7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng,
3.3.6. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ và nâng cao hiệu quả công tác
công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng
- Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ
Đảng, Nhà nước cần khẩn trương hệ thống hóa lại các văn bản của Đảng, Nhà nước đã ban hành có nội dung liên quan đến bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật Nhà nước… Trên cơ sở đó, phát hiện những thiếu sót, hạn chế, điểm lạc hậu với tình hình để kịp thời đề xuất và có kế hoạch ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản phục vụ công tác BVCTNB, góp phần phòng, chống TDB, TCH. Trong đó, Đảng, Nhà nước cần ban hành chỉ thị, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống TDB, TCH.
Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện các quy định của Đảng và Nhà nước liên quan đến BVCTNB nhằm góp phần phòng, chống TDB, TCH. Trước mắt cần tiếp tục quán triệt và thực hiện đúng Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị (khoá X) về công tác BVCTNB. Chú trọng nắm và giải quyết đúng đắn các vấn đề về chính trị hiện nay; giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp tồn đọng về lịch sử chính trị. Khi xem xét, giải quyết các vấn đề về BVCTNB Đảng, đối với từng trường hợp cụ thể, cần chú trọng giải quyết đúng đắn các mối quan hệ sau: Giữa lịch sử chính trị và chính trị hiện hành thì coi trọng chính trị hiện hành; giữa lịch sử chính trị gia đình và bản thân thì coi trọng lịch sử chính trị bản thân; giữa tiếp nhận đầu vào và giải quyết đầu ra thì chú trọng khi tiếp nhận đầu vào; giữa sử dụng và xử lý cán bộ thì coi trọng việc sử dụng cán bộ.
Thường xuyên thực hiện rà soát chính trị nội bộ nhằm củng cố nhân sự, làm trong sạch nội bộ, loại trừ những nguyên nhân, điều kiện của TDB, TCH. Khi xác định có dấu hiệu nảy sinh những biểu hiện của TDB, TCH, cấp ủy, thủ trưởng các
cơ quan thống nhất cách thức, biện pháp củng cố nhân sự, loại trừ những điều kiện, nguyên nhân của TDB, TCH nhằm tái lập môi trường đơn vị, cơ quan trong sạch, giúp hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng, tác hại của quá trình này đối với HTCT.
Các ban BVCTNB, cơ quan Đảng, các bộ phận bảo vệ nội bộ và với các cơ quan ban ngành tiến hành xác minh, thẩm tra những CBĐV có biểu hiện TDB, TCH nhằm giúp nhận ra những dấu hiệu về tư tưởng chính trị không vững vàng, về sự tha hóa đạp đức lối sống, trường hợp tham ô, tham nhũng, vi phạm các điều đảng viên không được làm, biểu hiện không thực hiện các chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, chống lại Nhà nước, chống lại ĐCSVN. Căn cứ theo chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ của các đơn vị trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, các đơn vị phát hiện, xử lý các đối tượng có biểu hiện liên quan đến TDB, TCH theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Có thể tiến hành nhiều biện pháp xử lý khác nhau, tùy vào tính chất, mức độ của những biểu hiện TDB, TCH trên cơ sở đảm bảo tính nghiêm minh, chính xác, vừa hợp tình hợp lý, góp phần củng cố lại đơn vị nhưng không đẩy đối tượng vào con đường tiêu cực.
- Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng trong phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Nâng cao vị thế và kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng. Trong điều kiện một Đảng cầm quyền, Đảng phải đủ bản lĩnh, năng lực tự kiểm tra mình, do vậy công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng có vị trí đặc biệt quan trọng. Phải đảm bảo công tác này hoạt động tương đối độc lập, có quyền hạn nhất định với tổ chức chặt chẽ và đội ngũ cán bộ chuyên trách có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, công tâm, khách quan.
Công tác kiểm tra, giám sát cần tập trung kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng, các chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng trên các lĩnh vực; việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác, thực hiện dân chủ trong Đảng, giữ gìn đoàn kết nội bộ; việc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án, nhất là những vụ án nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội; kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ. Chú trọng kiểm tra, giám sát người đứng đầu tổ chức đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra của Chính phủ, công tác giám sát của Quốc hội và các cơ quan hành pháp, tư pháp, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.
Công tác kiểm tra, giám sát chủ động nhận diện cho được một bộ phận đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và những phần tử cơ hội, nhất là những kẻ CHCT nằm ngay trong nội bộ Đảng, nhưng lại tinh vi tìm mọi cách giấu mình để chờ cơ hội thực hiện mưu đồ đen tối; khắc phục cho được tình trạng buông lỏng nguyên tắc tổ chức của Đảng, tự phê bình và phê bình kém, tính chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên sa sút. Trên cơ sở đó, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng phải làm tốt vai trò ngăn chặn quyết định, không để những người cơ hội về chính trị; những người tha hóa đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng và những người bất tài, không có năng lực, trí tuệ... len lỏi vào Đảng. Những đối tượng này rất nguy hiểm, vừa phá hoại Đảng từ bên trong, vừa là môi trường cho các TLTĐ lợi dụng thực hiện DBHB thúc đẩy TDB, TCH. Cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra phải chủ động phát hiện dấu hiệu vi phạm, trong đó có dấu hiệu vi phạm về chính trị hiện nay để có biện pháp ngăn chặn, đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tư cách đảng viên.