nhiều lợi thế, vận chuyển khối lượng lớn và giá thành rẻ. Huyện có mạng lưới vận chuyển bằng đường sông tuy lớn nhưng chưa khai thác hết năng lực. Các sông địa phương quản lý hầu hết có các cống ngăn mặn của thủy lợi nên hạn chế tĩnh không đối với loại tàu > 100T, những sông này chủ yếu phục vụ vận tải cự ly ngắn trong từng huyện.

Cảng, bến:

Bến bãi của Trực Ninh có 10 bến và các bến lưu động chiếm diện tích không lớn, do địa phương quản lý (bao gồm huyện và các doanh nghiệp) trong đó chủ yếu là bến của các cơ sở sửa chữa đóng mới phương tiện thủy và bến bốc vật liệu xây dựng. (Hầu hết các bến chưa được đầu tư công trình bến, bãi, chỉ dựa vào tự nhiên để khai thác) để phục vụ trung chuyển hành khách, hàng hoá, vật liệu xây dựng như cát, đá từ các sông lên. Nhìn chung các bến đang ở trong tình trạng tự phát chưa được đầu tư xây dựng, thiết bị an toàn cho vận chuyển hành khách và hàng hoá chưa đồng bộ.

+ Bến xe: Trực Ninh có 3 bến xe gồm bến xe khách Trực Ninh (TT. Cổ

Lễ) do UBND TT Cổ Lễ quản lý, đạt loại 5 diện tích 1500 m2; Bến Trực Phú do

phòng công thương huyện Trực Ninh quản lý diện tích 1500 m2 và bến Cát Thành 200 m2.

+ Các bến đò ngang: có 8 bến đò (số được thống kê) phần lớn bến chưa có nhà chờ cho khách. Trong số này một số bến đã được cấp phép hoạt động, số còn lại chưa được cấp phép.

* Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi của huyện Trực Ninh nằm trong hệ thống thuỷ lợi của

tỉnh Nam Định do hai công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý (Công ty

khai thác công trình thuỷ lợi Hải Hậu và Trực Ninh). Nước trong hệ thống phụ thuộc vào sông Hồng và sông Ninh Cơ, triều biển, lượng mưa và sự vận hành của hệ thống.

- Hệ thống đê, công trình dưới đê sông

+ Đê hữu Hồng qua Trực Ninh dài 6,4 km, cao trình trung bình 5m đã được kè bảo vệ bờ (kè Mặt Lăng);

+ Đê hữu Ninh dài 23,5 km, cao trình từ 4,2 - 5 m. Đê tả Ninh dài 13,3 km, cao trình từ 4,2 - 5 m. Các đoạn xung yếu có kè bảo vệ bờ như: Lộ Xuyên, Phượng Tường, Đền Ông, Trực Thanh, Bắc Lý;

+ Cống dưới đê sông Hồng và sông Ninh Cơ: Gồm 30 chiếc, là đầu mối điều tiết nước, tưới tiêu phục vụ sản xuất và dân sinh như: Cống Cổ Lễ, cống Văn Lai, cống Bà Nữ, cống Nam Tân, cống Rõng, cống Thốp, cống Trực Cường, cống Sẻ...

o Cấp nước:

Nguồn cung cấp nước nước sạch trên địa bàn huyện gồm nhà máy nước Cổ Lễ, Trung Đông, Cát Thành và Trực Chính. Hiện nay, mạng lưới cấp nước tại huyện Trực Ninh đã được đầu tư phát triển, tỷ lệ nhân dân được sử dụng hệ thống cấp nước khoảng 19% số xã, thị trấn. Còn lại sử dụng nước mưa và nước ngầm tại chỗ.

o Thoát nước:

Hệ thống thoát nước: Đô thị và khu dân cư nông thôn hầu như chưa có việc thoát nước đều xả thẳng trực tiếp ra sông.

* Công trình năng lƣợng

Nguồn cung cấp điện: Hiện nay, huyện được cung cấp điện chủ yếu từ trạm nguồn 220/110 KV Nam Định - E3.7 (công suất 2 x 125 MVA) nằm trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, thông qua đường dây 220 KV Nam Định - Lạc Quần.

