Kết cấu đồng hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (Trang 52 - 57)

2.2. TÍNH XOẮN KÉP

2.2.2 Kết cấu đồng hiện

Nguyễn Bình Phƣơng từng tâm sự: “Tôi quan niệm đồng hiện viết là chứng kiến sự tồn tại cùng một lúc của tất cả mọi vật”, “Theo tôi, quá khứ, hiện tại và tƣơng lai cũng là một. Nó cùng tồn tại vào một thời điểm. Nếu anh căng các giác quan của anh ra, anh sẽ thấy cả tƣơng lai lẫn quá khứ và cả hiện tại vây quanh anh, xâm nhập vào anh và chính là bản thân anh. Sự bất tử của thế giới, theo ý nghĩa tinh thần vào anh chính là bản thân anh. Sự bất tử của thế giới, theo ý nghĩa tinh thần, chính là sự hòa trộn đó, chứ không phải là sự chia tách nào cả”. Đồng hiện trong tiểu thuyết của anh, không chỉ dừng lại ở hƣớng đi truyền thống, là sự phá vỡ thời gian hiện thực, sự cùng chung sống của quá khứ, hiện tại và tƣơng lai trong tâm tƣởng nhân vật mà đã mở rộng hơn, nhƣ anh quan niệm, là “sự tồn tại cùng một lúc của tất cả mọi vật”. Ở tiểu thuyết của anh có sự đồng hiện của thời gian tuyến tính và thời gian phi tuyến tính, của cõi âm và cõi dƣơng, của ý thức và vô thức.

2.2.2.1 Đồng hiện của thời gian tuyến tính và phi tuyến tính. Câu chuyện về thời gian của cuộc đời con cú và cuộc đời Tính (Thoạt kỳ thủy) là một minh chứng cho sự đồng hiện của thời gian tuyến tính và phi tuyến tính. Cuộc đời con cú kéo dài trong 45 phút, diễn ra từ khi nó bị nén đá đến lúc nó bay lên: “mƣời một giờ mƣời lăm… con cú giật mình rơi từ vòm lá sung xuống” - “mƣời hai giờ… con cú bay, chẳng cần tới phƣơng nào”. Quãng thời gian ngắn ngủi của cuộc đời con cú đƣợc lồng ghép vào một số thời điểm trong cuộc đời Tính, tƣơng ứng với cả cuộc đời sinh thành và

hủy diệt của một ngôi làng. Bốn mƣơi lăm phút chồng lên hai mƣơi năm mối quan hệ vốn chẳng có gì liên quan đến nhau trong Thoạt kỳ Thủy tạo ra sự dồn nén, vừa bị kéo căng, cuộc sống con ngƣời bị đẩy lùi ra xa, đƣợc đặt tƣơng ứng với khoảnh khắc để thấy cái hữu hạn của cuộc đời, gây cảm giác xa lạ về thế giới. Phải chăng đó là một dấu hiệu cảm quan hậu hiện đại trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phƣơng.

Kết cấu tiểu thuyết Trí nhớ suy tàn dựa trên sự độc thoại nội tâm của nhân vật. Tác phẩm gồm hai mặt: thời gian cốt truyện đƣợc xác định từ thời điểm “Chẳng mấy tháng nữa sẽ tròn 26 tuổi” của cô gái, kết thúc khi vừa qua sinh nhật. Thời gian đó đƣợc kéo dài ra mênh mông bởi quá khứ luôn bất chợt thức dậy trong trí nhớ của cô gái một cách lộn xộn, đứt gẫy nhảy cóc, từ những kỉ niệm với ngƣời tình cũ đến việc “cây ổi trước nhà gãy vào năm mươi hay mười hai gì đó” đến “ngày bé lạc trong khu phố cổ”

rồi lại quay về thời sinh viên “náo loạn và không biết mệt”. Quá khứ hiện tại và tƣơng lại trở nên nhòe nhợt, mơ hồ và trở nên phi thời gian.

Giấc mơ mở ra chiều khác cho không gian và thời gian mà nhân vật đang sống theo chiều sâu. Tiêu biểu có thể kể tới Ngồi, Thoạt kỳ thủy

Người đi vắng. Khẩn (Ngồi ) tồn tại trong hai thế giới một là cuộc sống thực tại hàng ngày hai là cõi mộng về Kim. Thời gian tiểu thuyết chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, có lẽ vài tháng của cuộc đời nhân vật nhƣng những giấc mơ khiến thời gian trở nên hỗn loạn từ thời xa xƣa của quá khứ xa. Những sự kiện của huyền thoại cổ xƣa đƣợc đặt bên cạnh những sự kiện đang diễn ra trong thực tại, tác động vào những diễn biến của thực tại khiến cho thời gian tuyến tính bị phá hủy.

