7. Kết cấu của luận văn
3.1. Dự báo, xu hƣớng
3.1.2. Xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Hiện nay, TDB, TCH còn tiềm tàng, trong giai đoạn bí mật chuẩn bị lực lượng và các điều kiện, khi có thời cơ sẽ bùng phát thành xung đột chính trị- xã hội. Các yếu tố TDB, TCH xuất hiện manh nha, tiềm tàng, nhỏ lẻ, đang trong thời kỳ “ủ bệnh” và trên nhiều phương diện có những nét tương tự như Liên Xô và các nước Đông Âu cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Nếu cơ thể Đảng khỏe mạnh thì dần dần sẽ đẩy lùi, khắc phục được và ngược lại, nếu cơ thể Đảng ngày càng suy yếu thì TDB sớm muộn cũng phát triển thành TCH, khi đó vô phương cứu chữa. Đảng Cộng sản Liên Xô và các Đảng Cộng sản cầm quyền ở Đông Âu đã lâm vào trường hợp sau.
Mặc dù tương quan lực lượng giữa các bên trong cuộc đấu tranh phòng, chống TDB TCH hiện còn chênh lệnh lớn và nghiêng về phía Đảng, Nhà nước ta, do nắm mọi nguồn lực vật chất, của cải và toàn bộ hệ thống phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, phát thanh, truyền hình), lực lượng bảo vệ trật tự pháp luật hiện hành. Nhưng dù có trong tay những thứ đó cũng không thể khẳng định là sẽ ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ TDB, TCH thành công. Hơn nữa, TDB, TCH hiện nay tuy chỉ tồn tại ở dạng tiềm ẩn nhưng có vẻ như ngày càng phát triển và hết sức khó khăn trong đối phó với hiện tượng này.
Với cách đặt vấn đề nêu trên, có thể dự báo một số kịch bản sau đây về TDB, TCH trong nội bộ thời gian tới như sau:
Một là, một số CBĐV thoái hóa, biến chất sâu sắc sẽ ngấm ngầm móc nối, liên hệ với cơ quan đặc biệt nước ngoài để tiếp tay cho các TLTĐ phá hoại an ninh chính trị nội bộ. Đây là hình thức nối dài cánh tay của các TLTĐ, thực hiện công khai hơn, quyết liệt và có tính mục đích rõ rệt hơn đối với nội bộ. Sự phối hợp, câu kết này sẽ dẫn đến sự thay đổi hệ thống pháp luật theo hướng bất lợi cho CNXH. Hệ quả là, đến một thời điểm nào đó, CNXH sẽ hạ cánh nhẹ nhàng xuống thảm cỏ TBCN đúng như ý đồ của các TLTĐ đối với Việt Nam đã hành thành từ sau sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu.
Hai là, các phần tử biến chất về chính trị sẽ bí mật liên hệ với nhau, thống nhất “lý tưởng” với nhau để hình thành phe phái chính trị đối lập. Từ đó, chúng sử dụng chính các qui định về tổ chức để tập hợp lực lượng, loại bỏ các CBĐV trung kiên, đưa tổ chức đảng chuyển màu hoàn toàn sang trạng thái hoạt động khác hẳn, hoặc cao hơn là đứng ra tuyên bố có một đảng chính trị mới, công khai đấu tranh với ĐCSVN để giành quyền lãnh đạo đất nước. Các danh nghĩa “đổi mới mạnh mẽ cho phù hợp với sự phát triển kinh tế”, “đấu tranh loại bỏ tình trạng tham nhũng trong nội bộ”, hoặc “xây dựng Nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự”... sẽ được sử dụng nhiều hơn để tập hợp lực lượng và tạo ra “cách mạng màu”. Thực tế cho thấy, những bất bình của CBĐV trong nội bộ cũng đang có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Ba là, các phần tử biến chất về chính trị trong nội bộ sẽ liên hệ, tập hợp các phần tử tích cực trong khiếu kiện của nông dân, đình công trong công nhân các khu công nghiệp, gây rối trật tự dưới khẩu hiệu đòi lại đất đai của tôn giáo, bạo loạn trong dân tộc thiểu số, biểu tình trước các đại sứ quán Trung Quốc, Mỹ… của sinh viên. Các hoạt động “nóng” này, gần đây đang phức tạp, vẫn đang bị phân tán, do mang các khẩu hiệu khác nhau. Nếu có những TLTĐ trong nội bộ đứng ra tập hợp được các lực lượng này theo một khẩu hiệu mới, sẽ tạo ra cái gọi là “cách mạng màu” hoặc “cách mạng đường phố” theo kiểu “mùa xuân Ả Rập”. Lúc này, các mạng xã hội, vốn đang rất phát triển hiện nay ở nước ta, nhất là trong sinh viên, sẽ tạo ra làn sóng rất lớn, mang hiệu ứng đòi thay đổi HTCT. Đây là kịch bản nguy hiểm nhất. Bởi vì, hiện nay, các bức xúc trong nhân dân về tình trạng tham nhũng, lãng phí, thoái hóa của “một bộ phận không nhỏ CBĐV” là khá lớn. Một khi các lực lượng này tập hợp được với nhau để “xuống đường”, hậu quả sẽ rất khó lường.
Bốn là, hiện nay, TDB, TCH mới chỉ dừng ở TDB và nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời, sẽ xảy ra nguy cơ chuyển hóa chế độ chính trị trong tương lai gần. Nhìn lại quá trình TDB, TCH ở Liên Xô, sau 5 thế hệ lãnh đạo (Lênin - Stalin - Khrushev - Breznev - Gorbachev) đã dẫn đến quá trình chuyển hóa chế độ XHCN sang TBCN. Đối chiếu với Việt Nam, đến nay Đảng ta đã trải qua 6 thế hệ lãnh đạo (Hồ Chí Minh - Lê Duẩn - Nguyễn Văn Linh - Đỗ Mười - Nông Đức
Mạnh - Nguyễn Phú Trọng) nhưng hầu hết các thế hệ lãnh đạo trước đây và hiện nay đều trải qua quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, do đó bản lĩnh chính trị còn cao, còn kiên định mục tiêu CNXH. Tuy nhiên, nếu Đảng ta không làm tốt công tác chuyển giao thế hệ lãnh đạo, đến khoảng 2 - 3 thế hệ lãnh đạo nữa - những người hoàn toàn sinh ra trong thời bình lại chưa trải qua thử thách chính trị, nguy cơ TDB, TCH như Liên Xô là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra với các kịch bản nguy hiểm như: đối tượng CHCT giữ vị trí lãnh đạo của Đảng, Nhà nước tuyên bố xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp; lực lượng vũ trang tiến hành “đảo chính cung đình” lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.