Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý đất đai của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định giai đoạn 2012 2016 (Trang 44)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý đất đai của

ĐẤT ĐAI CỦA HUYỆN TRỰC NINH

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1.Vị trí địa lý

Trực Ninh là huyện đồng bằng nằm ở phía Đông Nam thành phố Nam Định, có toạ độ địa lý từ 20008’37’’ đến 20020’52’’ vĩ độ Bắc và từ 106010’28’’ đến 106019’45’’ kinh độ Đông có vị trí địa lý như sau:

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định

Phía Bắc giáp với tỉnh Thái Bình, lấy sông Hồng làm ranh giới;

Phía Đông Bắc giáp huyện Xuân Trường, lấy sông Ninh Cơ làm ranh giới; Phía Tây và tây Bắc giáp huyện Nghĩa Hưng, Nam Trực;

Trực Ninh có vị trí địa lý thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Diện

tích tự nhiên của huyện 14.395,40 ha. Dân số toàn huyện 176.807 người, mật độ

dân số 1.232 người/km2 gồm 21 đơn vị hành chính 19 xã và 2 thị trấn. Thị trấn

Cổ Lễ là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của huyện. Trực Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đất đai màu mỡ (được phù sa sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp), khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào tạo điều kiện thuận lợi cho Trực Ninh phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng, theo hướng thâm canh và sản xuất hàng hoá.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Trực Ninh là huyện nằm trong vùng châu thổ sông Hồng, được sông Hồng và sông Ninh Cơ bồi đắp phù sa địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, có độ nghiêng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ. Sông Ninh Cơ chia lãnh thổ huyện thành 2 tiểu vùng rõ rệt: Vùng Bắc và vùng Nam.

Vùng Bắc: Nằm bên bờ bắc của sông Ninh Cơ bao gồm 15 xã, vùng này địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, vùng đất trũng hay bị ngập úng vào mùa mưa, tập trung ở các xã: Phương Định, Liêm Hải, Việt Hùng, Trực Đạo, Trực Thanh và thị trấn Cổ Lễ.

Vùng Nam: Nằm bên bờ nam của sông Ninh Cơ bao gồm 6 xã, địa hình nghiêng dần về phía Nam, có dải đất cao dọc ven sông Ninh Cơ ở các xã: Trực Đại, Trực Cường, Trực Phú và Trực Hùng.

Vùng nội đồng có cốt đất cao nằm dọc theo triền sông Hồng và sông Ninh Cơ cho phép bố trí các khu công nghiệp tập trung, các công trình xây dựng cao tầng. Vùng bãi ven sông có khả năng tạo thành các vùng tiểu thủ công nghiệp, các khu sản xuất kinh doanh, sản xuất VLXD.

Đất đai phì nhiêu, tạo điều kiện phát triển tiềm năng nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, ở một số vùng đất ven sông trong và ngoài đê có thể phát triển mạnh trồng mầu và cây công nghiệp. Nhìn chung điều kiện địa hình của Trực Ninh tạo ra hệ sinh thái động, thực vật khá đa dạng, phong phú đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

4.1.1.3. Khí hậu

Trực Ninh mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, là khu vực nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 25oC, số tháng có nhiệt độ trung bình lớn hơn 20oC từ tháng 8 đến tháng 9. Mùa đông, nhiệt độ trung

bình là 19,2oC, tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1 năm sau. Mùa hạ, nhiệt độ

trung bình là 29oC, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7.

- Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình trong năm từ 80 - 85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất 90% là (tháng 4), tháng có độ ẩm thấp nhất 76% là (tháng 11).

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.700 - 1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm, các tháng mưa nhiều là tháng 7, 8, 9. Do lượng mưa nhiều, tập trung nên gây ngập úng, làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, nhất là khi mưa lớn kết hợp với triều cường, nước sông lên cao. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa nhất là tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau, có tháng hầu như không có mưa. Tuy nhiên, có những năm mưa muộn ảnh hưởng đến việc gieo trồng cây vụ đông và mưa sớm ảnh hưởng đến thu hoạch vụ chiêm xuân.

- Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ

1.250-1.400 giờ. Mùa hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.000 - 1.100 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.

- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả

năm là 2 - 2,3 m/s. Mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc với tần suất 60 - 70%, tốc độ gió trung bình 2,4 - 2,6 m/s, những tháng cuối mùa đông, gió có xu hướng chuyển dần về phía đông. Mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam, với tần suất 50 - 70%, tốc độ gió trung bình 1,9 - 2,2 m/s, tốc độ gió cực đại (khi có bão) là 40 m/s, đầu mùa hạ thường xuất hiện các đợt gió tây khô nóng gây tác động xấu đến cây trồng.

- Bão: Do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 trận/năm.

Nhìn chung khí hậu Trực Ninh rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật và du lịch. Điều kiện khí hậu Trực Ninh rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, việc gieo trồng có thể tiến hành quanh năm.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của sông Hồng, sông Ninh và chế độ thuỷ triều. Trực Ninh có hệ thống sông ngòi khá dầy đặc với mật độ mạng lưới sông ngòi vào khoảng 0,7- 0,9 km/km2. Các dòng chảy đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Hiện tại sông Hồng, sông Ninh Cơ là nguồn cung cấp nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn huyện

qua các cống dưới đê như: Cống Cổ Lễ, cống Lộ Xuyên, cống Thốp (Trực Đại),

cống Sẻ (Trực Phú)… Hệ thống sông ngòi Trực Ninh, gồm:

* Mạng lưới sông chính

- Sông Hồng chảy qua Trực Ninh dài khoảng 6,5 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, là phần hạ lưu có độ rộng lớn khi có lũ kết hợp với triều cường nước tập trung về nhanh.

- Sông Ninh Cơ được tách ra từ sông Hồng, làm ranh giới giữa huyện

Xuân Trường, huyện Hải Hậu và huyện Trực Ninh, dài khoảng 24 km (đoạn

chảy qua Trực Ninh). Sông chảy quanh co uốn khúc có nhiều bãi bồi ven

sông. Hàng năm sông Ninh chuyển khoảng 7 tỷ m3

nước, 15 triệu tấn phù sa từ sông Hồng.

* Các sông trong đồng

Đều chảy theo hướng nghiêng của địa hình là Tây Bắc - Đông Nam và đều bắt nguồn từ các cống đê sông, dòng chảy các con sông này đều do con người điều khiển theo yêu cầu của sản xuất, có thể phân các sông trong đồng thành hai khu vực: Khu vực Bắc sông Ninh và khu vực Nam sông Ninh.

Các sông khu vực Bắc huyện (đoạn chảy qua Trực Ninh)

- Sông Cổ Lễ - Cát Chử có chiều dài khoảng 16 km rộng trung bình 30 m, tách ra từ sông Hồng ở thị trấn Cổ Lễ;

- Sông Rõng là đoạn tiếp theo của sông Châu Thành kéo dài từ cống Ghềnh qua xã Trực Hưng, Trực Khang, gặp sông Ninh Cơ tại xã Trực Thuận dài khoảng 14 km rộng trung bình 35 m;

- Sông Bà Nữ có chiều dài 12,8 km rộng trung bình 20 m;

- Sông Hải Ninh kéo dài từ Cổ Lễ đến Liêm Hải dài 7,2 km, rộng trung bình 20 m.

Các sông khu vực Nam sông Ninh: Gồm phần lớn là các sông đào bắt nguồn từ các cống dưới đê và cửa ra là các cống ngăn triều.

- Sông Thốp có chiều dài 4,2 km, rộng trung bình 30 m;

- Sông Trực Cường có chiều dài 10,6 km, rộng trung bình 20 m; - Sông Sẻ có chiều dài 3,4 km, rộng trung bình 22 m.

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có nhiều tuyến sông nội đồng khác phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá, rất thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu, sinh hoạt dân sinh.