2.2.2.2 Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương còn có sự đồng hiện của cõi âm và cõi dương. Ở Người đi vắng và đặc biệt là Những đứa trẻ

chết già Nguyễn Bình Phƣơng chọn không gian tiểu thuyết là mảnh đất thái Nguyên. Vẫn bầu trời mảnh đất Thái Nguyên còn có một hiện thực khác: “Không khí ảm đạm và lưu cữu. Hoàng hôn trung du bao giờ cũng rề rà mệt mỏi. Những quả đồi chậm chậm lùi lại, chầm chậm xuất hiện. Đôi chỗ, chè hoang mọc xanh đâm lên tận chop đồi. Hương chè nhả ra chát đặc .

Nguyễn Bình Phƣơng đã chồng lên đó bao nhiêu khái niệm thời gian, làm sống lại tất cả mọi yếu tố: dĩ vãng hiện tại và tƣơng lai, tiền kiếp hậu kiếp. Trong Những đứa trẻ chết già, đồng hiện thời gian của một chuyến xe, gầm gừ hai tiếng “vắt, diệt”, và thời gian của biết bao sự kiện của gia đình lão Liêm trải qua ba thế hệ (Cụ Trƣờng hấp, lão Liêm và Hải). Ở đây trục thời gian của hai cốt truyện đồng hiện với nhau. Đó phải chăng là sự tiếp nối hay sự song hành? Ở Người đi vắng thời gian chồng chéo lên nhau nhiều chuyện, nhiều sự kiện, từ chuyện của thế kỉ XII, thế kỉ XV đầu thế kỉ XX và cuối thế kỉ XX cùng đồng hiện. Bên cạnh những mạch truyện chính đan xen sự xuất hiện của những hồn ma, những cuộc nói chuyện của những vật vô tri nhƣ đám mây, dòng sông, cái chân, cái thai dế … là hai chiều âm dƣơng của cùng một không gian truyện. Thực tế cả những bóng ma và con ngƣời đều tồn tại trong không gian chung của Linh Nham. Nguyễn Bình Phƣơng không miêu tả một cõi sống khác cho ma mà dƣờng nhƣ cả âm và dƣơng đều chung nhau một mảnh đất nhiều đau thƣơng bí ẩn nhƣng khi chân mình không còn chạm đất ấy thì cái chết cũng đến. Bãi tha ma Linh Nham chính là một chiều khác của không gian. Ngƣời ở cõi dƣơng dƣờng nhƣ chỉ cảm nhận đƣợc một mối quan hệ mơ hồ nào đó những ngƣời ở cõi âm, ở bãi tha ma lại nhìn thấy rõ mối quan hệ với con ngƣời. Đan xen với cuộc sống của gia đình cụ Điển là một cuộc sống khác với một mối dây liên hệ mang tính tâm linh huyền ảo. Trong Bả giời thế giới âm dƣơng đƣợc biểu hiện qua những đoạn văn in nghiêng không xác định ngƣời nói hay nó chính là câu chuyện rì rầm của đất của quá khứ, của những linh hồn. Tính

đồng hiện của cõi âm và cõi dƣơng tạo nên một không gian nhƣ mang trong nó sức nặng của cả quá khứ, của cả những hình hài vô hình. Kiểu không gian này có thể gọi là dạng không gian tâm linh đa chiều âm dương.

