Thế giới vô thức và nỗi ám ảnh sợ hãi của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (Trang 73 - 81)

3.1 YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

3.1.2 Thế giới vô thức và nỗi ám ảnh sợ hãi của nhân vật

3.1.2.1 Kiểu nhân vật điên không phải còn mới trong văn học. Họ hiện lên gián tiếp qua sự miêu tả khách quan của tác giả và đặc biệt thƣờng

biểu lộ mình qua những biểu hiện bên ngoài. Nhìn chung các nhân vật điên trong văn học thƣờng là công cụ phát ngôn cho tƣ tƣởng của nhà văn.

Thoát khỏi những quan niệm coi điên nhƣ một trạng thái bệnh lý, Nguyễn Bình Phƣơng coi điên là trạng thái vô thức của con ngƣời để từ đó đi sâu hơn vào thế giới bên trong mờ tối bí ẩn của mỗi cá thể con ngƣời. Hầu nhƣ ở tác phẩm nào của anh cũng có những nhân vật này. Ở Vào cõi

đó là Đông điên và những nhân vật không bình thƣờng nhƣ “hắn”, Tuấn. Ở

Trí nhớ suy tàn là hai anh em ngƣời điên canh cây điệp vàng, trong Những đứa trẻ chết già cũng là Đông điên là mụ Quản hâm và nhiều nhân vật không bình thƣờng khác. Người đi vắng có Cƣơng sau khi Hoàn hôn mê một thời gian Cƣơng bỗng hóa điên luôn thì thầm với những con ngựa, trong Ngồi là một ngƣời đàn ông điên đƣợc Khẩn chú ý quan sát nhiều lần, là Trƣơng và đặc biệt trong Thoạt kỳ thủy thì có cả một làng những ngƣời điên, có Tính, Hƣng, ông Phùng những nhân vật đầy bất thƣờng. Trƣờng ca

Khách của trần gian nhân vật bà điên, thằng bạn điên cũng đƣợc tác giả nhắc tới khá nhiều lần. Thoạt kỳ Thủy nhân vật chủ yếu là những con bệnh tâm thần : “Linh Sơn có nhiều người điên, họ tụ tập ở các cột cây số múa hát í a” [60;16].Có những ngƣời điên sau chiến tranh nhƣ Hƣng, có kẻ gần nhƣ mất trí vì rƣợu nhƣ ông Phƣớc và nhiều kẻ điên bẩm sinh nhƣ Tính. Thế giới những ngƣời điên đƣợc nhà văn khai thác nhìn từ bên trong bằng kinh nghiệm của chính ngƣời điên:

Lão điên:

- Mưa xiên khoai Cô gái thổ điên:

- Một sọt bã mía không về thì thôi. Con ơi, ăn bánh. Mẹ thồ trên lưng đây này.

- Nheo nhẻo nhèo nheo Mụ điên:

- Chạm vào cỏ trắng… có con chim nâu trong cái nụ hoa nâu… Thằng điên mới:

- Cù nách Tính

- Sư chúng mày chọc tiết hết. Sư chúng mày.

Giấc mơ là một biểu hiện của đời sống tâm linh vô thức, nó nằm ngoài sự kiểm soát của lý trí, nó đƣợc biểu hiện bằng những khả năng, năng lực nhân tính thiêng liêng của con ngƣời. Việc đi sâu vào khai thác giấc mơ của con ngƣời là phƣơng tiện nghệ thuật độc đáo qua đó nhà văn thể hiện một quan niệm mới hơn sâu sắc hơn về con ngƣời (Lê Nguyên Long , Về khái niệm cái kì ảo và văn học kì ảo trong nghiên cứu văn học, TCVH 9/2004)

3.1.2.2 Để khám phá thế giới vô thức của nhân vật Nguyễn Bình Phương sử dụng giấc mơ như một phương tiện đi đến tầng sâu nhất của con người.

