“Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tổ chức, đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện tự diễn biến, tự chuyển hóaở việt nam hiện nay (Trang 37 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Một số biểu hiện của thực trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở

2.1.2. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” về tổ chức, đội ngũ

Năm 2004, một cuộc điều tra về tình trạng CHCT trong Đảng do Ban BVCTNB và Trung tâm Xã hội học tiến hành ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: hiện tượng cục bộ địa phương trong công tác cán bộ cũng được cán bộ được hỏi đánh giá là có, trong đó: Rất phổ biến: 4,7%; Phổ biến: 34,0%; Ít: 45,1%; Không có: 2,4%; Khó đánh giá: 13,9%. Về sự mất đoàn kết: 22,5% đảng viên được hỏi cho là hiện tượng phổ biến và rất phổ biến; 58,5% cho là hiện tượng đơn lẻ; 2,4% đảng viên được hỏi cho là không có; 16,7% đảng viên được hỏi cho là khó đánh giá. Như vậy, có 4/5 đảng viên được hỏi cho rằng mất đoàn kết là hiện tượng đang có trong Đảng. Trong đó hơn 1/5 cho là rất phổ biến.

Năm 2005, kết quả điều tra xã hội học của đề tài khoa học cấp Bộ do Tiến sĩ Lương Khắc Hiếu chủ nhiệm: Những giải pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của CBĐV ở nước ta hiện nay, đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ về tình trạng tổ chức, đội ngũ của Đảng ta:

- Đa số CBĐV được hỏi đều nhất trí rằng: cơ hội thực dụng đang là hiện tượng xã hội tiêu cực trong Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Số người cho rằng không có các hiện tượng tiêu cực trong CBĐV chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 1/4 đến 1/3 số người được hỏi). Còn lại, đa số những người được hỏi đều khẳng định rằng những hiện tượng tiêu cực này là có và chỉ khác nhau về mức độ mà thôi. Cụ thể: các hiện tượng tiêu cực được cho là “Có” gồm ba mức độ: “rất phổ biến”; “phổ biến” và không phổ biến là: Không dám đấu tranh với tiêu cực (75%); lãng phí của công (72,9%); a dua, nịnh bợ (64,7%); sử dụng cán bộ vì lợi ích cá nhân (51,7%); bè phái, cục bộ (53,0%)... [xem bảng 16, phụ lục 2]. Không những thế, có sự đồng nhất ý kiến về sự tăng lên nhanh chóng hiện tượng CHCT trong Đảng hiện nay so với trước năm 1986, không chỉ ở cấp độ trong toàn Đảng mà còn ở cấp độ từng cơ sở Đảng: Có 48,5% khẳng định sự gia tăng hiện tượng CHCT trong toàn quốc và 36,8% khẳng định gia tăng tại cơ sở Đảng mà họ đang sinh hoạt. Những ý kiến khẳng định sự “không thay đổi hoặc giảm đi” so với thời kỳ trước đổi mới là rất thấp, chỉ khoảng 10% [xem bảng 20, phụ lục 2].

- Hiện tượng cơ hội thực dụng tồn tại ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực và hình thức biểu hiện rất phong phú, dễ nhận biết, nhưng tinh vi, phức tạp, được khẳng định qua các số liệu sau: có tới 66,9% số người được hỏi trả lời “Có” hiện tượng CHCT. Chỉ 10,7% trả lời “không có” (chủ yếu do quan niệm về CHCT còn chưa rõ ràng) và 22,4% không có ý kiến gì trước hiện tượng CHCT [xem bảng 15, phụ lục 2]. Trong số những người cho rằng “có” hiện tượng CHCT trong Đảng ta hiện nay, 45% cho rằng đây là hiện tượng “rất nghiêm trọng” và “nghiêm trọng”; chỉ gần 1/3 đánh giá là không nghiêm trọng; 1/4 cho rằng khó đánh giá. Tại cơ sở Đảng mà người được hỏi đang sinh hoạt, tỷ lệ tương ứng là 26,2% cho rằng rất nghiêm trọng và nghiêm trọng; 46,3% cho là không nghiêm trọng; 27,5% khó đánh giá [xem bảng 17, phụ lục 2]. Có tới 39,5% số người được hỏi khẳng định tại cơ quan mình hiện nay có hiện tượng cục bộ, địa phương trong việc đề bạt, cất nhắc cán bộ. Hiện tượng này càng trở nên phổ biến tại các cấp chính quyền cấp dưới: tại các cơ quan Trung ương là 32,6%; tại cấp tỉnh/thành phố là 33,3%; tại quận/huyện là 38,5%; tại xã/phường là 50,6% [xem bảng 10, phụ lục 2].

