Yếu tố kỳ ảo trong tổ chức thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (Trang 87)

3.2 YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN THỜ

3.2.2 Yếu tố kỳ ảo trong tổ chức thời gian

Thời gian là một vấn đề được lưu ý đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện, bởi lẽ khi tìm một định nghĩa đơn giản nhất về kể chuyện, người ta cho rằng đó chính là nghệ thuật xếp đặt những chuỗi tình tiết hoặc nghệ thuật trình bày các sự kiện trong mối liên hệ với thời gian (Nguyễn Văn Dân -Dẫn luận văn học - Nghiên cứu và ứng dụng, NXB Giáo dục, 1999). Con ngƣời luôn chịu một nỗi ám ảnh về thời gian và thực tế là mọi hoạt động của con ngƣời đều diễn ra trong thời gian. Thời gian trong một tác phẩm nghệ thuật có thể vừa là đề tài sáng tạo vừa hiện diện với tƣ cách là một thành tố cấu tạo nên thế giới hình tƣợng. Ở đây chúng tôi quan tâm tới cả hai phƣơng diện này. Nếu với tƣ cách là một đề tài tác giả có thể thông qua cảm quan về thời gian để bộc lộ quan niệm nhân sinh của mình. Còn

với tƣ cách một thành tố cấu tạo tác phẩm thời gian sẽ đƣợc quan tâm ở khía cạnh nhƣ một thủ pháp nghệ thuật. Sự chênh lệch giữa thời gian kể và thời gian đƣợc kể góp phần tạo nên giọng điều trần thuật cũng tƣơng tự nhƣ vậy các biện pháp tỉnh lƣợc, xảy lặp, hồi cố ... khi miêu tả thời gian thƣờng đem lại những hiệu quả nghệ thuật cao. Tiểu thuyết là một thể loại mà khả năng sử dụng thời gian cực kì linh hoạt và mang đậm màu sắc chủ quan.

Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm cho thấy đặc điểm từ duy của tác giả (Lê bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, 2004).

Thời gian trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng đƣợc tác giả chú ý khai thác nhƣ một phƣơng tiện biểu hiện quan niệm tƣ duy của tác giả và cũng là hình thức tồn tại của các hình tƣợng nghệ thuật khác. Tuy nhiên ở đây do phạm vi đề tài chúng tôi không quan tâm đƣợc hết tới các thủ pháp sử dụng thời gian của tác giả mà chú ý tới thời gian mang tính kì ảo, có sử dụng cái kì ảo nhƣ là một thủ pháp nghệ thuật mà thôi. Trên phƣơng diện đó có thể thấy tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng nổi bật một số đặc điểm về thời gian nhƣ ảo hóa thời gian thực, tác giả thƣờng dùng những con số khá chính xác và cụ thể để miêu tả thời gian song thực tế đó lại chính là một cách làm ảo thời gian của tác giả. Một đặc điểm nữa là Nguyễn Bình Phƣơng thƣờng lựa chọn khoảng thời gian mang tính giao chuyển và những khoảng thời gian hay gắn với cái kì ảo để miêu tả.

3.2.2.1 Thời gian bị tẩy trắng

Trong Thoạt kỳ thủy câu chuyện bắt đầu vào lúc Mƣời một giờ mƣời lăm và kết thúc vào lúc Mƣời hai giờ khi con cú bay lên. Mở đầu mỗi đoạn truyện về con cú luôn đƣợc bắt đầu bằng mốc thời gian cụ thể mƣời một giờ mƣời bảy, mƣời một giờ hai mƣơi, mƣời hai giờ kém mƣời chín, mƣời