Sông ngòi đã mang lại nguồn lợi cho nguồn kinh tế của Huyện, thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, bồi đắp phù sa cho vùng đất ngoài đê và một số vùng trong đê tăng thêm độ phì cho đất. Ngoài ra sông ngòi còn là đường giao thông thuỷ thuận lợi, rẻ tiền và là nơi sản xuất, cung cấp nguồn thuỷ sản dồi dào phong phú. Mặt hạn chế là hàng năm phải đầu tư tu bổ đê điều, nạo vét kênh mương.

* Thuỷ triều

Thuỷ triều Trực Ninh thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,5 - 1,7 m, lớn nhất là 3,3 m, nhỏ nhất là 0,1 m. Do gần biển nên nước ở sông Hồng, sông Ninh Cơ đều bị ảnh hưởng của thuỷ triều. Mỗi chu kỳ thuỷ triều 13 - 14 ngày, về mùa hanh nhất là từ tháng giêng đến tháng tư hàng năm thuỷ triều đã gây nhiễm mặn, ảnh hưởng tới đồng ruộng, đất bị nhiễm mặn tập trung ở các xã phía nam sông Ninh Cơ như: Trực Hùng, Trực Phú, Trực Thắng, Trực Thái, Trực Đại, Trực Cường. Thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng.

Đánh giá chung: Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn của Trực Ninh tương đối

thuận lợi cho sử dụng đất đai vào mục đích sản xuất nông nghiệp, có thể chuyển đổi cơ cấu được nhiều mùa vụ, nhiều hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, chúng cũng biểu lộ nhiều yếu tố làm hạn chế đến khả năng thích nghi của đất đai khi đưa vào sản xuất các cây trồng, vật nuôi.

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng kinh tế: Thời kỳ 2012-2016 nền kinh tế của Trực Ninh có mức tăng trưởng bình quân mỗi năm tăng khoảng 11% cao hơn bình quân chung tỉnh(10,38%), giá trị tổng sản phẩm của huyện tăng lên qua các năm.

Bảng 4.1. Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu qua 1 số năm

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2012 2016

1/ Tăng trưởng kinh tế (Giá hiện hành) Tr. đồng 585.860 1.200.00 0 2/ Tốc độ tăng trưởng % 100 100 - Nông nghiệp - thuỷ sản “ 3,5 5,2 - Công nghiệp, xây dựng “ 10,0 17,3

- Dịch vụ “ 6,0 9,1

3/ Cơ cấu % 100 100

- Nông, ngư nghiệp “ 53,0 33,3 - Công nghiệp, xây dựng “ 18,0 35,6

- Dịch vụ “ 29,0 31,1

4/ Thu nhập bình quân đầu người (Giá hiện hành)

Tr đồng/năm 3,1 14,0

b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

* Khu vực kinh tế nông nghiệp

Trực Ninh không chỉ tiếp tục giữ vững truyền thống thâm canh, mà còn thay đổi tập quán canh tác trong sản xuất lúa, tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Cơ cấu ngành tiếp tục chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, dịch vụ, thuỷ sản phù hợp với hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Giá trị sản xuất nông nghiệp thuỷ sản năm 2016 đạt 419 tỷ đồng.

Hoạt động dịch vụ nông nghiệp

Là một trong những ngành kinh tế chủ lực, hoạt động dịch vụ nông nghiệp đang có bước chuyển mình phát triển mạnh m . Các hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp nay càng có thêm cơ hội thành công nhờ nguồn vốn từ Dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp - nguồn hỗ trợ tài chính thiết thực.

Dịch vụ cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp chuyên cung cấp các thiết bị máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất và chế biến nông nghiệp như: Máy gặt đập liên hợp, máy tuốt lúa; Máy xay sát, máy t hạt, máy bơm nước; máy nổ, động cơ...