- Trong 12 biểu hiện cụ thể của CHCT, sự đồng thuận tập trung vào một số biểu hiện như: Thấy sai không dám đấu tranh, thấy đúng không bảo vệ có tới 91,9% ý kiến tán thành; nịnh bợ cấp trên, đe nẹt cấp dưới (87,5%); tham nhũng, hối lộ (85,5%); Lạm dụng quyền lực (89,1%); Mất đoàn kết, bè phái (83,8%); Mua quan, bán chức, ô dù (82,3%) [xem bảng 18, phụ lục 2]. Kết quả nghiên cứu cho thấy 47,2% số người được hỏi cho rằng CHCT tập trung ở nhóm CBĐV làm lãnh đạo, quản lý; 3,2% cho rằng có ở nhóm CBĐV thường; 29,9% cho là tập trung ở cả hai nhóm; 19,7% không trả lời. Có 64,7% số người được hỏi khẳng định hiện tượng CHCT xảy ra ở khối chính quyển, trong khi đó chỉ có 13,2% thuộc khối đoàn thể (tỷ lệ tương tự tại cơ sở Đảng đang sinh hoạt là 43,2% và 7,5%) .- Hiện tượng nghe, tuyên truyền những thông tin không chính thống đang tồn tại trong một bộ phận CBĐV nhưng số này không nhiều: chỉ có 0,9% số người được hỏi cho rằng ở cơ quan họ thường xuyên có hiện tượng tán phát tài liệu trái quan điểm của Đảng ta và 2,1% cho rằng thỉnh thoảng mới có hiện tượng này. Phổ biến hơn cả là tình trạng phê phán chủ trương, đường lối của Đảng ta (18,4% cho rằng thỉnh thoảng có) [xem bảng 21, phụ lục 2].

Kết quả điều tra xã hội học của đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2010 về phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong Đảng cho thấy: Đánh giá về nguyên nhân gây mất đoàn kết, làm suy yếu kỷ luật trong Đảng do thiếu sự gương mẫu của người đứng đầu tổ chức, có tới 63.1% trong số 1977 CBĐV được hỏi đánh giá đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất [xem bảng 8, phụ lục 4]. Phân tích kết quả trả lời vấn đề này trên cơ sở tách riêng trình độ lý luận, số ý kiến cho rằng đây là nguyên nhân quan trọng nhất là 35% ở người có trình độ lý luận sơ cấp; 58% ở người có trình độ lý luận trung cấp và tới 71.3% ở người có trình độ lý luận cao cấp. Điều này có nghĩa là, hiểu biết về Đảng càng sâu, đánh giá vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu càng lớn đối với vấn đề xây dựng sự đoàn kết trong Đảng ở mỗi tổ chức, đơn vị. Có 53.6% người được hỏi coi nguyên nhân do xử lý kỷ luật không nghiêm, không công bằng là một trong nhưng nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng mất đoàn kết trong Đảng [xem bảng 9, phụ lục 4].

Năm 2010, theo kết quả điều tra xã hội học của đề tài khoa học cấp Nhà nước: “những giải pháp và điều kiện thực hiện phòng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống trong CBĐV” (mã số KX.04.30/06-10) do Tiến sĩ Ngô Văn Thạo chủ nhiệm cho thấy: mức độ suy thoái đạo đức, lối sống trong CBĐV rất đáng lo ngại. Đánh giá của CBĐV về một số hiện tượng tiêu cực trong CBĐV tại cơ sở đảng đang sinh hoạt, đa số những người được hỏi đều khẳng định rằng những hiện tượng tiêu cực này là có và xu hướng như cũ - tăng lên chiếm tỷ lệ áp đảo so với giảm đi: Tham nhũng, lãng phí (42%-26%-29%); Lối sống thực dụng, hưởng thụ, sa đoạ (38%-25%-31%); Cơ hội, chụp giật, tư lợi (36%-34%-23%); A dua, xu nịnh (30%- 43%-20%); Dĩ hoà vi quý trong đấu tranh, phê bình (28%-45%-20%); Bè phái, cục bộ, địa phương (26%-39%-28%); Nói nhiều, làm ít (26%-40%-26%); Thiếu công khai, minh bạch (22%-38%-32%); Đố kỵ với người có tài (21%-41%-30%); Quan liêu, xa rời nhân dân (21%-33%-38%); Gian lận, dối trá, đạo đức giả (19%-40%- 31%); Giàu thì ghen, hèn thì chê (16%-40%-33%); Sống thiếu lý tưởng, hoài bão (16%-35%-38%) [xem bảng 3, phụ lục 3].