hai giờ... Con cú tự nhiên bị sa xuống dòng sông Cái chẳng rõ nguyên nhân và trong vòng bốn mƣơi lăm phút câu chuyện về con cú ấy đã có một con ngƣời đƣợc sinh ra lớn lên sống trọn vẹn gần hai mƣơi năm cuộc đời mình. Vậy mối liên hệ thời gian giữa vòng đời của con cú và của Tính là ở đâu. Tính ảo của thời gian là ở chỗ bốn mƣơi lăm phút rất chính xác ấy không trùng khít lên hai mƣơi năm cuộc đời Tính nhƣng nó lồng trong đó ẩn hiện trong đó và con cú hiện diện trong cuộc đời Tính. Đâu là nguyên lí bốn mƣơi lăm phút có thể tƣơng ứng song hành với hai mƣơi năm. Đó là cái ảo của trục thời gian này. Tác dụng lớn nhất của kiểu tổ chức thời gian này là nó gợi cho ngƣời đọc những sự liên tƣởng, liên hệ các thời gian với nhau. Khoảng thời gian của nhân vật này gợi nhớ về khoảng thời gian về nhân vật khác nhƣ thể giữa họ là một sự nối tiếp song trùng đến kì ảo.

Những mốc thời gian cụ thể trong tiểu thuyết cũng đƣợc Nguyễn Bình Phƣơng dựng lên với một âm hƣởng huyền bí, ghê rợn: “Ngày mùng 7 tháng 6 giờ dậu, dân làng thấy trong đáy ao nhà Trường hấp bốc lên khí trắng hình con rắn. Ngày mùng 9 tháng đó, về phía tây có đám mây màu đỏ xuất hiện hình dáng không khác gì người đàn ông cụt đầu, tay cầm con dao quắm.” (Những đứa trẻ chết già). Càng những hiện tƣợng kì lạ tác giả càng sử dụng thời gian chi tiết và chính xác nhƣ một lối chép nhại sử vậy. Đó là cách để tác giả từ chối bình luận về các sự kiện chi tiết dị thƣờng chỉ đơn thuần là một việc ghi chép. Tất cả những con số trở nên vô nghĩa! Vì các số thực đó đã bị làm nhòe bởi các hiện tƣợng các chi tiết kì ảo. Không cố thuyết phục ngƣời ta tin nhƣng tác giả cố gắng thể hiện tác phẩm của mình sao cho chân thực và tự nhiên nhất. Thực chất thủ pháp này không phải là quá đặc biệt trong cách tự sự hiện đại, ngƣời kể chuyện luôn cố gắng xóa trắng âm sắc tự sự sao cho câu chuyện diễn ra khách quan nhất thì lối ghi chép nhƣ vậy không phải là lạ. Nét độc đáo ở đây là khả năng gây nên cảm giác tâm lí huyền bí ở bạn đọc. Có gì đó dƣờng nhƣ rất nghịch

chiều cái thực lại biểu hiện sâu sắc cái ảo. Tất cả các con số cụ thể đến từng phút đã bị các chi tiết kì ảo làm nhòe trở thành thời gian trắng

Nguyễn Bình Phƣơng hay dùng những số từ chính xác để miêu tả thời gian. Cách làm này có tác dụng trƣớc hết là xóa trắng dấu ấn chủ quan của ngƣời viết tạo một cảm giác khách quan rằng anh ta chỉ ghi chép những chuyện khác thƣờng. Và đằng sau vẻ chân xác ấy thời gian của Nguyễn Bình Phƣơng chỉ là một trục ảo mà thôi. Trí nhớ suy tàn, Những đứa trẻ chết già... có thể coi là những cuộc “chạy trốn thời gian đã qua” – chạy trốn tất cả những gì thuộc về quá khứ nhƣng vẫn không chịu qua đi - mà luôn thƣờng trực và hiện hữu nhƣ một gánh nặng trong đời sống hàng ngày và đặc biệt là trong tâm linh của con ngƣời. Cứ nhƣ thế, sự nhảy cóc bất ngờ, sự đổi chiều đột ngột về mặt thời điểm, thời gian, khiến cho thời gian càng trở nên khó nắm bắt.

