2.3 TÍNH PHÂN MẢNH
2.3.1 Cốt truyện phân rã
Cốt truyện hiểu theo nghĩa khái quát là: “một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một
cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong một quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tƣ tƣởng tác phẩm” [44]. Cốt truyện thƣờng theo tiến trình vận động của các sự kiện: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút. Tất nhiên không phải lúc nào cũng đầy đủ các thành phần. Đối với tác phẩm tự sự truyền thống, cốt truyện giữ vai trò quan trọng góp phần quyết định thành công của tác phẩm. Thông qua cốt truyện ngƣời đọc có thể tóm tắt nội dung câu chuyện mà nhà văn miêu tả, thể hiện. Đó là hiện thực vận động theo chiều tuyến tính, định hƣớng cho ngƣời đọc khá rõ. Nhƣng trong văn học hôm nay thì vai trò cốt truyện trở nên mờ nhạt. Xu hƣớng co giãn cốt truyện bao trùm trong các sáng tác. Dễ nhận thấy tiểu thuyết hiện đại có cấu trúc lỏng lẻo, cấu trúc phân mảnh, văn bản tiểu thuyết hiện đại đƣợc lắp ghép bởi những mảng trần thuật khác nhau.
Nhƣ vậy vai trò của cốt truyện bị hạn chế đến mức tối đa, có khi không có cốt truyện, hoặc là những mảnh bị đảo lộn trật tự hoặc khó lắp ghép các mảnh khác nhau. Các tác phẩm trở nên khó nắm bắt, khó tóm tắt khó kể lại. Việc này gây khó khăn cho ngƣời đọc khi muốn nhận ra logic bên trong của các tác phẩm. Vì thế buộc ngƣời đọc phải tƣ duy, ngẫm nghĩ chứ không nhƣ đọc tiểu thuyết đƣợc sáng tác theo hƣớng truyền thống, bởi những tác phẩm đó có sự dẫn dắt định hƣớng của tác giả.
Tiểu thuyết Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI đã xuất hiện hiện tƣợng phân rã cốt truyện. Vai trò then chốt của cốt truyện bị mất đi, tác giả “đập vỡ các mảng văn bản trần thuật thành những mảnh vụn rời rạc, xô lệch, không theo một trật tự nhân quả nào, và tƣơng ứng với mỗi mảnh của hiện thực đời sống đƣợc biểu hiện ” và “thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính (protagoniste), tự sự tan vỡ thành một chuỗi lắp
ghép các phân đoạn, các "mảnh vỡ" của cuộc đời nhân vật chính.. , thay vì triển khai tự sự bám vào “cuộc phiêu lƣu của nhân vật chính” nhà văn lại biến tự sự trở thành một cuộc phiêu lƣu của cái viết, nghĩa là sự lắp ghép ngẫu nhiên những mảnh vỡ - những sự kiện phân tán rời rạc”. Nó hoàn toàn không đồng nhất với tác phẩm “phi cốt truyện”. Hiện tƣợng phân rã cốt truyện xuất hiện phổ biến trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng.
Nguyễn Bình Phƣơng đã từng trả lời, hãy kể lại tác phẩm của tôi ƣ? đó chính là:
“Một cô gái đất Hà thành, với hai ngƣời tình, một hiện tại, một đã là kí ức. Cô ta chơi vơi, chao đảo trong ấn tƣợng về hai ngƣời tình đó và sa vào mớ bòng bong của kí ức mờ mờ tỏ tỏ. không thể quên nhƣng cũng không nhớ đƣợc điều gì rõ ràng khiến cuộc sống của cô không yên ổn. Cuối cùng quyết định ra đi” (Trí nhớ suy tàn)
“Một kẻ tâm thần do cú đạp của ngƣời cha nghiện ngập từ khi còn trong bụng mẹ. Hắn ta từ nhỏ đã thích giết chóc, lại lớn lên trong một môi trƣờng đầy bạo lực của những kẻ điên loạn, cơn khát máu ngày càng nặng, hắn giết nhiều ngƣời xung quanh và tự hủy diệt mình”( Thoạt kỳ thủy)
“Đó là câu chuyện của một ngƣời trí thức làm việc trong một cơ quan. Các cuộc tranh cãi và lời lẽ của những kẻ xung quanh làm cho anh ta mệt mỏi và cáu kỉnh. Thế là anh đứng dậy để bày tỏ sự bất bình của mình. Nhƣng rồi một hôm anh quyết định cứ ngồi thế, nhƣ tín hiệu thờ ơ trƣớc mọi sự. Anh tiếp tục quan sát và quyết định chọn một cách đối thoại khác. Có lẽ đó là cách thức của một kẻ thông thái mà nhân vật của tôi hoá thân vào”. (Ngồi)
