Từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân chuyển sang “tự diễn biến”,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện tự diễn biến, tự chuyển hóaở việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Một số xu hƣớng vận động của “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

1.2.2. Từ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cá nhân chuyển sang “tự diễn biến”,

diễn biến”, “tự chuyển hóa” của tập thể

Ở giai đoạn này, các đối tượng TDB, TCH sẽ tìm đến với nhau, liên kết nhau lại thành những nhóm, phe phái khác nhau trong nội bộ và thậm chí móc nối, câu kết với các phần tử phản động ngoài xã hội, với các TLTĐ bên ngoài để tập hợp lực lượng nhằm thực hiện ý đồ tác động, hướng lái chế độ XHCN chệch hướng sang TBCN. Có thể tạm chia thành các nhóm đối tượng sau:

Nhóm thứ nhất là các nhóm lợi ích, thường là những CBĐV có chức, có quyền, giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý, được hưởng những đặc quyền, đặc lợi nhưng thoái hóa, biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để mưu cầu lợi ích bất chính cho bản thân, gia đình hoặc nhóm lợi ích của mình. Những đối tượng này có được những lợi ích về quyền lợi rất lớn, nhất là về tài sản nên có khuynh hướng bảo thủ, trì trệ, không muốn đổi mới, tiến bộ, thường chống lại bất cứ sự cải cách nào ảnh hưởng đến đặc quyền của mình để bảo vệ những lợi ích hiện có. Khi quy mô lợi ích bất chính trở nên quá lớn, nhóm lợi ích không còn thỏa mãn với việc theo đuổi hưởng thụ cá nhân, mà còn mong muốn chiếm hữu lâu dài mọi đặc quyền

hiện có, thậm chí còn để lại cho con cháu đời sau. Khi đó, tầng lớp đặc quyền cho rằng CNXH, lòng tin vào chủ nghĩa cộng sản đã không còn giá trị sử dụng và họ sẽ hành động để những đặc quyền mà họ vốn có phải được thay đổi hình hài và CNTB là chế độ thích hợp nhất để hợp pháp hóa những lợi ích hiện có của họ, nhất là trong những lúc ĐCSVN và chế độ XHCN đứng trước nguy cơ tồn vong.

Đối lập với nhóm lợi ích là nhóm tiêu cực, bất mãn, không có những đặc quyền, đặc lợi, có khuynh hướng bất mãn, bi quan, muốn thay đổi chế độ XHCN, chuyển sang TBCN với ảo tưởng rằng chỉ có CNTB là hình mẫu giải quyết được yêu cầu thay đổi trật tự lợi ích hiện có để họ đạt được những lợi ích theo ý họ mong muốn. Từ đó họ từng bước từ bỏ CNXH và TDB, TCH về hướng TBCN.

Nhóm thứ ba là những đối tượng nhận thức được và có tâm trạng bức xúc, lo lắng về tình trạng suy thoái nội bộ, song do không nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, không thường xuyên học tập, quán triệt quan điểm của Đảng, Nhà nước dẫn đến nhận thức lệch lạc, phiến diện, cảm thấy các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTCT không thể giải quyết được tình trạng suy thoái nội bộ đang diễn ra. Từ đó, họ chuyển sang thái cực khác, hướng về CNTB, coi đó là hình mẫu có thể khắc phục được tình trạng suy thoái nội bộ, dẫn đến TDB.

Nhóm thứ tư là những đối tượng thờ ơ, vô cảm về chính trị, mặc dù là CBĐV nhưng có thái độ bàng quan, không quan tâm đến vận mệnh của Đảng và chế độ XHCN chỉ biết an phận, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh, coi đó là trách nhiệm của người khác còn mình “vô can”. Những người này chiếm số đông trong các cơ quan, tổ chức thuộc HTCT và thường là những người có “sức đề kháng” kém, dễ bị tác động, lôi kéo. Và do đó, họ trở thành đối tượng mà cả DBHB và các nhóm đã TDB, TCH hướng đến, dần dần TDB, TCH.

Các nhóm có nguy cơ TDB, TCH trên, mặc dù khác nhau về động cơ, quá trình nhưng đều có đặc điểm là đã hình thành liên kết mang tính tập thể, tạo thành những nhóm, phe phái TDB, TCH khác nhau trong nội bộ; công khai hoặc âm thầm bộc lộ từ bỏ CNXH và hướng đến CNTB như cứu cánh cho mục đích của họ. Ở trong nội bộ, các nhóm TDB, TCH tìm cách chiếm giữ các cương vị lãnh đạo, quản

lý, chủ chốt để có vị thế chính trị, cơ sở quyền lực, từ đó thao túng, lũng đoạn hoạt động của cơ quan, tổ chức hặc sử dụng ảnh hưởng của mình để tác động đến những người trách nhiệm để hướng lái hoạt động của những người này. Hoạt động của các nhóm TDB, TCH thường làm cho nội bộ cơ quan, tổ chức đó bị phân hóa, mâu thuẫn, mất đoàn kết nghiêm trọng, kéo dài, hoạt động kém hiệu quả, gây ra những dư luận không tốt cả trong nội bộ và xã hội, càng thúc đẩy nhanh hơn, lan rộng hơn quá trình TDB, TCH trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó. Ở ngoài xã hội, các nhóm này tăng cường tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch, phổ biến những luận điệu lệch lạc, trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước nhằm lôi kéo những người thiếu bản lĩnh chính trị, lập trường không vững vàng, từ đó tạo ra dư luận, ảnh hưởng trong quần chúng ủng hộ cho các quan điểm, hoạt động sai trái của họ.

Giai đoạn này kết thúc khi những nhóm TDB, TCH bị phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời hoặc khi các nhóm này trở thành số đông trong nội bộ hoặc chiếm giữ được các cương vị lãnh đạo, quản lý, vị trí chủ chốt trong cơ quan, tổ chức thuộc HTCT XHCN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận diện tự diễn biến, tự chuyển hóaở việt nam hiện nay (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)