Một chiều ngƣợc lại trong cách tổ chức thời gian của Nguyễn Bình Phƣơng là anh sử dụng khá nhiều cách làm mờ hóa thời gian với những khoảng không xác định. Trong Bả giời điệp ngữ xa xửa xa xưa lặp lại nhiều lần nhƣ một cách đẩy thời gian về quá khứ mang màu sắc cổ tích. Điệp ngữ này làm ngƣời đọc chuẩn bị một tâm lí để tiếp nhận những câu chuyện đã xƣa cũ, cổ tích hoặc huyền thoại. Song đó chỉ nhƣ một bức màn để các nhân vật kể về quá khứ của mình mà khoảng cách với thực tại lại rất ngắn. Tƣơng tự nhƣ thủ pháp nhại chép sử ở trên, ở đây Nguyễn Bình Phƣơng nhại cách kể chuyện của cổ tích phủ nên câu chuyện một lớp bụi thời gian tăng tính huyền hoặc và mờ ảo.

Xa xửa xa xưa … cô Tấm đẹp tuyệt trần mỉm cười trong quả thị. Xa xửa xa xưa… Người đàn ông đi giật lùi trên con đường heo hút. Xa xửa xa xưa … Mẹ đi nhé, mẹ đi nhé, và hoàng hôn nức nở chảy loang loáng khắp đường tròn. [58 ;117]

Thủ pháp này sử dụng nhiều trong các tác phẩm khác nhƣ Người đi vắng, Những đứa trẻ chết già … Hai biện pháp tƣởng nhƣ đối lập nhau nhƣng lại cùng một mục đích là làm thời gian trở thành một đơn vị mờ ảo tăng thêm tính hoang đƣờng cho câu chuyện.

Sử dụng thời gian thực để làm ảo và phi thời gian là một thử nghiệm mà Nguyễn Bình Phƣơng đã gặt hái đƣợc thành công nhất định. Anh tạo cho tiểu thuyết của mình một thời gian riêng trong đó tính bó buộc của thời gian thông thƣờng mất đi. Ở đó vừa tồn tại trạng thái hỗn mang lộn xộn vừa tồn tại một thế giới vi diệu của tâm linh tinh thần của con ngƣời. Bởi nó đƣợc bao phủ bởi màn sƣơng huyền thoại, của ảo giác và những ám ảnh. Ở đây, thời gian đƣợc gối lên nhƣ tầng tầng lớp lớp, có quá khứ của hiện tại và có quá khứ của quá khứ, khiến ngƣời đọc khó xác định đâu là quá khứ, đâu là hiện tại. Câu chuyện trở nên phi thời gian là ở đó, ngƣời đọc chỉ có cảm giác về các tầng thời gian trùng lên nhau, chứ cảm giác về thời gian của các mạch truyện rất mờ nhạt.

3.2.2.2 Thời gian mang tính biểu tượng

Nguyễn Bình Phƣơng lựa chọn thời gian “tƣợng trƣng - biểu tƣợng” làm bối cảnh tồn tại cho nhân vật ấy. Lúc này, thời gian cũng bị xoá nhòa “các đƣờng viền lịch sử”, “các điểm nhấn xác thực”: ngƣời đọc khó có thể dùng những kinh nghiệm trực tiếp vốn có của mình để cảm nhận, đối chiếu, đánh giá về thời gian trong tác phẩm; thay vào đó, độc giả phải học cách chấp nhận và trải nghiệm một thời gian hoàn toàn mới lạ với anh ta. Quả thực, thế giới nghệ thuật trong các tác phẩm Thoạt kỳ thuỷ, Những đứa trẻ chết già, … “vừa mang dấu ấn thế giới hiện tồn của con ngƣời đƣơng đại vừa giống nhƣ một thế giới không có ở đâu cả (nowhere land) với sự mù mờ của những tên địa danh và sự biến mất của những ký hiệu chỉ thời gian.”

