7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thúc đẩy cuộc đấu tranh phòng,
3.3.7. Tăng cường công tác nắm tình hình, chủ động phát hiện và đấu tranh,
tranh, xử lý “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”
Chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm những biểu hiện TDB, TCH trong nội bộ cơ quan, đơn vị để giải quyết, xử lý kịp thời. Cần tập trung phát hiện những CBĐV mơ hồ về lập trường chính trị, có quan điểm sai trái, không tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; có lối sống thực dụng, phẩm chất đạo đức không lành mạnh, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, xa rời nhân dân để đấu tranh, xử lý theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác nắm
tình hình cần phát hiện được những nguyên nhân, điều kiện nảy sinh TDB, TCH, để có giải pháp ngăn ngừa hữu hiệu; kịp thời phát hiện âm mưu, hoạt động của các TLTĐ tạo dựng nhân tố TDB, TCH; nắm bắt, phát hiện những biểu hiện TDB, TCH trong đội ngũ CBĐV thuộc HTCT nước ta.
Nội dung nắm tình hình cần tập trung: Tình hình tư tưởng CBĐV trong địa bàn nội bộ. Cần tổ chức nắm tình hình xem những biểu hiện đó như thế nào, diễn ra ở mức độ, tình trạng tiến triển của quá trình này. Âm mưu, hoạt động của địch và các loại tội phạm đối với chế độ chính trị nước ta. Những vụ việc xảy ra trong địa bàn nội bộ có liên quan đến TDB, TCH như tình trạng suy thoái, tập thể mất đoàn kết, vi phạm kỷ luật Đảng, vi phạm pháp luật, tham ô, tham nhũng, vi phạm duy chế dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng. Phát hiện những thiếu sót, sơ hở trong việc phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các biểu hiện TDB, TCH trong nội bộ ta.
Sau khi phát hiện cần mau chóng xác minh, đánh giá, kết luận để có hướng xử lý thích hợp. Những thông tin phản ánh tình hình TDB, TCH cần phải được tập hợp, xử lý, tổng hợp, phân tích, đánh giá, kết luận và có tổ chức sơ kết, tổng kết theo quy định. Nguyên tắc xử lý TDB, TCH phải trên cơ sở đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành từ Trung ương đến địa phương chịu trách nhiệm chính. Công tác xử lý phải góp phần xây dựng và bảo vệ HTCT trong sạch, vững mạnh toàn diện, bảo vệ nội bộ; tránh khuynh hướng giáo điều, quy kết tùy tiện, gây rối nội bộ, đồng thời tránh sự chủ quan, lơ là xem nhẹ vấn đề quan trọng này. Khi xử lý cần chú ý thực hiện theo phương châm: “khách quan, thận trọng, kiên quyết, cụ thể”. “Khách quan” là phải có cách đánh giá đúng đắn, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường đi lên CNXH và lợi ích dân tộc làm đầu. “Thận trọng” là tỉ mỉ, chậm và chắc chắn, điều tra chính xác, không vội vàng, tùy tiện vì nó quyết định đến sinh mệnh chính trị không chỉ của cá nhân mà còn của cả HTCT, của chế độ XHCN Việt Nam. “Kiên quyết” là khi đã có đầy đủ mọi chứng cứ thì phải có biện pháp xử lý dứt điểm, nghiêm minh, nhanh chóng nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tinh tế trong từng trường hợp cụ thể. Với việc xử lý vấn đề này cần làm rõ từng đối tượng TDB, TCH; hành vi, lĩnh vực TDB, TCH nên cần có tính “cụ thể”.