- Tương tự như trên, kết quả điều tra về xu hướng suy thoái của lối sống trong CBĐV qua những biểu hiện cụ thể cũng cho thấy xu hướng tăng lên-như cũ chiếm tỷ lệ áp đảo so với giảm đi: Mê tín, dị đoan (30%-25%-38%); Bảo thủ, trì trệ (17%- 39%-35%); Lười học hỏi, thiếu tinh thần câu thị (17%-35%-39%); Thiếu trách nhiệm trong công việc (15%-16%-40%); Coi thường luật pháp, kỷ cương (14%- 30%-48%) [xem bảng 2, phụ lục 3].

Năm 2012, kết quả điều tra xã hội học của đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận CBĐV có chức, quyền để trục lợi: Thực trạng và giải pháp phòng, chống thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”, do Tiến sĩ Lê Hồng Liêm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Chủ nhiệm: Trong CBĐV có chức, có quyền đã xuất hiện các nhóm lợi ích, câu kết chặt chẽ với nhau hoặc với doanh nghiệp để trục lợi ở nhiều dạng, như “nhóm thân hữu”, “nhóm chung lợi ích”, “nhóm lợi ích cục bộ”, „nhóm vụ lợi cá nhân” [51].

Từ những kết quả thống kê trong các công trình nghiên cứu trên cho thấy, nhìn chung, trong những năm qua, nhất là từ trước khi triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, một số tổ chức Đảng có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ kéo dài, chậm được khắc phục, thậm chí còn có xu hướng tăng ở nơi này, nơi khác, không chỉ ở cơ sở; chủ nghĩa cá nhân có chiều hướng gia tăng trong một bộ phận CBĐV, kể cả cán bộ cấp cao; không ít tổ chức Đảng chưa tôn trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; kỷ cương, kỷ luật ở nhiều cấp, nhiều lĩnh vực chưa nghiêm; sự đoàn kết, nhất trí của một số cấp ủy còn yếu. Những biểu hiện cơ hội chủ nghĩa, “lợi ích nhóm”, cục bộ địa phương chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời… Tình trạng trên đã dẫn đến sự phân hóa trong nội bộ Đảng, thể hiện ở sự hình thành các nhóm lợi ích trục lợi và các nhóm CHCT.

Một số CBĐV có chức, quyền đã lợi dụng các kẽ hở của pháp luật, câu kết, làm sân sau cho một số doanh nghiệp để trục lợi, hình thành các “nhóm lợi ích” không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Nhóm lợi ích trục lợi xuất hiện trong nội bộ là hình thức manh nha cho chủ nghĩa bè phái trong Đảng và về lâu dài là yếu tố dẫn đến TDB, TCH. Kết quả điều tra xã hội học của đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận CBĐV có chức, quyền để trục lợi: Thực trạng và giải pháp phòng, chống thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng”, do Tiến sĩ Lê Hồng Liêm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Chủ nhiệm cho thấy: Có 64,28% số người được hỏi cho rằng, mối quan hệ không bình thường dẫn đến nghi kỵ lẫn nhau, mất đoàn kết trong nội bộ, dẫn đến làm sai nguyên tắc, suy giảm sức chiến đấu, phai nhạt lý tưởng; 79,45% ý kiến cho rằng, mối quan hệ không bình thường này dẫn đến suy giảm lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, dẫn đến tham nhũng, lãng phí gia tăng; 64,97% ý kiến cho rằng, mối quan hệ không bình thường làm sai lệch môi trường kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của đất nước, giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [51]. Nhìn lại bài học từ sự sụp đổ của Liên Xô cho thấy tác hại đặc biệt nghiêm trọng của nhóm lợi ích trục lợi: “Năm 1991, trong số hàng vạn triệu phú ở Moskva, đại bộ phận nguyên là những cán bộ làm việc trong

các cơ quan Đảng, chính quyền. Kết quả điều tra tiến hàng trong tháng 6 năm đó cho thấy, trong tầng lớp cán bộ cao cấp Liên Xô có tới 76,7 % số người cho rằng nên đi theo con đường tư bản. Chính những kẻ gọi là đảng viên Đảng Cộng sản này đã làm cách mạng bằng cách “cách đi cái mạng của Đảng Cộng sản Liên Xô”… Họ chiếm 75% số quan chức bên cạnh tân tổng thống; 57,1% trong số lãnh tụ những chính đảng mới và 73,4 % trong số những quan chức của chính phủ mới. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Mỹ David Code có một câu nói có thể gọi là “đúng tim đen”: Đảng Cộng sản Liên Xô là chính đảng duy nhất làm giàu trong tang lễ của chính mình. Trước khi Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ không lâu đã có một cuộc điều tra dân ý về chủ đề: “Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho ai?”. Kết quả là, số người cho rằng Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho nhân dân Liên Xô chiếm 7%, đại diện cho công nhân chiếm 4%, đại diện cho toàn thể đảng viên chiếm 11%. Trong khi đó, có tới 85% số người được hỏi cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đại diện cho quan chức, cán bộ và nhân viên nhà nước” [110].