Trong Thoạt kỳ thuỷ, ngay từ tiêu đề tác phẩm, Nguyễn Bình Phƣơng đã tạo điểm nhấn bằng một thời gian mang tính biểu tƣợng – về một buổi ban đầu (thoạt kỳ thuỷ - thời gian) và một cõi hỗn mang (thoạt kỳ thuỷ - không gian): cả hai đều mờ mịt, hoang sơ, bí ẩn nhƣ những ẩn số.

Thoạt kỳ thủy có xuất phát điểm từ một thời gian cụ thể với những địa danh xác thực: làng Linh Sơn, không xa Linh Nham (Động Hỷ, Thái Nguyên - với Phù Liễu, Núi Hột, bãi Nghiền Sàng…). Song thời gian ấy đã nhanh chóng đi đến sự trừu tƣợng, mờ ảo. Tính bất ổn xuất hiện khi ngƣời đọc nhận thấy con sông hay đƣợc nhắc đến, sông Cái, chỉ là một cái tên không có thật; và mặt trăng ám ảnh toàn bộ thiên tiểu thuyết cũng không xuất hiện nhƣ một dấu hiệu của thời gian mà chỉ là “tiếng vọng” từ một vùng tiềm thức xa xôi, hoang lạnh của nhân vật Tính. Xóm của Tính, nơi diễn ra phần lớn các sự kiện, lại không có tên và chỉ đƣợc tả một cách sơ sài, khó nắm bắt: “Bên rặng bạch đàn rì rầm đen, những đám sương lóe sáng. Từng luồng trắng vươn đến, ưỡn cong, va chạm rồi ngả ra, sáp lại, quằn quại, rạp xuống, xắn bện thành một mớ hỗn độn, bùng nhùng” (tr. 36), “Trăng u u rơi xuống mặt sông. Sương lên, sương lên” (tr. 35), “Ao Lang đen thẫm, lầm lì, bí ẩn như khuôn mặt người câm” (tr. 41), “Bên kia sông, bóng người gánh nước chập chờn” (tr. 65),“Những vòng tròn trắng…Nhanh rồi chậm, rồi nhanh, lại chậm” (tr. 151)… Nhƣng dƣờng nhƣ tất cả các mô tả này chỉ nhằm mục đích gợi lên những “phong cảnh nội tâm, những vùng tối” trong các nhân vật (Đoàn Cầm Thi) chứ không phải là một bối cảnh thời gian sắc nét, rõ ràng.

Thời gian trong (Những đứa trẻ chết già) cũng mang ý nghĩa biểu tƣợng. Thời gian của bốn ngƣời đàn ông trên xe trâu xuất hiện trong màn “vô thanh” của tác phẩm, qua những đối thoại rời rạc và sự không gắn kết giữa từng ngƣời trong họ với nhau, đó là biểu tƣợng cho phần suy nghĩ,

chiêm nghiệm lặng lẽ của con ngƣời về thế giới (nhƣ một đối cực với phần hành động ồn ào, vô phƣơng hƣớng của những nhân vật khác trong tiểu thuyết). Thời gian trên chiếc xe trâu gọi về một chuyến đi không có đích đến nó làm ngƣời ta liên tƣởng tới cái chết và một cõi hƣ vô xa xăm. Chiếc xe trâu nhƣ một biểu tƣợng, cho nên có lúc ông nhìn xuống và thấy dƣới chân mình là một khoảng trong suốt chiếc xe và ngƣời đánh xe nhƣ là không có tuổi ở ngoài thời gian. Đó là thời gian của một dòng chảy hƣớng về cái chết. Bên cạnh đó là chuyện về làng mà nhân vật ông kể về cây si có những ngƣời chết tìm về là quá khứ của một không gian làng có gia đình lão Liêm đang sống? Tiếng “lọc cọc” của chiếc xe trâu hay sau này là tiếng “cốc cốc” trong Ngồi nhƣ một âm thanh truyền từ kiếp này sang kiếp khác, cảm giác về thời gian bị nhòe đi, khó nắm bắt và trở nên phi thời gian.