* Khu vực kinh tế công nghiệp

Tổng giá trị sản xuất công nghiệp năm 2016 đạt 714.000 triệu đồng, đạt 189%, giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt 120 tỷ đồng. Các ngành như: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp được trú trọng phát triển, song chủ yếu với quy mô nhỏ dưới hình thức tổ hợp, hộ gia đình.

Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng CN-TTCN của huyện thường đạt 17,3%/năm. Năm 1997, huyện mới có 16 doanh nghiệp thì đến năm 2016 đã có 250 doanh nghiệp, số lao động làm việc tại các doanh nghiệp tăng từ 754 lao động lên gần 7.500 lao động, giá trị sản xuất CN-TTCN tăng từ 44,7 tỷ đồng lên 887 tỷ đồng, tăng 19,9 lần. Giá trị hàng xuất khẩu tăng từ 11 tỷ đồng lên 135 tỷ đồng. Đến nay, số lao động trong ngành CN-TTCN và dịch vụ đạt gần 40 nghìn lao động, chiếm 41% lực lượng lao động của huyện.

Tình hình sản xuất ở các địa phương: Hầu hết các địa phương đều có nghề thủ công và các ngành nghề khác nhau; tuy vậy, đến nay có 09 làng nghề tập trung ở 6 xã, thị trấn là: Nghề dệt Trực Chính; dệt Cự Trữ, Nhự Nương, ươm tơ Cổ Chất - Phương Định, thêu ren và chế biến gỗ Trung Lao, mây tre đan An Mỹ - Trung Đông, nghề đan vó Hạ Đồng - Trực Đạo, nghề đan cót Ngọc Đông - Trực Thanh, nghề kéo sợi PE - Trực Hùng, còn một số xã tuy có nghề thủ công song còn nhỏ lẻ, manh mún là: Trực Thắng, Trực Thái, Trực Mỹ, Trực Hưng… Các ngành nghề thủ công tuy có giá trị doanh thu không lớn nhưng sản xuất tương đối ổn định và giải quyết được nhiều lao động nông thôn.

* Khu vực kinh tế dịch vụ

Các ngành dịch vụ hoạt động ổn định, giá trị tăng bình quân 9,1%/năm. Sản phẩm dịch vụ khá đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ theo giá hiện hành năm 2016 là 725.271 triệu đồng. Hoạt động xúc tiến thương mại và công tác quản lý thị trường được tăng cường;

Các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ gồm: + 88 doanh nghiệp kinh doanh vận tải;

+ 59 doanh nghiệp kinh doanh thương mại dịch vụ; + 4 doanh nghiệp thuỷ sản - môi trường;

+ 9 HTX tín dụng.

* Dân số và nguồn nhân lực

- Dân số của Trực Ninh năm 2016 là 176.807 người, đứng thứ 7 trong

tỉnh (1.830.023 người). Mật độ dân số là 1.232 người/km2 cao hơn mật độ dân

số tỉnh 1.108 người/km2, vùng Đồng bằng sông Hồng 930 người/km2 và toàn

quốc 256 người/km2.Dân số, dân cư phân bố không đều. Nơi có mật độ dân cư

tập trung đông như Phương Định, Trực Chính, TT. Cổ Lễ, Trực Phú là những xã nông nghiệp phát triển mạnh, kết hợp với các nghề thủ công truyền thống.

- Về cơ cấu dân số chia theo giới tính nam 88.195 người chiếm 49,9%, nữ 88.509 người chiếm 50,1%.

- Cơ cấu dân số theo khu vực thành thị và nông thôn: Dân số thành thị năm 2016 là 23.766 người, chiếm 10% tổng dân số, tăng 13.023 người so với năm 2012, dân số khu vực nông thôn là 152.938 người giảm 17.069 người so với năm 2012. Tuy nhiên về cơ cấu dân số thành thị của huyện vẫn còn thấp (10%) so với tỉnh 17,8% vùng Đồng bằng sông Hồng 29,2% biểu hiện mức độ phát triển công nghiệp,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện trực ninh, tỉnh nam định giai đoạn 2012 2016 (Trang 44)