Bên cạnh nhóm lợi ích trục lợi, trong Đảng ta hiện nay, một số ít CBĐV đã biểu hiện rõ thái độ, động cơ cá nhân cơ hội về chính trị, từ bỏ lý tưởng, không thừa nhận cương lĩnh, điều lệ của Đảng, muốn hướng nhân dân ta theo con đường phát triển TBCN. Số ít người này chống lại chủ nghĩa Mác- Lênin và vai trò lãnh đạo của Đảng; phát tán nhiều tài liệu độc hại phủ nhận lịch sừ, bôi đen lịch sử cách mạng của Đảng hòng làm mất uy tín của Đảng trước nhân dân phục vụ cho động cơ chính trị xấu. Từ sự lung lay ý chí, suy thoái về tư tưởng đã xuất hiện nhiều hành động, từ phát ngôn đến việc làm trái với quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương và pháp luật Nhà nước, thậm chí có những hành động mang tính chống đối với giọng điệu không khác mấy quan điểm của những phần tử cơ hội, phản động đang mơ tưởng xây dựng tổ chức chính trị đối lập cũng đã xuất hiện trong nội bộ. Một số CBĐV, kể cả đương chức và nghỉ hưu phê phán, chỉ trích vô nguyên tắc một số chủ trương, đường lối, chính sách, đề án, chương trình của Đảng, Chính phủ ngày càng nhiều; quy kết những sai phạm bắt nguồn từ sai lầm mang tính hệ thống trong đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước; công khai trên các diễn đàn tỏ ý

băn khoăn, lo lắng, thiếu tin tưởng vào hiệu quả thực hiện một số chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hầu hết các ý kiến trái chiều được thực hiện vô nguyên tắc, không đúng theo quy định về góp ý mang tính xây dựng; có dấu hiệu lợi dụng danh nghĩa góp ý, phản biện để đả kích sự lãnh đạo của Đảng. Một số CBĐV lợi dụng góp ý văn kiện Đảng, pháp luật của Nhà nước để công khai nêu ý kiến không tán thành đường lối, chính sách của Đảng về một số vấn đề cơ bản như: nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng… Số này ngang nhiên cho rằng “trong thực tiễn và lý luận không có chủ nghĩa Mác - Lênin”, “con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là sai lầm”, đề nghị “xem xét lại con đường đi lên CNXH”; “CNXH ở Việt Nam chắc chắn sẽ sụp đổ”, đòi đa nguyên, đa đảng. Dưới danh nghĩa góp ý, một số người từng giữ chức vụ cao trong Đảng, Nhà nước tấn công trực diện vào những vấn đề “trụ cột” của thể chế chính trị là vai trò lãnh đạo của Đảng, nền tảng tư tưởng, chế độ chính trị như: đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp 1992, từ bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, chỉ trích sự điều hành của Chính phủ, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, xây dựng xã hội dân sự theo kiểu phương Tây…

Nhiều đối tượng CHCT, phản động trong nước cũng tăng cường lợi dụng nhiều danh nghĩa khác nhau lập ra các “diễn đàn”, “câu lạc bộ”, “cuộc thi”, “hội luận trong - ngoài”; sử dụng dịch vụ viễn thông quốc tế phỏng vấn, mở lớp tập huấn về “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do tôn giáo”, “tự do báo chí” để thu hút người trong nước tham gia nhằm tuyên truyền phá hoại tư tưởng, tập hợp lực lượng chống Đảng, Nhà nước ta. Chúng lập nhiều website, blog có máy chủ đặt tại nước ngoài như Quanlambao, Caunhattan, Luatcuasuthat… triệt để lợi dụng mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter và các blog cá nhân… để viết bài, bình luận bôi lem lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây nhiễu loạn thông tin, tác động xấu đến dư luận xã hội, gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước bằng những thông tin bị cắt xén, xuyên tạc, bóp méo sự thật, mượn danh đấu tranh đòi dân chủ, chống tham nhũng để vu khống nói xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gây sự hoài nghi, làm giảm lòng tin của nhân dân. Chúng lợi dụng tình hình phức tạp của các vụ việc đang được xã hội

quan tâm để kích động người dân chống Đảng, Nhà nước; âm mưu tạo nhiều vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện tự diễn biến, tự chuyển hóaở việt nam hiện nay (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)