Văn học truyền thống, đặc biệt văn học Việt Nam, ít quan tâm đến các giấc mộng. Nếu có, chúng thƣờng chỉ đƣợc trình bày nhƣ sự trao đổi giữa con ngƣời với thế giới siêu nhiên, từ đó dẫn đến những điềm báo, những lời tiên tri. Trong rất nhiều tiểu thuyết đƣơng đại, motip giấc mơ là một motip khá quen thuộc và có hiệu quả cao trong việc thể hiện cái kì ảo cũng nhƣ mở ra một không gian khác. Những giấc mơ, những cơn mộng mị, mê sảng…trở thành một “chiếc cầu nối” đƣa ta vào cõi hoang vu nhất, sâu kín nhất của tâm hồn nhân vật. Ở đó chúng ta thấy đƣợc những mơ ƣớc thầm kín, những nỗi sợ hãi dày vò, những bí mật đen tối, hay những niềm hy vọng và tuyệt vọng không thể giãi bày, những vùng ký ức không thể nguôi ngoai.

Trong hầu hết các tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng, tác phẩm nào cũng có sự xuất hiện của giấc mơ, Bả giời 6 lần xuất hiện, Vào Cõi 10 lần

Người đi vắng 20 lần, Những đứa trẻ chết già 12 lần, Trí nhớ suy tàn 4 lần, Thoạt kỳ thủy 14 lần, Ngồi 25 lần. Nhân vật nào của Nguyễn Bình Phƣơng cũng ít nhất có một lần mơ (mơ không chỉ trong trạng thái ngủ), có khi lại còn là giấc mơ trong giấc mơ (Tính nằm mơ thấy Hiền đang mơ). Giấc mơ trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng có thể chia làm hai loại: giấc mơ báo mộng và giấc mơ mở ra thế giới vô thức giải mã ẩn ức của nhân vật. Người đi vắng cũng là thế giới của những giấc mơ. Hoàn rơi vào trạng thái hôn mê ngay ở đầu tác phẩm và rồi cả chiều dài còn lại Hoàn là người đi vắng sống trong những giấc mơ. Và chính trong những giấc mơ Hoàn gặp lại con mèo đã bỏ đi hoang, gặp lại chính mình hồi bé … làm hé lộ nhiều hơn về Hoàn. Bên cạnh đó là những giấc mơ của Thắng, của ông Khánh, của Kỷ, của Cƣơng, ông Điều … “Ngày thứ sáu cỏ tóc tiên lại rối lên (…) Giấc mơ nào của tôi cũng có hàng trăm con sông chảy chéo qua nhau (…) Nó chờ ông về những cỏ tóc tiên lại sợ đến phát điên lên” [58; 226]. Tất cả những giấc mơ đó vừa một phần phản ánh đời sống hàng ngày của họ vừa là một thế giới xa xăm đƣợc khai mở.

Thoạt kỳ thủy miêu tả rất nhiều giấc mơ của Tính và Hiền, Tính có sáu giấc mơ, Hiền có bốn giấc mơ, tất cả các giấc mơ này đều đƣợc có sự liệt kê một cách khách quan không bình luận trong phần phụ chú. Những gào thét, đập phá, đổ vỡ trong giấc mơ là những biểu hiện của tâm hồn đầy mặc cảm tội ác, hủy diệt, sự vô tình. Từ những cảnh bạo lực, từ cuộc sống với những ẩn ức từ nhỏ về một ngƣời cha nát rƣợu, đã chuyển vào giấc mơ của Tính. “Bị dắt đi, dắt đi, dắt đi… Cây sợ run bằn bật. Nhiều trăng lắm nhé, mẹ nhé. Thích nhỉ, mẹ nhỉ. Hiền đặt bóng vào tường. Tường cắn chặt bóng Hiền không thả ra…” [60;69]. Ngay cả Hiền một ngƣời con gái hiền lành mộc mạc cũng bị ám ảnh bởi lối sống ma quái quanh mình nên những