Toàn huyện có 3 trạm trung gian; - Trạm trung gian TT Cổ lễ gồm các lộ; - Trạm trung gian Trực Đại gồm 2 lộ; - Trạm trung gian Trực Nội gồm 3 lộ.

* Công trình bƣu chính viễn thông

Ngành bưu chính viễn thông được mở rộng và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, giữ vững thông tin liên lạc, chuyển công văn, thư báo kịp thời. Trên địa bàn huyện đã có bưu điện, các bưu cục, trạm viễn thông và mạng lưới bưu điện văn hoá xã. Đến nay toàn huyện có 3 trạm bưu điện huyện và 21 điểm bưu điện văn hoá xã, 21.172 số thuê bao điện thoại cố định và di động trả sau; bình quân 12 máy điện thoại/100 người dân. Thuê bao INTERNET 1.936 máy.

*Giáo dục và đào tạo

Mạng lưới giáo dục của huyện gồm có:

- Hệ phổ thông trung học gồm 4 trường với 143 phòng học nhà cao tầng và 1 trường PTTH dân lập 19 phòng, 305 giáo viên, 6.437 học sinh (công lập 5.086 học sinh);

- Hệ thống trường trung học cơ sở gồm 26 trường với 435 phòng học, có 23/26 trường có nhà cao tầng, 737 giáo viên, 11.592 học sinh;

- Hệ thống trường tiểu học gồm 28 trường với 410 phòng học, có 22/28 trường có nhà cao tầng, 614 giáo viên, 13.630 học sinh;

- Hệ thống trường mầm non (mẫu giáo & nhà trẻ) được phân bổ đều trên

các thôn, xóm trong các xã, thị trấn nhưng vẫn chưa đủ sức đón nhận các cháu đến độ tuổi vào học, gồm 28 trường với 221 lớp học, 320 giáo viên, thu hút trên 7.414 cháu;

- Toàn huyện hiện có 82 trường, trong đó có 28 trường mầm non, 28 trường tiểu học, 26 trường THCS đã được kiên cố hóa;

- Cần xây mới và mở rộng thêm một số trường để đảm bảo theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia;

Hiện tại cơ sở vật chất của ngành đã được nâng cấp, trường lớp học khang trang đáp ứng nhu cầu dạy học để các cháu có điều kiện phát triển đầy đủ về thể chất từ khi còn nhỏ.

* Y tế

* Tổ chức y tế:

Trung tâm y tế huyện Trực Ninh với 100 giường bệnh, năm 2016 tăng lên 130 giường bệnh, bao gồm các khoa: Nội, ngoại, sản, nhi, đông y, khu khám cấp cứu, khoa cận lâm sàng.

Nhân lực trong ngành y tế

Toàn ngành y tế huyện Trực Ninh có 242 cán bộ, trong đó ngành y có 212 người làm việc tại bệnh viện, phòng khám và các trạm y tế. Số cán bộ y tế ngành dược 30 người.

Cơ sở vật chất

Bệnh viện huyện Trực Ninh được xây dựng từ năm 70 đến nay nhiều khoa đã xuống cấp, cơ sở vật chất chưa được trang bị hiện đại, các trạm y tế tuy đã được xây dựng mới song trang thiết bị còn lạc hậu;

Về thiết bị: Bệnh viện huyện đã được trang bị máy xét nghiệm, máy điện tim, máy X - quang, máy siêu âm, điện tâm đồ và các dụng cụ y khoa khác đủ đáp ứng cho phẫu thuật các bệnh thông thường;

Đối với các trạm y tế: đã trang bị các thiết bị cấp cứu, dụng cụ y tế để thực hiện các chương trình y tế quốc gia.... Một số trạm đã có hệ thống máy vi tính.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Ngành y tế của huyện đã thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia như tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét, phòng chống các bệnh xã hội, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn. Thành tích về công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân đã được cấp trên ghi nhận: 16/21 xã của huyện được công nhận đạt chuẩn y tế;

Công tác tuyên truyền về dân số, trẻ em, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình tới các xã, thị trấn được quan tâm hơn, đã mang lại các kết quả thiết thực: tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm, các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật được quan tâm. Tuy nhiên tỷ suất sinh tăng cao từ 14,4% năm 2005 lên 16,2% năm 2010;

Công tác quản lý dược và hành nghề y tế tư nhân được chấn chỉnh. Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt vệ sinh môi trường; triển khai các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn.

