2.1 TÍNH LIÊN VĂN BẢN
2.1.2. Sự giễu nhại lại các văn bản cũ
Sự giễu nhại lại văn bản nguyên thủy hay còn gọi là thủ pháp viết lại các văn bản cũ một đặc điểm của tính liên văn bản. Tính liên văn bản có tác
động và quan hệ chặt chẽ với bản chất thể loại của tiểu thuyết (nhƣ một hiện thực ngôn ngữ - nơi mỗi văn bản tiểu thuyết là sự gợi nhắc, đối thoại hay giễu nhại một văn bản tiểu thuyết đã tồn tại trƣớc đó). Nhân vật của
Chinatown, ngƣời đang viết I’m yellow, lại cũng là tác giả của Made in Vietnam, tiểu thuyết do chính Thuận in năm 2003 tại nhà xuất bản Văn Mới (Mỹ). “Tôi” của Chinatown nói: “Tôi lo Phượng của Made in Vietnam lại quay về ăn vạ. Mấy tháng liền tôi thấy Phượng gõ cửa. Phượng nói chị ơi, chị lại cho em làm nhân vật chính của chị nhé. Lằng nhà lằng nhằng thế mà Phượng thắng. Phượng lẻn vào được hai truyện ngắn của tôi”
Nguyễn Bình Phƣơng không viết lại các văn bản cổ điển hay khai thác những thể loại trinh thám, khoa học viễn tƣởng, mà tính giễu nhại thể hiện ngay ở chính hệ thống tác phẩm của mình. Các tác phẩm của anh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Đặc điểm này có thể thấy rõ nhất ở mối liên hệ giữa hai tiểu thuyết Bả giời và Thoạt kỳ thủy. Thoạt kỳ thủy có thể coi là tác phẩm nhại Bả giời. So sánh Thoạt kỳ thủy với Bả giới dễ thấy sự phân công trong cách tiếp cận hiện thực. Bả giời hầu nhƣ mới khai thác cái phần hữu thức của làng Phan, cái phần vô thức mặc dù cũng đƣợc nhắc đến: đó là những sự kiện kỳ lạ, khác thƣờng: hai cha con Tƣợng vẫy đƣợc tai, Tƣợng bị rắn mào quấn quanh ngƣời mà không bị cắn chết, nhƣng phải đến Thoạt Kỳ Thủy Nguyễn Bình Phƣơng mới chạm tới đƣợc. Sân khấu đời thƣờng của nhân vật đƣợc giới thiệu trong Thoạt kỳ thủy hình nhƣ đƣợc thể hiện đầy đủ và rõ nét hơn trong Bả giời chứ không phải trong chính tác phẩm. Bả giời
chính là một phần tất yếu nhƣ một thứ “vô ngôn” trong Thoạt kỳ thủy, là phần hữu thức cần thiết bổ trợ để lý giải những ám ảnh của con ngƣời nơi đây. Thế giới nhân vật Bả Giời cũng trở lại trong Thoạt kỳ thủy không chỉ trùng tên mà còn mang chung tính cách, đặc điểm ngoại hình (nhƣ ông Bồi què, bà Linh lùn…). Không những thế có những nhân vật còn trở đi trở lại
trong nhiều tác phẩm nhƣ ông Bồi què (Vào cõi, Thoạt kỳ thủy, Những đứa trẻ chết già ..). Vinh con của lão cũng xuất hiện trong hai tác phẩm Vào cõi
và Thoạt kỳ thủy, bà Linh lùn – thằng Chanh con bà cũng xuất hiện ở Vào cõi, Những đứa trẻ chết giàvà Thoạt kỳ thủy hay bà Châu Cải, ông Điện .... Mặc dù đây chỉ là những nhân vật phụ, không đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của câu chuyện nhƣng nó lại tạo ra một không gian có vẻ nhƣ không đổi làm nền cho câu chuyện. Khiến ngƣời đọc có cảm giác vẫn trong không gian ấy, mảnh đất ấy chỉ có số phận của những nhân vật khác. Với kiểu kết cấu này, một nhân vật, một con ngƣời sẽ đƣợc sống “lập thể” ở nhiều thế giới khác nhau, trên nhiều phƣơng diện và trong nhiều vai khác nhau - các giới hạn không gian và thời gian vì thế mà đƣợc mở ra đến vô hạn... Trong “Nguyễn Bình Phương lục đầu giang tiểu thuyết”, Đoàn Ánh Dƣơng đã có nhận xét “Bả giời là dòng chảy thứ nhất. Thoạt kỳ thủy theo sau nhƣ một nắn dòng và khuôn định nó lại… Bả giời là cái lòng sông cũ, dòng còn nhỏ và nông Thoạt kỳ thủy đã lựa thế nƣớc mà khoét sâu thêm vào cái lòng sông ấy”