giấc mơ của cô cũng ma quái không kém Tính. Nó cũng cho thấy khao khát nhục dục của nhân vật. “Bãi Nghiền Sàng trôi nghiêng nghiên. Nhiều người lạ mặt đứng đợi cùng Hiền. Không ai nói gì. Trong sương thấp thoáng một cái tai cưỡi trên lưng trâu thong thả đi. Cái tai trong suốt. Hiền thấy cái tai ngoảnh về phía mình. Sợ chạy về. Vấp ngã. Tỉnh dậy” [60;167]

Nguyễn Bình Phƣơng tiếp tục khai thác môtip giấc mơ trong Ngồi.

Khẩn là ngƣời mơ nhiều nhất (15 lần). Tất cả những giấc mơ ấy của Khẩn thuộc về vô thức nhƣng lại có sự hiển linh nào đó ra thế giới hiện thực khiến cho câu chuyện trở nên kì ảo. Hầu nhƣ mọi sự việc đều đƣợc báo trƣớc qua những giấc mơ của Khẩn nhƣ lần xem bói chén ra chữ Niểu, Khẩn đã mơ thấy chữ Niểu trong trận huyền đồ của ông già kỳ cục. Trƣớc cái chết của bà Nhung, Khẩn mơ thấy “Một bà già áo quần nhàu nát, chân đất, tóc xõa, khuôn mặt lờ mờ lạnh ngắt với cái miệng hé ra vì ngậm một chiếc đũa nằm ngang (…) Khẩn tập trung ánh mắt vào đó rồi nhận mặt bà già vàng như nghệ. Một xác chết. Khẩn kinh hoàng ngoắt người bỏ chạy thục mạng cho tới khi rơi hẫng xuống vực thẳm và bừng tỉnh”. Cùng với dạng giấc mở báo mộng nhƣ vậy. Những giấc mơ bất thƣờng về Kim, thƣờng hiện lên qua những hình ảnh chắp nối, những đối thoại không đầu không cuối lại mở ra thế giới bên trong con ngƣời Khẩn với ký ức đẹp đẽ và trong trẻo; đồng thời cũng là biểu tƣợng cho “phần tốt đẹp, thánh thiện” mà Khẩn luôn khao khát hƣớng tới giữa cuộc mƣu sinh xô bồ, khắc nghiệt. Bên cạnh những giấc mơ của Khẩn. Trong Ngồi gần nhƣ nhân vật nào cũng có những giấc mơ của mình, từ những nhân vật trung tâm của tác phẩm cho đến một ngƣời phụ nữ có con chết trong chiến tranh mà Hoàng Lân kể lại hay Nhung mơ thấy một con đƣờng mà cô tin con đƣờng bố cô đang đi để trở về. Thúy ngủ mơ thấy mình có những chiếc cúc áo rất lạ và khi tỉnh dậy trong tay cô đã có 6 chiếc cúc. Minh mơ mình có một mảnh vải tuyệt đẹp nhƣng khi cô mặc chiếc áo cắt từ mảnh vải ấy thì cô biến mất, rồi mảnh vải

xuất hiện đột ngột trong nhà cô. Xuân bạn của Minh mơ cắt cho Minh một chiếc áo nhƣng không có loại cúc nào phù hợp. Vậy giấc mơ của Thúy, Mình và Xuân có gì liên quan đến nhau? Trong đời sống cả Minh và Thúy đều không thực sự hạnh phúc đều thiếu hụt họ chỉ có một phần của chiếc áo dù rất đẹp. Thế giới vô thức của họ nhƣ có sự đồng cảm, một sợi dây liên hệ với nhau. Hay bố mẹ Quân mơ cùng một giấc mơ về Quân trong khi anh ta đang biến mất không tin tức nhƣ một linh tính mách bảo.. Tất cả những giấc mơ ấy thuộc về vô thức nhƣng lại có một sự hiển linh nào đó ra thế giới hiện thực khiến câu chuyện trở nên kì ảo.