2.2.2.3 Bên cạnh đó ta còn thấy có sự đồng hiện của cõi vô thức và hữu thức. Trong các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phƣơng Thoạt kỳ thủy là nơi mà cuộc giao tranh giữa ý thức và vô thức. Cùng song hành với cuộc sống hữu thức của ngôi làng Linh nham, là thế giới vô thức của nhân vật. Thông qua ngôn ngữ của những ngƣời điên, của những giấc mơ, một thế giới vô thức hiện ra mặc dù hỗn loạn nhƣng một phần nào đó nó phản ánh đời sống thực. Và trong chừng mực nào đó vô thức lại là chìa khóa hé mở thể giới hữu thức. Ta có thể thấy điều này qua những lời câm của nhân vật Tính thấy đƣợc những ẩn ức sâu xa trong con ngƣời Tính. Ta thấy một nỗi sợ hãi ám ảnh khi Tính lẩm bẩm: “Mắt chó vàng như trăng”; nỗi cô đơn “Nó đấy. Lạnh. Lạnh lắm mẹ ạ”; sự mong ƣớc “Hiền bỏ đi. Trăng đen, không đến” và nhu cầu nhục dục “Đập, Hiền cứ nát ra, vỡ ra, kêu rên khoái trá .. Hiền có bả vai tròn. Tròn sáng quắc”. Hay trong Ngồi sự đồng hiện giữa vô thức và hữu thức luôn gần nhƣ không có ranh giới phân chia rõ ràng mà xuất hiện đan xen đột ngột, đôi khi Khẩn chìm vào giấc mơ ngay cả khi không ngủ, mọi lúc mọi nơi. Nỗi ám ảnh về ông thiến lợn của Chung, sự mặc cảm về thân phận nhà quê của Hà, cùng với những tƣởng tƣợng trong vô thức thƣờng trực và là một phần của cuộc đời của họ. Ở Trí nhớ suy tàn ý thức và cái không ý thức đƣợc luôn là hai trạng thái thƣờng trực. Cuộc sống hiện tại với những mối quan hệ của mình, cô ý thức đƣợc sự tẻ nhạt vô vị và mong muốn thoát khỏi nó nên cô muốn ra đi. Nhƣng bên cạnh đó cô gái còn có một cuộc sống khác của tiềm thức của quá khứ, những ám ảnh mà chính bản thân cô cũng không lý giải đƣợc. Khẩn trong

khác nhau: một lay lắt, trì trệ và mờ tối với cuộc mƣu sinh trần tục hiện thời; một trong sáng, thanh thoát và thánh thiện với những giấc mơ về mối tình đầu trong tiềm thức. Hai “con ngƣời” ấy, lúc xen kẽ, lúc đồng hành, lúc rƣợt đuổi lẫn nhau, làm nên một diện mạo nhân vật thật khó định hình và cắt nghĩa: “Khẩn nói dối đi ăn ốc luộc vừa mới về. Thuý hỏi, có ai gọi điện không? Khẩn đáp, không… Gần sáng Khẩn rơi vào trạng thái lơ mơ. Như mọi lần cành bạch đàn lại chìa ra tựa như một bàn tay nhỏ non nớt thân thiện để Khẩn nắm. Khi chạm vào cành bạch đàn thì giấc ngủ biến mất còn lại một không gian dịu dàng để Kim than phiền về cuộc đời” [57;37]; hay: “Mình đã mơ thấy mình đội nước đi lên, cao to lực lưỡng với đôi mắt rực lửa, cái miệng mở rộng, mái tóc xõa xuống vai, sau mỗi bước đi của mình, nước bắn cao hàng chục mét. Lúc tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ đó mình láng máng rằng mình thực sự còn là một cái gì nữa chứ không phải chỉ là thế này. Bỗng nhiên Khẩn lồng xuống tầng dưới gõ cửa phòng giám đốc” [57;243] Nhƣ vậy ý thức không phải lúc nào cũng ở vị trí chủ đạo, tiềm thức/ vô thức có lúc chiếm thế thắng và điều khiển hành vi của con ngƣời cũng nhƣ mạch chảy của tự sự.

Đồng hiện không phải là một thủ pháp quá mới mẻ. Nhƣng với Nguyễn Bình Phƣơng anh không chỉ đồng hiện quá khứ với hiện tại, anh tạo nên sự đồng hiện kiếp trƣớc với kiếp này, cõi âm với cõi dƣơng, cõi hữu thức và vô thức, ở đó thời gian có ý nghĩa kỳ ảo. Cuộc sống không chỉ là một thứ hiện thực trôi nổi trên bề mặt, cuộc sống còn là những gì khác không thể gọi thành tên, không thể cất nên lời, còn là những gì chƣa thể lý giải ẩn sâu dƣới tầng tầng lớp lớp những sự kiện, biến cố.

Nhƣ vậy, bằng lối “xoắn kép mạch truyện”, và kết cấu đồng hiện tác giả đang nỗ lực tạo ra một cảm quan đa chiều, một kiến giải phức hợp về

cuộc sống thông qua những hình thức mới mẻ của thể loại. Cũng từ mạch truyện xoắn kép này ta thấy một hƣớng đi mới cho khâu sáng tác và tiếp nhận văn bản tiểu thuyết đƣơng đại. Theo đó, ngƣời đọc giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc khám phá, bóc tách các lớp nghĩa của tác phẩm, là ngƣời đồng sáng tạo với nhà văn. Rõ ràng cấu trúc xoắn kép là một trong những thể nghiệm đáng đƣợc ghi nhận của nhà văn trong cuộc hành trình cách tân văn chƣơng, cách tân thể loại tiểu thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)