Tiếp tục đổi mới biện pháp công tác và chủ trương đối sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các TLTĐ và giải quyết những vấn đề phức tạp liên quan đến TDB, TCH. Chủ động hợp tác với các nước để tác động nhằm hạn chế các hoạt động chống Việt Nam. Tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại, đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền phá hoại tư tưởng của bọn phản động. Triển khai các biện pháp bao vây, cô lập, lôi kéo phân hóa và đấu tranh với hoạt động của từng đối tượng. Chủ động phát hiện, ngăn chặn các hoạt động móc nối, xâm nhập, hoặc triển khai các hoạt động chống phá vào trong nước. Đồng thời, nâng cao ý thức cảnh giác và “sức đề kháng” cho CBĐV, nhân dân trước hoạt động lôi kéo của các cơ quan đặc biệt nước ngoài và bọn phản động. Phân biệt giữa mâu thuẫn trong nội bộ với những hoạt động chính trị phản động, giữa những người có tư tưởng lệch lạc với những trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật để có hình thức, biện pháp đấu tranh phù hợp. Chủ động nắm tình hình, bao vây cô lập số đối tượng có hoạt động cực đoan chống đối; ngăn chặn không để những người mất cảnh giác hoặc lạc hậu bị lôi kéo, kích động; kiên quyết xử lý những người có hoạt động vi phạm pháp luật; không để bên ngoài móc nối lôi kéo hoặc lợi dụng can thiệp.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài: “Nhận diện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Việt Nam hiện nay”, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. TDB, TCH là một khái niệm tương đối mới, mặc dù đã được nhiều nhà lãnh đạo, nhà chuyên gia, khoa học đặt vấn đề nhưng vẫn chưa có một khái niệm hoàn chỉnh và thống nhất.
2. Dưới tác động của nhiều nguyên nhân, TDB, TCH ở nước ta hiện nay đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều biểu hiện đáng lo ngại. TDB, TCH có thể có trong HTCT xã hội, trong xã hội, nhưng nguy hiểm nhất, cần tập trung phòng, chống nguy cơ TDB trong Đảng, trong HTCT của ta. TDB có thể có trong CBĐV nhưng nguy hiểm hơn cả là trong đội ngũ đảng viên, những người cán bộ có chức, có quyền, cán bộ trung, cao cấp, cán bộ lãnh đạo, quản lý chiến lược, vĩ mô.
3. Trong thời gian tới, một trong những nhiệm vụ đặt ra cho công tác bảo vệ Đảng, chế độ XHCN là phải tăng cường phòng, chống TDB, TCH. Làm tốt công tác giữ vững bên trong, tích cực phòng ngừa, tạo ra sức đề kháng trong nội bộ; vì vậy, cần thực hiện tổng hợp các giải pháp đồng bộ trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng, củng cố HTCT trong sạch, vững mạnh, bảo vệ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; tạo đồng thuận trong xã hội, ngăn chặn và đẩy lùi những nhân tố TDB, TCH.
Qua quá trình nghiên cứu, đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tác giả kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Hoàng Anh (2013), Luận án tiến sĩ Triết học: Phê phán quan điểm phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội.
2. Phạm Ngọc Anh (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ:
Triết lý phát triển Hồ Chí Minh - Lý luận và thực tiễn, Hà Nội.
3. Kỳ Anh (2014), Các chủ nợ nước ngoài của Việt Nam là ai?, baomoi.com.
4. Nguyễn Bá Ân (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài: Tầm nhìn và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2030, Hà Nội.
5. Vũ Đình Bách (2005), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước: Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hà Nội.
6. Ban Bí thư (2009), Chỉ thị 34/CT-BBT: Tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, Hà Nội.
7. Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (2012), Sách chuyên khảo: Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
8. Ban Chấp hành Trung ương (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII): Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Hà Nội.
9. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết số 12-NQ/TW Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Hà Nội.
10.Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2005), Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
11.Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
12.Ban Tuyên giáo Trung ương (2009), Đề cương tuyên truyền Chỉ thị 34/CT- BBT: Tăng cường đấu tranh chống âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa” của các thế lực thù địch của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa”, Hà Nội.
13.Nguyễn Duy Bắc (2007), Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ: Sự biến đổi các giá trị vă hóa trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Hà Nội.
14.Nguyễn Duy Bắc (2008), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ: Xây dựng và phát triển con người Việt Nam trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, Hà Nội.
15.Nguyễn Khánh Bật (2010), Báo cáo tổng kết đề tài KX 03.01: Nâng cao đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, Hà Nội.
16.Phan Xuân Biên (2009), Đấu tranh với những biểu hiện TDB, bảo đảm an ninh tư tưởng trong tình hình mới, tuyengiao.vn.
17.Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản - Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2013), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
18.Bộ Công an (2012), Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tình hình hiện nay, Hà Nội.