Cùng với nhân vật ngƣời điên, giấc mộng mở rộng không gian đƣa ngƣời đọc đi sâu hơn vào một thế giới không dễ dàng nhìn đƣợc trực diện. Thông qua yếu tố kỳ ảo trong giấc mơ, tác giả muốn thể hiện một thế giới bên trong nhiều biến loạn của nhân vật.

3.1.2.3 Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương đều có nỗi sợ hãi, ám ảnh vô thức. Con ngƣời luôn cố gắng thể hiện mình là loại động vật cao cấp nhất, hùng mạnh nhất. Nhƣng thực chất trong thế giới của mình con ngƣời chƣa bao giờ hoàn toàn làm chủ. Và ở đó vẫn có những nỗi sợ hãi mơ hồ bám theo con ngƣời. Nỗi sợ hãi này có thể là do sự khiếp sợ trƣớc sức mạnh của tự nhiên trƣớc những điều siêu nhiên mà con ngƣời chƣa nhận thức đƣợc hết. Những nỗi sợ cũng có thể đến từ chính con ngƣời. Khi chúng ta còn tồn tại trong thế giới cả vô thức lẫn hữu thức con ngƣời luôn chịu sự tác động của những quy luật tự nhiên và xã hội. Quả báo lời nguyền, trả thù… những nỗi ám ảnh đó luôn lẩn khuất trong tâm linh mỗi cá thể và chúng đôi lúc đầy kì ảo chi phối đến chúng ta. Đó chính là nỗi ám ảnh của nhiều nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng. Nhân vật hắn trong Vào Cõi vì đã trót giết một ngƣời ăn trộm ở chợ mà cả đời anh ta luôn bị chìm trong một nỗi ám ảnh về ngƣời đã chết. Mái tóc nhuốm máu thành màu mận chín đã bám lấy trí nhớ của hắn để rồi

nhìn đâu hắn cũng thấy màu mận chín đó, dù là giọng hắn cũng là giọng nói màu mận chín. Rồi nhƣ một lực hút vô hình hắn không thể không bị kéo đến chỗ đã xảy ra vụ giết ngƣời năm xƣa đặc biệt khi gặp Vọng con của ngƣời hắn đã giết nhƣ bị hút chặt về phía anh ta. Ngoài nỗi sợ hãi nhân vật đôi khi mang những nỗi ám ảnh kì lạ. Trong tiểu thuyết Người đi vắng,

Thắng luôn thấy bên cạnh mình bóng một ngƣời và luôn nghe thấy tiếng gọi “Thắng ơi” của một ngƣời bạn chiến đấu cũ đã hi sinh. Hoàn với ám ảnh về những cuộc làm tình với chồng và với tình nhân. Cƣơng với ám ảnh về bụi cậm cam một thủa ấu thơ trong sáng và vụ tai nạn của Hoàn… Kỷ mắc chứng tự kỷ ám thị. Yến nghiện mùi cồn. Sơn bị ám ảnh bởi bộ dàn compắc. Hà mặc cảm nhà quê. Chung mang ám ảnh bị thiến. Ám ảnh của nhân vật Ông trong Những đứa trẻ chết già là quá khứ với những câu chuyện kỳ lạ diễn ra trong ngôi làng xa xôi….Tính (Thoạt kỳ thủy) bị ám ảnh bởi ánh trăng, luôn luôn bị ánh trăng truy đuổi, “em” (Trí nhớ suy tàn) bị ám ảnh bởi cây điệp vàng và ngƣời đàn bà mặc áo vàng trong tƣởng tƣợng, Khẩn (Ngồi) bị ám ảnh bởi Kim và chữ Niểu, trận huyền đồ của ông già trong mơ Thúy luôn bị án ảnh bởi khuôn mặt Quân. Nhung bị ám ảnh về bố mất tích trong chiến tranh. Minh bị ám ảnh bởi chiếc áo.….Nỗi sợ của vô thức nhƣ Chung, nỗi sợ của kẻ có tội nhƣ hắn, Tuấn, nỗi sợ về tâm linh nhƣ Kỷ, nỗi sợ trƣớc thế giới vô hình nhƣ Thúy, Liên… Tất cả những nỗi sợ ấy đa phần đều đƣợc thể hiện qua những chi tiết kì ảo. Ví dụ nhƣ hắn luôn nhìn thấy một cái bóng ẩn khuất trƣớc cửa bách hóa ở chợ luôn bị ai kéo đến đó, Kỷ khi đào móng nhà thì thấy một khối bùng nhùng nhƣ ngƣời còn nóng hổi rồi tự nhiên cái móng biến mất khung nhà cũ lại hiện lên, tiếng nói mà Chung nghe thấy vô hình nhƣng không phải chỉ là ảo giác của Chung mà cả Thắng và Hà cùng làm việc với Chung cũng nghe thấy. Ngƣời đọc không biết trong cánh tủ của anh ta là những gì? Những lá thƣ lạnh lẽo anh ta nhận là do ai gửi nhƣng chúng ta có thể cảm nhận đƣợc