Từ những tâm sự trên của Nguyễn Bình Phƣơng ta nhận thấy tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng không phải là cuộc chia tay vĩnh viễn với truyền thống. Về cơ bản những biến cố quan trong cuộc đời nhân vật vẫn
đƣợc giữ lại và có thể tóm tắt đƣợc những mạch truyện chính trong tác phẩm của anh, nhƣng cảm quan chung là cốt truyện đã đƣợc giản hóa, trở nên mờ nhạt, đứt gẫy, có khi bị phá tung thành những mảnh vỡ phi trật tự. Có rất nhiều các đoạn truyện đƣợc xếp liền kề nhau song hầu nhƣ rất ít có sự liên kết cả về mạch truyện, lẫn về ngữ pháp. Những cao trào, thắt nút, mở nút của cốt truyện đã bị nhấn chìm trong chuỗi lắp ghép miên man của tự sự. “Thay vì miêu tả hành động ném một hòn đá xuống mặt nƣớc với cƣờng độ nhƣ thế nào, ai là ngƣời ném và vì sao lại ném thì nhà văn lại đặc biệt chú ý đến những chuỗi sóng lan tỏa không dứt ngay cả khi hòn đá kia đã nằm yên dƣới đáy nƣớc tự rất lâu rồi”.
Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phƣơng là tập hợp những phân đoạn văn bản và phân mảnh tâm trạng. Từ Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng đến Thoạt kỳ thủy, Ngồi nhà văn thƣờng xuyên đặt cạnh nhau những mảng số phận khác nhau hay những đoạn đời khác nhau của nhân vật. Cốt truyện bị tháo gỡ, xáo trộn lung tung, lỏng lẻo, mơ hồ, co giãn, khó nắm bắt. Cốt truyện phân mảnh hoàn toàn, ngay cả trong những đoạn đối thoại của các nhân vật cũng không có gì liên kết với nhau:
“- Cắn công cống thích lắm ! - Bố anh còn gặm chén không? - Mắt chó vàng như trăng! - Em về đây!
Tính nuốt nước bọt:
- Dạo ấy nhà em cháy to nhỉ?”
(Thoạt kỳ thuỷ, trang 36, hội thoại giữa Tính và Hiền – hai ngƣời sắp lấy nhau).
Hay lại có những đoạn đối thoại nghe tƣởng chừng vô nghĩa” trong
- Tao đồ rằng nắng màu xanh. Thanh niên gầy gò cất giọng khô mốc, ngả đầu ra sau vẻ phớt đời.
- Bao giờ nó cũng tím.
- Kiến thức chỉ có ở những kẻ học hành" [59;87]
Rõ ràng, mối liên hệ giữa các nhân vật ngày càng trở nên lỏng lẻo trong một thế giới rời rã, phân mảng, biệt lập. Đó là một tập hợp của những khối cô đơn bên cạnh nhau, họ hoàn toàn chƣa thông hiểu nhau và chƣa thông hiểu chính mình.
Hiện tƣợng phân rã cốt truyện không phải là đặc điểm riêng trong sáng tác của Nguyễn Bình Phƣơng, mà còn là đặc trƣng tiểu thuyết Mạc Can, Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tƣ, Thuận…. Cốt truyện phân rã trƣớc hết nhằm phá hủy mô hình cốt truyện truyền thống, tiến hành phản ánh và nhận thức cuộc sống theo tinh thần phân mảnh. Đây là một thủ pháp đổi mới kĩ thuật tự sự hƣớng đến tái hiện hiện thực đời sống, thiết lập mô hình tiểu thuyết mới. Mục tiêu trƣớc hết của các nhà văn là nhằm phá hủy cốt truyện truyền thống, tiến hành biểu hiện và nhận thức thế giới theo tinh thần phân mảnh, và sự liên kết bề sâu của các phân mảnh đó tạo ra đƣợc một ý tƣởng nhất quán nào đó về thế giới; thứ hai, tự nó mang ý nghĩa biểu đạt sự phân rã, đổ vỡ của hiện thực đời sống đƣơng thời. Cách biểu đạt theo tinh thần phân mảnh này (cả bề mặt văn bản, cả nội dung bên trong) là cả một cố gắng của nghệ thuật tự sự nhằm thể hiện cho đƣợc những bất ổn, lo âu trong đáy sâu tâm thức con ngƣời đƣơng đại.