19.Bộ phận Thống kê ASEAN (2012), Việt Nam có phải là con rồng Châu Á mới.
20.C. Mác - Ph. Ăngghen (1848), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, marxist.org
21.Trịnh Quang Cảnh (2011), Lý luận tiên phong không phải là những điều có sẵn, xaydungdang.org.vn.
22.Kim Văn Chính (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ:
Vấn đề chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
23.Vũ Hoàng Công (2007), Tổng quan khoa học đề tài khoa học cấp Bộ tuyển thầu: Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hà Nội.
24.Cục Tình báo Trung ương Mỹ (2014), Vietnam, cia.gov.
25.Nguyễn Văn Dân (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài cấp Nhà nước: Những nhân tố cơ bản tác động đến sự biến đổi của con người và văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
26.Tô Xuân Dân (2005), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến tư duy và đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Hà Nội.
27.Nguyễn Thị Doan (2005), Báo cáo tổng quan: Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật trong Đảng nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Hà Nội.
28.Vũ Trọng Dung (2007), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ:
Xây dựng lối sống dân tộc - hiện đại ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội.
29.Phạm Ngọc Dũng (2008), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ:
Nhà nước pháp quyền - Từ lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin đến thực tiễn hiện nay, Hà Nội.
30.Phạm Văn Dũng (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước: Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Hà Nội.
31.Trần Thị Anh Đào (2009), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ: Giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên Việt Nam hiện nay, Hà Nội.
32.Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.
33.Phạm Đình Đảng (2005), Phòng, chống “diễn biến hòa bình” và “tự diễn biến hòa bình”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự tháng 5-6/2005.
34.Phùng Khắc Đăng (2007), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài độc lập cấp Nhà nước: Nghiên cứu các giải pháp giáo dục chủ nghĩa yêu nước, xây dựng ý chí quyết chiến quyết thắng cho quân và dân ta trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kỳ mới, Hà Nội.
35.Nguyễn Hữu Đồng (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ: Cái phổ biến và cái đặc thù về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội.
36.Phạm Duy Đức (2005), Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ: Văn hóa dân tộc Việt Nam trước thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng và giải pháp, Hà Nội.
37.Phạm Duy Đức (2005), Báo cáo tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ: Văn hóa dân tộc Việt Nam trước thách thức của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng và giải pháp, Hà Nội.
38.Phạm Duy Đức (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước: Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội.
39.Ngô Huy Đức (2008), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp Bộ: Lý luận về xã hội công dân - Một số vấn đề về xây dựng xã hội công dân ở Việt Nam, Hà Nội.
40.Trần Ngọc Đường (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài: Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
41.Nguyễn Văn Giang (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ: Thực hiện nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật ở Việt Nam giai đoạn hiện nay, Hà Nội.
42.Hoàng Thúy Giang (2005), Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài cấp Nhà nước: Cục diện chính trị thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Hà Nội.
43.Nguyễn Hoàng Giáp (2011), Bản kiến nghị đề tài khoa học cấp Bộ: Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam, Hà Nội.
44.Nguyễn Ngọc Hà (2010), Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp Nhà nước:
Đặc điểm tư duy và lối sống của con người Việt Nam hiện nay và những vấn đề đặt ra trước yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế, Hà Nội.
45.Nguyễn Thị Thanh Hà (2014), Luận án tiến sĩ Triết học: Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc với việc xây dựng lối sống mới cho sinh viên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, Hà Nội.
46.Nguyễn Đức Hạt (2010), Báo cáo tổng kết đề tài: Vấn đề phát huy dân chủ và đoàn kết thống nhất trong nội bộ Đảng, Hà Nội.
47.Dương Phú Hiệp (2005), Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước: Cục diện Châu Á - Thái Bình Dương (trọng tâm là Đông Bắc Á và Đông Nam Á) trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Hà Nội.
48.Lương Khắc Hiếu (2005), Tổng quan khoa học đề tài cấp Bộ: Những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị của CBĐV ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
49.Hoàng Ngọc Hoa (2007), Tổng quan khoa học đề tài khoa học tuyền thầu cấp Bộ: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của nó đến sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hà Nội.
50.Nguyễn Văn Hòa (2005), Báo cáo tổng hợp đề tài KX 03.03: Nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Đảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,