không khí kì ảo từ cái mắt bùa mà Chung dán vào tủ, từ chi tiết ông Huỳnh sau khi nhìn thấy cái gì đó từ tủ của Chung thì phải vào viện. Tại sao Chung lại nghe thấy tiếng rao thiến lợn ấy? Nó phát ra từ đâu? Những bí ẩn quanh Chung và các nhân vật khác luôn đƣợc bỏ lửng nhƣ vậy. Cho nên có thể thấy rằng nỗi sợ hãi này mang màu sắc kì ảo. Thực chất chính những chi tiết kì ảo mới làm cho nỗi sợ hãi của nhân vật trở nên ám ảnh và tâm linh hơn.

Nguyễn Bình Phƣơng không “kể lại” những ám ảnh của nhân vật, anh chỉ tập trung mô tả trạng thái tâm lý của con ngƣời trƣớc những ám ảnh mà họ phải chịu đựng. Nguyễn Bình Phƣơng không bao giờ đi đến tận cùng lý giải vì sao nhân vật lại có những ám ảnh đó, bởi anh muốn nhắc nhở ngƣời đọc về một thế giới không hoàn thiện. Dƣờng nhƣ những nỗi ám ảnh không lý giải đƣợc thể hiện sự bất lực của con ngƣời trƣớc một thế giới tự nhiên bao la huyền bí. Và cũng chính ở đây nhà văn muốn chỉ rõ những phần tối, phần mền yếu của con ngƣời. Trong nỗi sợ hãi đó, con ngƣời thừa nhận tồn tại ngoài mình, ngoài những hiện thực mình nhìn thấy là một thế giới khác con ngƣời chƣa phải đã chế ngự đƣợc.

Họ hành động trong một thế giới của vô thức không dễ cắt nghĩa và lí giải. Bởi trên thực tế tác giả cũng hoàn toàn không có ý định giải đáp cho nó. Tất cả vẫn đang ở trạng thái kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống. Tuy nhiên nhƣ đã nói ở trên Nguyễn Bình Phƣơng nhắc nhở ngƣời đọc về một thế giới không hoàn thiện. Nó thể hiện một tấm lòng của nhà văn với cuộc sống một sự trăn trở sâu sắc về mỗi kiếp sống Nỗi sợ hãi trong mỗi con ngƣời đã trở thành một motip quen thuộc trong văn học kì ảo thế giới. Dƣờng nhƣ những nỗi ám ảnh không lí giải đƣợc thể hiện sâu sắc nhất sự bất lực của con ngƣời trƣớc một thế giới bao la huyền bí…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)