* Văn hoá xã hội

Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, những năm qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở huyện Trực Ninh đã được đẩy mạnh. Ban chỉ đạo phong trào từ huyện đến cơ sở thường xuyên tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền triển khai thực hiện tốt phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, khu phố văn hoá; trong đó chú trọng các nội dung: Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ ở cơ sở, giúp nhau làm giàu chính đáng, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế; từng bước hoàn thiện nội dung quy chế, các quy định thực hiện nếp sống văn hoá ở khu dân cư phù hợp với quy định của pháp luật; đẩy mạnh tuyên truyền đấu tranh với các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, xây dựng các thiết chế văn hoá và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa thể thao ở cơ sở.

* Thể dục thể thao

Những năm gần đây, phong trào TDTT của huyện Trực Ninh phát triển đa dạng với các môn bóng đá, bóng chuyền, taekwondo, cầu lông, cờ tướng, thái cực trường sinh… thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện. Cơ sở vật chất phục vụ cho tập luyện TDTT được các địa phương tăng cường đầu tư, đáp ứng nhu cầu tập luyện, nâng cao sức khỏe của người dân. 100% số xã, thị trấn trong huyện đều bố trí quy hoạch quỹ đất dành cho hoạt động TDTT.

* Mạng lƣới chợ

Hệ thống chợ có vai trò quan trọng trong việc trao đổi, mua bán hàng hoá của người dân và giữa các địa phương, tạo động lực thúc đẩy sản xuất, kinh tế phát triển. Trực Ninh có 20 chợ phân loại chợ gồm 2 chợ loại II Ninh Cường, chợ Cổ Lễ, còn lại 18 chợ loại III, hoạt động của một số chợ đạt hiệu quả cao cơ bản đáp ứng nhu cầu mua, bán của nhân dân và trở thành nơi giao thương, cung cấp hàng hóa cho nhân dân trong xã, trong vùng và du khách thập phương.

Nhìn tổng quát, trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Trực Ninh đã dành sự quan tâm lớn đến đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng có bước cải thiện rõ rệt, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện, góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giảm nhẹ thiên tai và bảo đảm an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân, xóa đói, giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền. Một số công trình hiện đại đã được đầu tư xây dựng, tạo diện mạo mới của huyện trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Năng lực công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực trên các lĩnh vực xây dựng, quản lý và vận hành kết cấu hạ tầng được nâng lên.

Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng lớn. Cơ cấu nguồn vốn ngày càng đa dạng, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước chiếm tỷ trọng lớn. Ngoài nguồn lực của Nhà nước, đã và đang mở rộng sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là sự tham gia của doanh nghiệp và đóng góp tự nguyện của nhân dân vào phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Nhiều hình thức đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cùng các mô hình, phương thức đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hạ tầng được mở rộng.

Về những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được như nêu trên, hệ thống kết cấu hạ tầng ở huyện vẫn còn nhiều hạn chế là:

- Hệ thống kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, vẫn đang là điểm ngh n trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng kịp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn;

- Hạ tầng đô thị kém chất lượng;

- Hạ tầng xã hội thiếu về số lượng, kém về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là văn hóa, thể dục thể thao.

4.1.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Trực Ninh

4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai của huyện Trực Ninh

Sau khi luật đất đai năm 2013 có hiệu lực huyện đã triển khai thi hành luật, tình hình quản lý sử dụng đất từng bước đi vào nề nếp, ổn định, khai thác nguồn tài nguyên đất đai ngày càng có hiệu quả.

* Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất:

- Từ năm 1985 Tổng cục Địa chính đã đầu tư xây dựng lưới toạ độ Địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định giai đoạn 2012 2016 (Trang 51 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)