Thụy Khuê cho rằng nếu Thoạt kỳ thủy đƣợc in cùng thời với tập trƣờng ca Khách của trần gian (NXB Văn học, Hà Nội 1996) thì có lẽ ngƣời đọc dễ tiếp nhận hơn, vì thơ “dẫn” cho văn, văn “vận” vào thơ, bởi Nguyễn Bình Phƣơng là nhà văn có căn “thơ”. Điều đó không phải không có lý. Bởi Khách của trần gian là tập trƣờng ca đầu tay của Nguyễn Bình Phƣơng, nhƣ một sự khơi thông bắt đầu cho một dòng chảy chứa nhiều điều bí ẩn, những tiểu thuyết về sau đã khơi rộng dòng chảy đó, lý giải những điều bí ẩn và những điều chƣa nói hết đƣợc trong thơ:
Bãi tha ma Linh Nham hoang vu Cây Cậm cam rờn xám
Trong vàn lá tí xíu Những vực thẳm lẳng lờ Mạch rễ vươn chậm chậm …
Con đường trắng lừ lừ đi xuống nước Bè vó ngủ
Giấc mù lòa màu đá gan gà
Một cái bóng xanh xao trùm qua đỉnh núi Một người mẹ run run đặt tay lên bụng Giờ nào con ra
……….
Những đứa trẻ tuổi trâu Những đứa trẻ tuổi hùm
Những đứa trẻ chết già bên đường Những đứa trẻ ngủ mơ màng trên cỏ. Những đứa trẻ trẹn mây chăn chim Những đứa trẻ dưới nước chăn cá Những đứa trẻ mồ côi trôi vĩnh viễn Trôi như một nụ hoa tái nhợt
Trôi không bao giờ nở
Hay:
Ông thiến lợn quang dây thòng lọng Không khí kêu eng ec
(Khách của trần gian)
Những yếu tố : tha ma, vực thẳm, bụi Cậm cam, những đứa trẻ chết già... đã xuất hiện trong Khách của trần gian và nó còn xuất hiện nhiều lần trong những tác phẩm khác, thậm chí còn trở thành tiêu đề cho những cuốn
tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Trong Người đi vắng Chung luôn bị ám ảnh bởi ông thiến lợn. Khiến ta có cảm giác ông thiến lợn đó có sức sống từKhách của trần gian đến Người đi vắngvẫn là điều ám ảnh nhân vật.
Mỗi câu thơ trong Khách của trần gian là một luận đề và muốn hiểu đƣợc nó phải đặt nó trong hệ thống tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng. Có thể nói mỗi tác phẩm vừa là một chỉnh thể văn bản hoàn chỉnh vừa có sự liên kết với toàn bộ hệ thống tác phẩm của anh. Nhƣ vậy có thể thấy tính liên văn bản đã làm tăng thêm độ sâu cho tác phẩm.
Michel Foucault cho rằng: “biên giới của một cuốn sách không bao giờ thực rõ ràng: vƣợt ra ngoài nhan đề, dòng chữ đầu tiên và dấu chấm cuối cùng, vƣợt ra ngoài cấu trúc nội tại và hình thức mang tính tự trị của nó, nó bị bắt gặp quả tang là đang hoà lẫn vào một hệ thống quy chiếu đến các cuốn sách khác, các văn bản khác, các câu văn khác: nó chỉ là cái gút trong một mạng lƣới lớn... Cuốn sách không phải là một vật thể chúng ta cầm trên tay... Sự thống nhất của nó thƣờng biến dạng và rất tƣơng đối.”