Với nỗ lực xây dựng, thời gian “không lúc nào cả” - phi lịch sử, tác giả đã chủ động tƣớc đi tính lịch sử, tính minh bạch của thời gian trong tiểu thuyết. Song chính tính chất tƣợng trƣng - biểu tƣợng ấy của thời gian lại khiến cho sự xuất hiện của nhân vật trở nên kì lạ hơn, ám ảnh hơn, và ở một số trƣờng hợp, mang tính khái quát hơn: nhƣ tính “nhân loại”, tính “vĩnh hằng”…

3.2. HỆ THỐNG BIỂU TƯỢNG

Biểu tƣợng cũng là một mã văn hóa, có sức khái quát, có tính đa nghĩa và một thể hiện phƣơng thức tƣ duy của nhà văn. Tham gia vào cấu trúc văn bản, biểu tƣợng trở thành một dạng mã hóa các tƣ tƣởng chủ đề mang tính chủ quan của nhà văn về đời sống. Do vậy xét trong cấu trúc văn bản, nó cũng là một thứ ngôn ngữ, vì biểu tƣợng luôn luôn gắn với một thông điệp nào đó.

Tiểu thuyết mang yếu tố cách tân trong những năm gần đây “hầu hết tiểu thuyết nào cũng tạo ra đƣợc rất nhiều biểu tƣợng nghệ thuật có sức khái quát và khả năng gợi nghĩa rất cao… Hình tƣợng thiên sứ trong tiểu thuyết cùng tên đƣợc lấy ra từ các huyền thoại có tính tôn giáo. Bào thai

trong Thiên thần sám hối đi ra từ quan niệm hài nhi - sinh thể sống trong cách nhìn và đo tính đời một con ngƣời của Á Đông cổ truyền …” [9]. Một tác phẩm của nhà văn Thuận đƣợc coi là tác phẩm có tính biểu tƣợng ngay từ tên tác phẩm là Chinatown, chính từ này đã bao hàm một biểu tƣợng văn hóa. Nó là tên gọi những khu phố hay cụm khối phố tập trung Hoa kiều hoặc phần lớn Hoa kiều. Chinatown là một cụm từ rất thông dụng, nó mang tính phổ quát cho tất cả các phố Hoa kiều ở bất kỳ đâu trên thế giới. Tác phẩm Chinatown là dòng hồi tƣởng của một ngƣời đàn bà và một đứa con. Họ có mối quan hệ với ba đất nƣớc Việt Nam, Trung Quốc và Pháp, có cơ hội có ba quốc tịch nhƣng chính họ lại không có tổ quốc. Chinatown nếu dịch ra tiếng Việt là Phố tầu sẽ làm mất đi ý nghĩa biểu tƣợng của từ nguyên gốc, mất đi cảm thức xuyên suốt tác phẩm, mất đi cái hay độc đáo của nó. Bởi Chinatown đƣợc hiểu “sự tha hương”(Hoàng Nguyễn, evan.com.vn). Vậy biểu tƣợng này có thể đƣợc coi là một thứ ngôn ngữ hàm súc nhất, truyền đạt nội dung nhanh nhất đến độc giả.

Trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng có một hệ thống biểu tƣợng, tạo nên hàng loạt những mật mã, khiến tác phẩm trở nên kì ảo, đồng thời tạo nên cho tác phẩm có một chiều kích mới, khiến ngƣời đọc phải luôn tìm tòi suy nghĩ. Có thể kể đến một số biểu tƣợng nhƣ: trăng, con cú, chó, đêm trong tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy; hay con bướm, con chim chèo bẻo, con cá trong tiểu thuyết Ngồi. Hình ảnh người đàn ông điên, người đàn bà mặc áo vàng và ba vạch lượn sóng song song trong Trí nhớ suy tàn. Mỗi một biểu tƣợng đều có một ý nghĩa riêng và chúng đƣợc liên đới với nhau. Chúng đều là những ngôn ngữ biểu tƣợng gắn với cái vô thức của

nhân vật trong tác phẩm. Ở đây chúng tôi đi vào lý giải một vài biểu tƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)